30 November, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng tất cả chúng ta đều cần ngủ ít nhất 8 tiếng để phòng ngừa tổn thương vùng não trước, vốn chịu trách nhiệm về bộ nhớ. Một nghiên cứu của Bệnh viện ĐH Zurich mới đây còn cho thấy tất cả các bộ phận của bộ não đang phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nếu trẻ không được ngủ đủ.
Salome Kurth, GS Monique LeBourgeois tại ĐH Colorado Boulder và GS Sean Deoni tại ĐH Brown đã nghiên cứu ảnh hưởng của thiếu ngủ ở 13 trẻ trong độ tuổi từ 5-12 tuổi.
Trẻ được xây dựng mô hình giấc ngủ sâu qua 1 giấc ngủ đêm bình thường sau đó, vào 1 tối khác, trẻ sẽ được chơi và đọc sách để ngủ muộn hơn giờ đi ngủ bình thường.
Kết quả cho thấy, với những trẻ chỉ ngủ nửa giấc, hoạt động sóng não ở khu vực thùy đỉnh-thùy chẩm chậm hơn nhiều so với khi ngủ đủ. Đặc biệt, họ thấy có sự tổn thương đáng kể ở khu vực não sau - chịu trách nhiệm cho các hoạt động lập kế hoạch, định hướng không gian và sự chú ý.
Điều này chỉ rằng các mạch não ở khu vực này có thể đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu ngủ.
Salome Kurth cảnh báo rằng những ảnh hưởng này có thể không thấy ngay nhưng sẽ để lại hậu quả lâu dài.
Kurth giải thích: “Giấc ngủ có thể liên quan tới dây thần kinh não khi còn nhỏ, do vậy ảnh hưởng tới sự trưởng thành của não”.
Nhóm nghiên cứu cũng đánh giá xem giấc ngủ sâu tương quan như thế nào với hàm lượng myelin - nền tảng của sự phát triển não - một vi cấu trúc chất béo của chất trắng trong não bộ cho phép thông tin điện giữa các tế bào não truyền đi nhanh hơn.
Kurth cho biết: "Kết quả chỉ ra rằng mất ngủ ảnh hưởng đặc biệt lên một số khu vực của não và điều này tương quan với hàm lượng myelin của khu vực liền kề, càng nhiều myelin ở khu vực đặc biệt chứng tỏ người đó đang bị mất ngủ. Có thể hiệu ứng này chỉ là tạm thời và chỉ xuất hiện trong giai đoạn nhạy cảm khi não trải qua những thay đổi phát triển”.
Nghiên cứu này cho thấy ngủ đủ là cần thiết cho sự phát triển khu vực não sau của trẻ. Sau khi thức quá khuya, cả trẻ em và người lớn đều cần một giấc ngủ sâu để phục hồi. Giai đoạn phục hồi được đặc trưng bởi sự gia tăng mô hình điện được gọi là hoạt động sóng chậm, có thể được đo bằng kỹ thuật điện não đồ không xâm lấn.
Với một số lượng lớn các kênh điện cực được phân bố trên da đầu, phương pháp này cũng phát hiện các khu vực não có hoạt động sóng chậm hơn những khu vực khác.
Cần có thêm nghiên cứu trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào về ảnh hưởng của thiếu ngủ lên các quá trình phát triển não sớm về lâu dài. Còn hiện nay, những kết quả này chỉ ra rằng ngủ quá muộn có thể có ảnh hưởng khác nhau tới sự phát triển não của trẻ so với người lớn.
Nguồn Dailymail
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson
Vì sao trẻ dễ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh?
Trúng gió méo miệng nhưng nguy hiểm cho mắt
Vào mùa đông, đừng quên massage chân trước khi đi ngủ vì những lý do này
Những điều thú vị về buồng trứng mà chị em nào cũng nên biết
Đánh giá