NẾU CON LÀ NẠN NHÂN BLHĐ: SƠ CỨU CẢM XÚC CÒN QUAN TRỌNG HƠN CẢ VIỆC BĂNG BÓ TAY CHÂN!
Với bạo lực học đường, nếu chỉ bàn nhau về việc cho con học võ tự vệ, bày con cách chống trả dao côn, gạch đá, bày cách la lớn, chạy trốn… là lạc hậu rồi.
BLHĐ thời này, nhất là với trường chuyên, trường điểm, trường quốc tế, với những học sinh thông minh, học giỏi, lễ phép, thì cái đáng sợ nhất là bạo lực ngầm, bạo lực lạnh cơ ạ.
Xu và Sim nhà mình cũng từng bị BLHĐ. Mình và con đã vất vả khá nhiều để cùng vượt qua những tổn thương đó. BLHĐ thời tiểu học, thời trung học cơ sở và thời tuổi teen nó khác hẳn nhau. Hình thức khác, đau đớn khác, và cách xử lý cũng khác hẳn. Có lần mình đã phải chuyển lớp và rồi chuyển trường luôn.
Xu nói: “Bạo lực học đường bây giờ diễn ra qua lời nói (verbal), tẩy chay và bắt nạt trên mạng nhiều hơn là “động tay động chân”. Ví dụ như xúc phạm, miệt thị, đặt biệt danh khiếm nhã, xa lánh, cô lập, tung tin đồn thất thiệt, hay lập các group nói xấu, chế ảnh, xâm phạm quyền riêng tư nạn nhân. Nó đánh vào tâm lý của nạn nhân, làm nạn nhân xấu hổ và tủi nhục, chứ không phải là thể xác nữa.
Rất nhiều bạn bị bắt nạt nhưng chưa bao giờ bị tác động vật lý, dù vậy thì vẫn rất đau khổ và cô đơn.”
Phần lớn BLHĐ thời này còn ko có vũ khí, ko có vết bầm tím thân thể, ko có video đánh đập. Tức cái là, nhiều giáo viên, hiêu trưởng và cả công an, vẫn nghĩ chỉ khi bị đánh, đấm, tát hoặc chửi rủa nhau trong trường, mới là bạo lực học đường.
WHO cũng định nghĩa bạo lực học đường rộng hơn nhiều, gồm có: bạo lực lời nói, bạo lực thân thể, bạo lực xã hội, bạo lực trên mạng. Trung tâm Nghiên cứu Pew phát hiện ra rằng cứ ba thanh thiếu niên Mỹ thì sẽ có hai người từng bị bắt nạt trên mạng.
Bức thư động lực của Xu và Sim gửi cho các trường ở Phần Lan, cũng đều về cách đối diện với bạo lực học đường, cách chữa lành vết thương tinh thần. Chuyện đã qua lâu rồi, 2 đứa giờ đã ổn, nhưng mình là người mẹ, mình vẫn đọc thấy câu chuyện đó phía sau các dòng chữ của con.
Hồi đó mình đã làm nhiều thứ, (đề tài này cũng đã viết mấy bài rồi, chút nữa sẽ tìm post lại trong comment nha, nhớ đọc các cmt). Có 1 điều chắc chắn là không có 1 phương pháp nào là tuyệt đối đúng, là trăm nhà đều hợp cả. Nó có thể hợp với nhà này mà vô hiệu với nhà khác. Thôi cuối tuần rảnh hơn mình sẽ kể tiếp nha.
Hãy để tâm, nếu 1 buổi sáng con bạn nói:
- Con ko muốn đi học, hoặc
- Con muốn chuyển lớp/chuyển trường, hoặc
- Con không ngủ được, hoặc..
- Con ko ăn trưa.
- Con muốn đi học muộn,
- Con ko tham gia hoạt động của lớp/của nhóm nữa.
- Con ko muốn đi tập thể thao…
… Thì có thể ko phải là con hư đâu, mà đó là tín hiệu SOS khi con bị bắt nạt, bị bạo lực học đường rồi đó.
Theo UNICEF, khoảng hơn một nửa thanh thiếu niên trên thế giới bị bạo lực học đường, (ở VN con số có thể cao hơn, chúng ta tự biết vì sao mà). Nếu con bạn ko kể gì, có thể ko phải là con ko bị, mà chỉ là do bé ko dám nói, hoặc ko muốn nói với ba mẹ thôi.
Với cả 4 loại BLHĐ thì chung 1 điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe con, công nhận, tôn trọng nỗi đau của con và cùng tìm cách giải quyết. Sơ cứu cảm xúc còn quan trọng hơn cả việc băng bó tay chân nữa đó.
Và thậm chí, khi những cách đó ko hiệu quả thì vẫn còn 1 cách: chuyển lớp, chuyển trường, thậm chí nghỉ học. Hãy nhớ việc học ko phải là quan trọng nhất. Sống an toàn mới là quan trọng. Đừng khuyên con phải nhịn đi hay phải hi sinh an toàn bản thân đi để học cho xong, ba mẹ ạ!
Đánh giá