25 June, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Dù là bé bị ngã từ ghế cao hay ngã từ cầu thang xuống đất thì hầu hết các chấn thương ở đầu trẻ nhỏ đều có thể chữa trị được tại nhà với sự chăm sóc yêu thương ân cần (TLC – Tender Loving Care).
Chấn thương ở đầu trẻ nhỏ xảy ra như thế nào: dù cha mẹ có cảnh giác và chú ý tới mức nào thì những tai nạn như đập đầu vẫn đôi khi xảy ra – và với trẻ dưới 5, phần lớn các tai nạn ở đầu xảy ra khi ở nhà. Một đứa trẻ tập đi có thể bị ngã vấp từ chiếc ghế trong bếp khi bé cố gắng trèo lên. Hay bạn có thể chuyển chú ý chỉ trong koảnh khắc và phát hiện bé bị lăn từ trên giường xuống đất. Thật may hầu hết trẻ chỉ bị thương nhẹ ở đầu – sưng nhẹ và xước da và có thể dùng đá lạnh hay băng gô để xử lý. Nhưng đôi khi, một cú ngã có thể gây ra vết rách dài cần phải khâu hoặc có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn như bất tỉnh.
Cách xử lý tai nạn ở đầu của trẻ nhỏ: đầu tiên, các vết thương nhỏ ở đầu có thể có vẻ tồi tệ hơn thực tế vì vậy đừng hốt hoảng (thậm chí nếu đó là trực giác đầu tiên của bạn). Nếu bạn mất kiểm soát, có thể là trẻ sẽ mất bình tĩnh giống bạn và nghĩ có gì đó để lo lắng và trở nên khó khuyên giải hơn. Thay vào đó, hãy cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh và làm theo những điều sau đây:
- Nếu con bạn chảy nhiều máu, hãy lấy vải sạch hoặc băng gạc đặt lên vết thương và giữ vào đó vài phút. Hãy nhớ rằng, các vết đứt trên đầu và mặt sẽ chảy nhiều máu hơn những nơi khác vì ở đó có nhiều mạch máu vì vậy đừng quá hốt hoảng nếu trông thấy vậy. Điều này không có nghĩa vết đứt nghiêm trọng
- Đối với các vết cắt và trầy xước nhỏ trên mặt, nhẹ nhàng rửa sạch vùng da đó với xà phòng và nước ấm, thoa dầu kháng khuẩn/ thuốc sát trùng lên và bịt băng bông vào vết thương
- Nếu bạn trông thấy vết bầm nhỏ trên đầu và trẻ không quá khó chịu, hãy dùng túi đá lạnh (hoặc rau quả đông lạnh nếu bạn không sẵn đá) để chườm làm bớt khó chịu và giảm tấy sưng, giống như ibuproben (chỉ dùng hoạt chất giảm đau này nếu bé trên 6 tháng tuổi hoặc lớn hơn). Và đừng quên chăm sóc yêu thương ân cần với trẻ.
Khi nào cần gọi bác sĩ: bạn có thể điều trị hầu hết các chấn thương nhỏ ở đầu tại nhà. Nhưng nếu trẻ có bất kì các triệu chứng nào sau đây, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa:
- Có vết cắt lớn trên mặt trẻ (thường phải khâu lại)
- Máu không ngừng chảy sau 5 – 10 phút dùng lực giữ ấn vết thương
- Trẻ không thể dỗ và không ngừng khóc
- Trẻ đập đầu xuống sàn cứng
Bạn cần làm gì nếu nghi ngờ trẻ bị rung lắc mạnh: nếu con bạn bị đập đầu mạnh hoặc ngã bất tỉnh (dù chỉ 1 phút), bé có thể bị một cơn rung lắc gây tổn thương não. Hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn:
- Giữ cho bé tỉnh táo trong giờ đầu tiên hoặc đảm bảo bạn có thể nắm bắt rõ ràng tâm lý của trẻ ổn định trước khi cho bé chợp mắt một lát hay đi ngủ buổi tổi. Bạn muốn chắc chắn con không bị choáng váng hay lầm lẫn gì. Đối với trẻ sơ sinh, điều này có thể nghĩa là bé đang khóc và không hành động giống bình thường. Trẻ tập đi hoặc trước tuổi đi học có thể bị mất thăng bằng hoặc phàn nàn rằng bé không thể nhìn thấy
- Kiểm tra bé sau mỗi 2 giờ đồng hồ khi bé đang ngủ để quan sát màu sắc da và hơi thở của con. Nếu mọi thứ bình thường thì không cần đánh thức trẻ dậy. Nếu trông bé nhợt nhạt hoặc nhịp thở không đều, hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy. Nếu con cáu gắt và cố gắng ngủ lại thì mọi chuyện ổn. Còn nếu con không tỉnh lại, hãy gọi ngay cấp cứu
- Theo dõi con liên tục trong 24h tiếp theo, cần đưa trẻ đi khám ngay nếu xuất hiện bất kì triệu chứng nào sau đây: nôn mửa, mất thăng bằng, nhầm lẫn, bơ phờ, cực kì khó chịu, thay đổi trong ăn uống, ngủ nghỉ hay nhịp thở, kêu đau đầu, nói líu lưỡi và bất thường ở mắt (như mắt mỏ to hơn hay lác mắt), co giật, chảy dịch hoặc máu ra mũi hoặc mất nhận thức
Cách phòng ngừa tai nạn ở đầu cho trẻ nhỏ:
Chẳng có cách nào chắc chắn giữ cho bé không bị ngã cả nhưng sau đây là gợi ý một số cách nhằm giảm sự cố trên, bao gồm:
- Biện pháp giữ an toàn tại nhà. Để giảm thiểu tối đa những vùng nguy hiểm trong chính ngôi nhà đang ở, hãy cảnh giác chẳng hạn lắp cửa an toàn ở lối trên và dưới cầu thang cũng như lắp chắn an toàn cửa sổ. Tốt nhất nên làm điều này trước khi trẻ biết bước đi đầu tiên
- Không bao giờ để con một mình trên đồ vật cao như giường, bàn thay đồ hay ghế cao
- Luôn đội mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn khi đạp xe, trượt patin, ván trượt, trượt tuyết hay trượt băng. Đội mũ bảo hiểm vừa đầu giảm tỷ lệ bị chấn thương đầu khoảng 85%
- Luôn luôn thắt dây an toàn trong xe đẩy và trên ghế cao hay trên bàn thay đồ cho bé
- Giữ những vật dụng có thể leo lên tránh xa khu vực cửa sổ để bé không thể leo lên mở cửa (ngay cả khi cửa sổ có chắn bảo vệ)
- Không dùng dụng cụ tập đi vì bé có thể bị ngã ra ngoài hoặc ngã xuống cầu thang khi sử dụng
- Luôn luôn thực hành sân chơi an toàn. Quan sát con khi trẻ chơi bên ngoài và giữ trẻ trong tầm với cánh tay bạn khi để bé ở bề mặt cao
- Nếu bạn có thảm chơi hay xích đu trong sân, hãy lót phía dưới và xung quanh bằng vật liệu mềm (như mạt gỗ hay lót cao su) để khi ngã trẻ sẽ rơi xuống bề mặt mềm
- Nếu có rung lắc, va đập xảy ra, giữ tâm trạng con thoải mái và nghỉ ngơi. Không được chơi thể thao tiếp cho đến khi nào bác sĩ cho phép (nếu não bị chấn động tiếp khi đang trong giai đoạn lành dần, sẽ cần thời gian lâu hơn rất nhiều để lành hẳn chấn thương)
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá