28 August, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Gan là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, có chức năng chuyển hóa thực phẩm thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, ngoài ra gan còn có chức năng sản xuất, bài tiết mật, điều hòa hormone, tổng hợp enzyme hay thải độc. Vì thế gan được coi là một “nhà máy” xử lý độc tố của cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nhiều người chưa biết rằng, các căn bệnh gan hiện nay có nguồn gốc từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày.
Không ăn sáng hoặc nhịn ăn
Với sự phát triển kinh tế, xã hội, ở Việt Nam số người thừa cân béo phì không ngừng tăng lên. Trong đó nhiều người cố gắng giảm cân bằng cách nhịn ăn sáng, hoặc coi nhịn ăn như một cách để thải độc cơ thể. Điều này rất phản khoa học, thậm chí ảnh hưởng tới hoạt động của gan. Theo TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam cho biết, khi nhịn ăn, không chỉ gan mà toàn bộ cơ thể đều không được cung cấp năng lượng trong một thời gian dài, khi không có năng lượng gan cũng không thể hoạt động hiệu quả. Gan cần phải được cung cấp năng lượng thường xuyên nó sản xuất ra nhiều enzyme để thải độc tố. Muốn thải độc, gan phải làm việc chứ không phải nằm im mà thải được độc.. .
Sau khi nhịn ăn, chúng ta ăn trở lại, có người ăn nhiều năng lượng hơn bình thường, lúc đó gan đang “quen” nghỉ ngơi giờ phải làm việc quá sức, một lần nữa lại làm ảnh hưởng tới gan. Vì thế nhịn ăn không những không giảm được cân mà còn phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khoa học đã chứng minh, muốn chống lại virus, vi khuẩn… xâm nhập, cơ thể con người cần phải có sức đề kháng. Nhịn ăn sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Uống rượu bia, hút thuốc lá
Theo TS Đinh Quý Lan cho biết, người Việt thường có thói quen “chén rượu là đầu câu chuyện”, đặc biệt trong các dịp lễ tết, gặp mặt. Nhưng những phong tục này hiện đã bị “biến tướng”, người ta không chỉ uống nhấp môi, coi đây là cách đưa đẩy câu chuyện mà uống rượu bia giờ đây đã trở thành những cuộc tranh đua, thách đấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính những người uống.
TS Lan cho biết, khi uống rượu, trên 90% chất độc được đào thải qua gan. Khi rượu vào gan, tổng hợp thành các acetandehyd, là chất độc với các tế bào gan. Gan sản sinh ra các enzym để chuyển acetandehyd thành acetat - không độc để đào thải ra ngoài. Đó là nhờ gan chuyển từ một chất độc thành chất không độc với cơ thể. Tuy nhiên khả năng chuyển hóa của gan có hạn mà người nghiện rượu uống rất nhiều, quá khả năng của gan khiến acetandehyd ứ lại ở gan gây tổn thương gan. Đây là nguyên nhân khiến người lạm dụng rượu bia, nghiện rượu sẽ bị tổn thương gan, hậu quả của việc lạm dụng bia rượu sẽ khiến gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Ăn các thực phẩm có chứa độc tố, chất bảo quản
Việc lạm dụng các hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi ảnh hưởng tới sức khỏe của con người đặc biệt là lá gan. Sự phát triển của xã hội, khiến đời sống ngày càng được nâng cao, nhưng cùng với đó là sự xuất hiện của những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… khiến mỗi người càng ngày càng “nạp” vào cơ thể vô số các loại hóa chất, kể cả chất bảo quản. PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khoa học đã chứng minh uống nước ngọt có gas là nguyên nhân khiến bệnh gan nhiễm mỡ gia tăng, điều này cực kỳ nguy hại. Ngoài ra ăn các thực phẩm để lâu, trong quá trình chế biến, bảo quản chứa các loại độc tố như nấm mốc sẽ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm độc gan, thậm chí là ung thư gan.
Sử dụng thuốc đông y và tây y không hợp lý
Đây là một trong những nguyên nhân vô tình người bệnh gây ra “gánh nặng” cho lá gan của mình. Nhiều người khi sử dụng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây ngộ độc gan. Thậm chí cả thuốc tây, có nhiều thuốc khiến men gan tăng. PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cho biết, nếu một người có bệnh về gan khi đi khám bệnh, cần cho bác sĩ biết, bởi có nhiều loại thuốc chữa bệnh gây tăng men gan, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc đối với mỗi bệnh nhân để vừa chữa được bệnh vừa không làm tăng nặng bệnh gan. Có những loại thuốc khi dừng, men gan sẽ trở lại bình thường.
Đây là một thói quen nhiều người mắc phải. Khi thức quá khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gan không được hồi phục. TS Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội đông y Hà Nội cho rằng, khi ngủ, máu về gan giúp gan thực hiện chức năng “thải độc tố” của mình. Nếu một người ngủ không đủ giấc hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe cho gan?
Muốn có một lá gan khỏe cần thực hiện:
- Ăn uống đầy đủ, vệ sinh, cân đối dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, không ăn thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc, nấm mốc.
- Thận trọng khi dùng thuốc, tốt nhất cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
- Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, đúng giờ
Ngoài ra việc sử dụng những sản phẩm chứa hỗn hợp enzym tự nhiên, chiết xuất bằng công nghệ sinh học từ những loại rau củ quả rất quen thuộc với đời sống hàng ngày như đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc… cũng giúp tăng cường chức năng gan, tăng quá trình thải độc trong cơ thể, phòng ngừa các bệnh về gan.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
5 tác hại khi thường xuyên ở trong phòng máy lạnh
Mách các mẹ những tuyệt chiêu cai sữa hiệu quả
Thải độc cơ thể, phương pháp ngăn ngừa ung bướu do thực phẩm bẩn
Đánh giá