01 March, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Trong khi chúng ta thường đổ lỗi cho món tráng miệng thì thực tế có rất nhiều thực phẩm ngọt có hương vị thơm ngọt và cả những yếu tố tâm lý, tinh thần và cảm xúc mỗi khi "lên cơn" thèm đồ ngọt. Do đó hãy xem xét những điều sau và thử thay đổi theo tư vấn của chuyên gia.
Nếu trong ngăn bàn bạn luôn có gói bánh thì hẳn bạn là người hảo ngọt. Tại Mỹ, hầu hết nam giới đều ăn lượng đường cao gấp đôi so với khuyến nghị.
1. Nội tiết tố của cơ thể "thèm" đồ ngọt
“Khi chúng ta đói, những hoóc môn được tiết ra bởi dạ dày, ruột như glucagon, như peptide, ghrelin, và insulin sẽ gửi tín hiệu đến khu vực não bộ đang kiểm soát cơn đói, sự thèm ăn và giác no đủ sau bữa ăn sẽ kích thích bạn đi tìm kiếm nguồn năng lượng cho cơ thể từ thực phẩm”, Michael Russo, bác sĩ phẫu thuật chung và phẫu thuật béo phì, TT Y tế Orange Coast Memorial nói.
Các loại đường như glucose và fructose giống như nhiên liệu có thể “cháy” rất nhanh để cung cấp năng lượng cho cơ thể ngay lập tức. Nếu bạn ăn quá nhiều đường, bạn sẽ trở nên nhanh chóng quen với tình trạng “cao trào” năng lượng này và luôn muốn nhiều hơn, nhiều hơn nữa.
Thay đổi: Hãy lên thực đơn bữa chính và bữa phụ với các nguồn thực phẩm tiêu hóa chậm như các loại đạm. “Việc ăn đồ ngọt chẳng khác gì ném tờ giấy báo vào lửa, còn protein giống như một khúc gỗ”, TS Russo nói. "Nội tiết tố trong cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến não, giúp bạn cảm thấy thỏa mãn với số lượng và loại thực phẩm bạn ăn. Điều này sẽ giúp giảm cảm giác thèm những thực phẩm ngọt có khả năng tạo sự “bùng nổ” nhanh".
2. Não được thiết lập sử dụng glucose như nhiên liệu
Theo BS Craig Koniver, TT Y tế Primary Plus Organic, 95% nhiên liệu của não là glucose, chỉ có 5% là glutamine, một loại axit amino. Bạn có thể sẽ thèm đường bởi não bị sụt giảm lượng glucose, tạo vòng sinh học đòi thêm nhiều đường nữa.
Thay đổi: Chúng ta có thể “đánh lừa” não bằng cách ăn glutamin thay vì ăn thứ gì đó có vị ngọt, BS. Koniver khuyến nghị nên uống 1 viên glutamin 500-milligram. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lần đầu tiên.
3. Biến đồ ngọt thành “cứu cánh”
Có bao giờ bạn nghĩ rằng một thanh sô cô la sẽ làm bạn quên đi những rắc rối? "Các loại đồ ngọt sẽ tạo ra phản ứng hưởng thụ ở vùng dưới đồi vốn có nhiệm vụ kích hoạt dopamine, giúp xoa dịu cảm xúc nhanh chóng", TS. Barry Sears, Chủ tịch Quỹ nghiên cứu kháng viêm nói. “Rượu và thuốc gây nghiện cũng thường kích thích tăng tiết dopamin theo cùng 1 cơ chế, đó là lý do tại sao người ta nghiện chúng".
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các tình nguyện viên khi tham gia ngẫu nhiên vào 1 trải nghiệm đau đớn và nếu chọn bánh phô mai sẽ không còn có cảm giác này, khác với những người cùng trải nghiệm nhưng chọn đồ ăn không có đường.
Thay đổi: Học cách ăn chủ động. Theo chuyên gia về dinh dưỡng và thể thao Dan DeFigio, cần viết kế hoạch ăn uống của ngày tiếp theo hay cả tuần ra giấy. Khi lên thực đơn như vậy, bạn sẽ có mục tiêu cụ thể, không bị cám dỗ bởi thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói mà phần nhiều trong số đó chứa đầy đường.
4. Có một tuổi thơ khắc nghiệt
Nếu lúc nhỏ đồ ngọt là một phần thưởng và bị cấm ăn khi mắc lỗi thì khi lớn lên bạn sẽ liên kết giữa “kẹo cấm” với niềm vui, chuyên gia tâm lý trị liệu Carla Marie Manly, nói, “Hơn thế, não bộ còn gắn đồ ngọt với sự thoải mái, nuôi dưỡng và tình yêu.
Thay đổi: Bắt đầu thay thế phần thưởng thực phẩm bằng những thứ lành mạnh như luyện tập. Cần chú ý là khi nào thấy thèm đường, nên đánh lạc hướng nó bằng 1 thứ khác. Ví dụ khi cảm thấy bất ổn, hãy xỏ chân vào giày chạy.
Trong 1 nghiên cứu của ĐH Bowling Green State, những người chạy bộ bất cứ khi nào họ thấy thích trong 15 phút sẽ giúp tăng cường cảm xúc. Và như một phần thưởng, họ còn thấy khó để ngừng không chạy nữa.
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Nhận diện bệnh qua triệu chứng đau bụng
Khi nào táo bón trở nên nguy hiểm?
Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?
5 bí quyết để khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày
Phòng bệnh Rubella khi mang thai
WHO: Vi rút cúm chết người biến đổi độc lực cao ở gia cầm
Đánh giá