05 April, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Hàng năm có khoảng 4 triệu người bị chó cắn và 1/5 trường hợp cần điều trị y tế. Còn gì nữa? Trẻ nhỏ thường bị chó cắn hơn so với người lớn. Sau đây là cách sơ cứu cho trẻ khi bị chó cắn và trước hết là giúp trẻ không kích động những chú chó.
Đối với trẻ tập đi hoặc trẻ đi lớp, điều giống như một cái ôm trìu mến hay cái kéo đuôi tò mò có thể dễ dàng được thể hiện bằng cách bóp quá chặt hoặc kéo quá đau một chú chó. Và vì ngay cả một chú cún thông minh nhất cũng không thể nói chính xác rằng “Xin lỗi, nhưng tôi quá đau”. Chú chó có thể phản ứng bằng cách nhe nanh. Cắn là trường hợp phản ứng xấu hơn nhưng vẫn quan trọng để biết cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn (cũng như cách xoa dịu nỗi sợ hãi những chú chó với trẻ).
Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn:
- Kiểm soát vết máu chảy. Chỉ giống như vết thương trên da trẻ, bạn sẽ muốn hạn chế tối đa máu chảy ra. Dùng một miếng vải hoặc khăn sạch, nhẹ nhàng ấn lên vết thương tới khi máu ngưng chảy. Nếu quá nhiều máu, hãy nâng vết thương lên cao.
- Làm sạch khu vực vết cắn hoặc cào. Rửa sạch cẩn thận với xà bông và nước sau đó giữ vết thương dưới vòi nước chảy vài phút để rửa trôi vi khuẩn.
- Che đậy vết thương. Nhẹ nhàng vỗ cho khô da, thoa lên một chút thuốc mỡ kháng sinh sau đó băng lại.
Nếu bạn biết đó là chó nhà ai, cần hỏi chủ nhân xem con vật đã được tiêm phòng dại mới nhất chưa.
Tới bệnh viện thăm khám ngay khi:
- Bạn không biết chó nhà ai vừa cắn bé (phòng trường hợp con vật chưa được tiêm phòng dại).
- Vết thương trông sâu hoặc vết thương trên mặt (Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ, gần 2/3 các tai nạn do động vật ở trẻ 4 tuổi và nhỏ hơn nằm trên mặt hoặc cổ).
- Không thể cầm máy sau 10 phút ấn giữ trực tiếp.
Các bác sĩ ít khi khâu vết thương chó cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng nếu là vết thương trên mặt, việc khâu lại sẽ được tiến hành để ngừa sẹo. Nếu bạn không chắc chắn về các mũi phòng uốn ván mới của trẻ, hãy đưa bé tới bệnh viện ngay cả khi vết cắn không sâu và bạn có thể tự xử lý được.
Bạn nên gọi bác sĩ nếu vài ngày sau đó thấy có các dấu hiệu nhiễm trùng như tấy đỏ, sưng, ấm hoặc mưng mủ. Bé sẽ được kê thuốc kháng sinh.
Cách ngăn ngừa chó cắn ở trẻ:
Cách quan trọng nhất để giữ an toàn cho trẻ là: giám sát bé! Không bao giờ được để bé lại một mình với bất kì chú chó nào – ngay cả thú cưng của gia đình. Sau đó, có thể bắt đầu dạy trẻ một vài quy tắc cơ bản:
- Giữ bình tĩnh. Các chú chó sẽ dễ bị sợ hãi hoặc khó chịu nếu trẻ chạy nhảy hay reo hò xung quanh chúng
- Dễ dàng làm được. Khi sờ vào một chú chó, nhẹ nhàng vuốt ve trên lưng, không vỗ vào đầu chúng
- Không âu yếm. Ngay cả những chú chó lai hiền dịu nhất cũng không thích bị ôm hoặc hôn
- Để cho chú chó ngủ yên. Các chú chó có thể bị giật mình trong những giấc ngủ ngắn. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng khi chú cún đang ăn. Nó có thể nghĩ rằng bé tiến lại gần trong bữa ăn vì đang muốn cướp đồ ăn của chúng.
- Được sự đồng ý của chủ nhân trước khi âu yếm chú cún. Nếu chủ nhân của nó hất đầu về phía trước, hãy cho bé cầm bất kì thứ gì có thể, đặc biệt nếu có thể ăn và dặn bé nắm tay vào, úp bàn tay xuống rồi xòe bàn tay ra. Nếu chú cún tiến lại vẫy đuôi thì bé có thể vuốt ve nó
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá