Cúm hay cảm cúm là một loại bệnh truyền nhiễm, xảy ra do sự tấn công của virus đến các cơ quan hô hấp của bạn, bao gồm mũi, cổ họng, phổi. Phần lớn trường hợp cảm cúm có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể tiến triển nặng hơn và phát sinh biến chứng, từ đó dẫn đến tử vong.
Khi cảm cúm xảy ra, bạn có thể sẽ cảm thấy chán ăn, mất khẩu vị. Do đó, việc ăn ít trong khoảng thời gian này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cơ thể hao hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, bị cảm cúm nên ăn gì là điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần chú ý. Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn giải cảm và cung cấp đủ năng lượng, cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể.
Uống đủ nước là giải pháp đơn giản nhất. Tuy nhiên, việc bổ sung đồ uống có chứa chất điện giải hoặc uống nước dừa trong ngày sẽ đảm bảo việc bổ sung natri, kali cũng như lượng chất lỏng cơ thể cần. Một loại đồ uống có hương vị có thể hấp dẫn hơn là nước lọc và cũng có khả năng khuyến khích bạn uống nhiều hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên bạn không nên uống đồ uống có đường cho những người không tiêu tốn nhiều năng lượng trong khi làm việc - nhưng nếu bạn không thể ăn thực phẩm rắn như bình thường, đây lại là cách cung cấp calo cần thiết cho cơ thể.
Giữ nước là điều quan trọng nhất khi bạn bị cảm cúm, đặc biệt là nếu bạn đang sốt và đổ mồ hôi, hoặc bạn đang gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Từ lâu vitamin C đã được biết đến là hợp chất chống oxy mạnh. Đặc biệt, vitamin C còn giúp cơ thể tạo ra Interferon – một loại protein ngăn ngừa sự phát triển của virus gây bệnh. Thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C là cách tốt nhất để tăng sức đề kháng, thải độc cho cơ thể hiệu quả. Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả họ cam, quýt, chanh, bưởi…
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, đóng vai trò tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Khi sức khỏe của bạn không tốt, chẳng hạn như bạn đang bị cảm cúm, bổ sung vitamin C luôn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn giúp cơ thể giảm độc tính của thuốc, sau đó tự đào thải qua đường bài tiết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin C được hấp thụ từ thực phẩm sẽ hiệu quả hơn so với lượng vitamin C đến từ chất bổ sung. Việc dùng vitamin C đã được chứng minh tăng sức đề kháng cho cơ thể có bệnh nhiễm trùng để nâng cao thể trạng.
Tuy nhiên, việc có lây nhiễm bệnh hay không sẽ phụ thuộc vào chủng virus và đề kháng của cơ thể. Không phải dùng vitamin C sẽ không bị nhiễm bệnh. Vitamin C không phải là yếu tố 100% có thể phòng ngừa được bệnh. Phòng tránh bệnh cần lưu ý tránh phơi nhiễm với mầm bệnh: đeo khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc nơi đông người, ăn đồ chín. Khi ho, sốt, khó thở nên đi khám.
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin C trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa sau khi ăn no. Vì nếu sử dụng vào lúc đói, bạn dễ gặp phải tình trạng cồn ruột, xót dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng loại vitamin này vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khó vào giấc.
Bên cạnh đó, nếu là người đang bị sỏi tiết niệu, dị ứng với axit ascorbic, gặp vấn đề về thận, bạn sẽ không phải là đối tượng lý tưởng để dùng loại vitamin này. Nếu cần bổ sung, bạn nên tuân thủ tuyệt đối với liều lượng được bác sĩ chỉ định để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Biểu hiện nhiễm nấm Candida
Báo động tình trạng vô sinh ở vợ chồng trẻ
Sinh tố giúp cho "chuyện ấy” thêm mặn nồng
Những điều kỳ diệu âm nhạc mang lại cho sức khỏe
Đánh giá