21 January, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Tổng quát
Chứng đái dầm: là tiểu không kiểm soát khi ngủ mà không đoán được tần suất và bệnh sinh lý.
Trẻ mắc chứng đái dầm đêm sẽ sản sinh nhiều nước tiểu vào ban đêm, đánh thức giấc ngủ kém và/hoặc giảm thể tích bàng quang. Trẻ tè dầm ban đêm cũng có thể phải đi tiểu cấp bách ban ngày, thường xuyên hoặc tiểu không kiểm soát.
Định nghĩa
- Đái dầm tiên phát: là hiện tượng tiểu không kiểm soát lặp lại thường xuyên trong khi ngủ với trẻ 5 tuổi trở lên, những trẻ chưa bao giờ khô ráo suốt đêm. Người ta còn có thể chia nhỏ ra thành 2 loại: những trẻ chỉ tè dầm ban đêm và những trẻ kèm theo cả dấu hiệu ban ngày (tiểu cấp bách, thường xuyên hoặc tè dầm ban ngày).
- Đái dầm đêm thứ phát: là hiện tượng tiểu không kiểm soát khi ngủ xảy ra ở những trẻ trước kia từng không tè dầm đêm ít nhất trong 6 tháng liền.
Đái dầm đêm tiên phát thường là biểu hiện của sự trì hoãn phát triển cần giải quyết đúng thời điểm. Còn đái dầm đêm thứ phát là trường hợp bệnh nhân gặp phải sau một giai đoạn tiểu có kiểm soát, thường do một bệnh lý nào đó gây ra chẳng hạn nhiễm trùng đường tiết niệu.
3 yếu tố gây bệnh thường gặp là: rối loạn tỉnh giấc, giảm thể tích bàng quang ban đêm và mất kiểm soát tiểu về đêm. Táo bón cũng có thể làm cho bệnh tình tăng lên.
Dịch tễ học
- Khoảng 4 tuổi rưỡi, có 30% trẻ vẫn tè dầm ban đêm, 21% không thường xuyên (ít hơn 2 lần một tuần) và 8% gặp phải thường xuyên.
- 6% trẻ 7 tuổi rưỡi tè dầm 1 -2 lần mỗi tuần.
- Trẻ tè dầm ban đêm thường xuyên hơn thường là do một vấn đề bệnh lý nào đó và tốt nhất nên được xác định nguyên nhân sớm.
- Tỉ lệ mắc chứng đái dầm đêm ở người lớn là 0.5 – 2%.
Các yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều yếu tố dẫn tới đái dầm ban đêm.
- Do di truyền. Một nghiên cứu đã phát hiện,những bệnh nhân trong gia đình có tiền sử bệnh đái dầm đêm tiên phát thì gặp tỉ lệ cao hơn thể tích bàng quang nhỏ hoặc tiểu không kiểm soát tràn.
- 23% trẻ đái dầm ban đêm có liên quan tới đi cầu són và tiểu không tự chủ ban ngày.
- Tè dầm được xem như biểu hiện của sự trì hoãn phát triển, ở những người chậm phát triển toàn cầu, có hoặc không liên quan tới hội chứng như hội chứng Down. Ngay cả nếu không phải là trì hoãn phát triển tổng thể thì cũng có liên quan tới việc chậm đạt mốc phát triển nào đó, sinh non hoặc rối loạn hành vi như tăng động giảm chú ý.
- Có thể do vấn đề thần kinh như tật nứt đốt sống hoặc bại não. Những trẻ có bệnh lý thường bị tiểu không kiểm soát ban ngày hoặc đi cầu són. Các vấn đề sinh lý hiếm khi gây ra bệnh tiểu không tự chủ ban đêm.
- Tè dầm ban đêm có thể liên quan tới chứng tiểu không tự chủ ban ngày, các vấn đề về ruột, về phát triển hoặc tâm lý, và rối loạn nhịp thở khi ngủ.
- Đồ uống chứa methylxanthines (như caffeine và theophylline có trong thức uống năng lượng cao) có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng do tác dụng lợi tiểu. Các thức uống này bao gồm trà, café, cola và socola.
- Những căng thẳng trong cuộc sống của trẻ như nằm viện phải tách rời mẹ, hoặc bị bắt nạt sẽ có thể gây nên đái dầm thứ phát. Trẻ càng lớn tuổi, thì đái dầm càng là nguyên nhân dẫn tới các vấn đề tâm lý, chứ không phải là hậu quả.
Đánh giá
Xác định nguyên nhân gây bệnh có vai trò đặc biệt trong việc tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
- Liệu trẻ có các triệu chứng ban ngày (tần suất tiểu tiện bất thường, quá nhiều – trên 7lần/ngày hoặc quá ít, dưới 4 lần/ngày), tiểu thôi thúc, tè dầm ban ngày, đi tiểu khó hoặc đau khi tiểu. Đồng thời tìm hiểu xem các triệu chứng trên có phải chỉ xảy ra trong một số trường hợp nhất định – như nhịn tiểu ở trường.
- Xem thời gian trẻ không tè dầm đêm trước đây có duy trì liên tục trong 6 tháng (đây là trường hợp đái dầm đêm thứ phát). Nếu đúng như vậy, hãy cân nhắc xem xét các loại thuốc trẻ đang dùng, vấn đề sinh lý, môi trường, các nguyên nhân tình cảm, xã hội dẫn tới sự thay đổi này ( chẳng hạn mất người thân, bị bắt nạt, cha mẹ chia tay, v.v).
Cũng nên đặt ra câu hỏi:
- Trẻ đái dầm bao nhiêu lần 1 đêm, mấy đêm 1 tuần?
- Lượng nước tiểu nhiều hay ít?
- Trẻ tè dầm lúc mấy giờ?
- Trẻ có tỉnh giấc sau khi tè dầm không?
- Kiểu hình đi vệ sinh ban ngày của trẻ là gì?
- Trẻ có bị táo bón hay đi cầu són không?
Đồng thời cân nhắc xem:
- Những khó khăn về mặt phát triển, chú ý hoặc học tập của trẻ.
- Các vấn đề về hành vi hoặc cảm xúc.
- Các vấn đề trong gia đình hoặc trẻ/người lớn trong gia đình bị tổn thương.
- Là đối tượng bị ngược đãi (đặc biệt nếu trẻ bị coi là cố tình đái dầm hoặc đang bị phạt vì đái dầm).
- Không được chẩn đoán đái tháo đường.
Ghi chép chi tiết về lượng nước trẻ uống vào, các triệu chứng, cách thức đi vệ sinh và đái dầm có thể giúp ích cho việc phân loại trong một số trường hợp.
- Lượng nước tiểu nhiều trong vài giờ đầu tiên là điển hình của chứng đái dầm đêm không thôi.
- Số lượng đa dạng, nhiều hơn 1 lần mỗi đêm hoặc mọi đêm – có thể là do bàng quang hoạt động quá mức hoặc các bệnh lý khác.
Các nghiên cứu
Việc làm xét nghiệm nước tiểu sẽ không cần thiết trừ phi đái dầm không phải là nguồn gốc, mà có các triệu chứng ban ngày hoặc các triệu chứng cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh tiểu đường.
Cần phân tích và điều trị các dấu hiệu ban ngày trước khi giải quyết vấn đề tè dầm – các triệu chứng cho thấy có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nhiềm trùng đường tiết niệu hoặc táo bón.
Chăm sóc
Các liệu pháp hành vi đơn giàn
- Nhiều trẻ không còn tè dầm khi được thưởng, nhấc dậy trong đêm hoặc cả 2.
- Cần tránh các phương pháp không hiệu quả thậm chí gây hại cho trẻ như hạn chế lượng nước uống vào, nhịn tiểu (khuyến khích trẻ không đi tiểu càng lâu càng tốt để mở rộng thể tích chứa của bàng quang)
- Khen thưởng các hành vi đúng (uống đủ nước, đi tiểu trước khi lên giường và tham gia vào việc chăm sóc) sẽ càng hiệu quả hơn việc thưởng khi không tè dầm ban đêm, vì việc này đôi khi nằm ngoài sự kiểm soát ý thức của trẻ.
- Tuy các liệu pháp này tốt hơn là không làm gì song tính hiệu quả không cao.
Trẻ không có các triệu chứng tiểu tiện vào ban ngày
Nếu trẻ dưới 5 tuổi, tình trạng đái dầm sẽ dần được cải thiện theo thời gian mà không cần trị liệu. Hãy thử một vài cách dưới đây:
- Bảo đảm trẻ uống đủ nhưng không quá nhiều nước mỗi ngày ( 1 – 1.4lit nước/ngày với trẻ 5 tuổi), chế độ ăn lành mạnh và tránh dùng các thức uống chứa cafein trước giờ ngủ.
- Khuyến khích trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ và có dụng cụ để trẻ có thể đi vệ sinh buổi đêm, chẳng hạn đặt bô trong phòng
- Nếu trẻ không tè dầm trên 6 tháng liền, bạn có thể thử bỏ bỉm (khi này cần dùng ga chống thấm). Thử nghiệm ít nhất 2 tối, có thể lâu hơn nếu hiện tượng tè dầm giảm đi và hoàn cảnh cho phép.
- Nếu trẻ tỉnh giấc ban đêm, khuyến khích bé dậy đi vệ sinh rồi mới lên giường ngủ tiếp. Tập cho trẻ dậy vào một khoảng thời gian nhất định để đi tiểu đêm tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy việc làm này sẽ giúp trẻ giữ khô ráo về lâu dài.
- Nếu trẻ không tè dầm ban đêm, bạn nên có hệ thống phần thưởng cho con (thưởng vì uống đủ lượng nước trong ngày, vì đi tiểu trước khi lên giường, giúp thay ga trải giường, nhưng trẻ sẽ bị lấy lại phần thưởng nếu đêm nào tè dầm).
Trẻ lớn không có các triệu chứng ban ngày nghiêm trọng
- Một lần nữa, hãy đảm bảo trẻ uống đủ nhưng không quá nhiều vào ban ngày.
- Tìm hiểu quan điểm của con về vấn đề này và xem liệu con có cảm thấy cần phải điều trị.
- Khuyên trẻ thường xuyên đi vệ sinh ban ngày và trước giờ ngủ.
- Nếu con thức dậy ban đêm, khuyến khích trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ trở lại. Tập cho trẻ dậy vào một khoảng thời gian nhất định để đi tiểu đêm tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy việc làm này sẽ giúp trẻ giữ khô ráo về lâu dài.
Tiêu chí chuyển tuyến
Trẻ cần chỉ định làm thêm các xét nghiệm khi:
- Trẻ đái dầm ban đêm có các triệu chứng tiểu tiện nghiêm trọng vào ban ngày.
- Có tiểu sử mắc chứng nhiễm trùng đường tiểu.
- Kết quả siêu âm thận bất thường (không chỉ tìm hiểu cho riêng bệnh đái dầm đêm).
- Xác định hoặc có nghi ngờ các bệnh sinh lý hoặc vấn đề về thần kinh.
- Các bệnh lý cùng lúc (như đi cầu không tự chủ, đái đường và các vấn đề về chú ý, học tập, hành vi hoặc cảm xúc) hay các vấn đề trong gia đình.
- Những người không đáp ứng điều trị tại bệnh viện địa phương sau 6 tháng.
Rèn luyện bằng báo thức
Đây là phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng đái dầm đêm và là phương pháp lâu dài có hiệu quả nhất.
Một nghiên cứu đã so sánh cách trị liệu này với việc dùng thuốc chống lợi tiểu (xem bên dưới) và phát hiện không có gì khác biệt giữa 2 phương pháp trong suốt quá trình điều trị song kết quả duy trì sau trị liệu cao hơn so với dùng thuốc.
Kết hợp đào tạo báo động với dùng thuốc cũng là một cách hiệu quả với những trẻ dùng thuốc chống đái dầm.
- Bạn có thể mua loại chuông này tại các hiệu thuốc hoặc bệnh viện chuyên khoa.
- Đánh giá khả năng đáp ứng sau 4 tuần, chỉ dừng khi không thấy có dấu hiệu tiến bộ.
- Tiếp tục khi đạt ít nhất 14 đêm khô ráo. Đánh giá tình trạng và cân nhắc dùng biện pháp thay thế khác sau 3 tháng điều trị vấn không có cải thiện.
- Chuông này cũng hữu ích với một số trẻ gặp các triệu chứng tiểu tiện bất thường vào ban ngày hoặc tiểu không tự chủ thứ phát.
Thuốc chống lợi tiểu
Loại thuốc này nên dùng trước tiên cho trẻ trên 7 tuổi, cần kiểm soát tiểu nhanh chóng hoặc chuông báo động không phù hợp. Nếu không, nên dùng sau phương pháp chuông báo động. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ từ 5 – 7 tuổi nếu phương pháp điều trị được yêu cầu trong cùng hoàn cảnh.
- Được dùng cùng chuông báo động, thuốc chống lợi tiểu có thể được dùng bắt đầu cùng với chuông, trừ phi việc dùng chuông không còn tác dụng.
- Thuốc chống lợi tiểu nên dùng ở dạng uống hoặc ngậm để điều trị cho trẻ bị đái dầm đêm.
- Đánh giá thành công sau 4 tuần và tiếp tục 3 tháng nữa nếu có cải thiện.
- Có thể dùng thuốc 1 - 2 giờ trước khi ngủ (quy định tương tự với việc hạn chế uống nước).
- Nếu phải dùng thuốc lâu dài, cứ mỗi 3 tháng, ngừng dùng thuốc 1 tuần để kiểm tra xem trẻ có còn tè dầm đêm không.
Các loại thuốc khác
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng Imipramine
- Imipramine và các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác có thể mang lại hiệu quả với việc giảm tần suất tè dầm tuy nhiên tác dụng không duy trì sau khi ngưng thuốc.
- Imipramine được chứng minh có thể điều trị đái dầm đêm ở trẻ 6 tuổi trở lên (Do các tác dụng phụ tiềm ẩn như rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, nhiễm độc gan, suy nhược hệ thống thần kinh trung ương, tương tác với các thuốc khác, và sự nguy hiểm do nhiễm độc khi quá liều).
- Đó là lí do các thuốc 3 vòng chỉ điều trị trong các trường hợp bệnh dai dẳng kéo dài không khỏi.
Thuốc kháng cholinergic - ví dụ, oxybutinin
Mặc dù dùng riêng loại thuốc này sẽ không hiệu quả song nó giúp cải thiện đáp ứng điều trị khi kết hợp với các phương pháp khác gồm thuốc chống lợi tiểu, chống trầm cảm hay chuông báo hiệu, đặc biệt trong điều trị các ca bệnh kéo dài, lâu khỏi.
Các phương pháp trị liệu bổ sung và thay thế
- Có thể dùng các phương pháp trị liệu bổ sung và thay thế nhưng hiệu quả bị hạn chế do các nghiên cứu chất lượng chưa cao.
- Một báo cáo tổng quan cho thấy châm cứu có thể đạt hiệu quả tương tự thuốc chống trầm cảm và hiệu quả hơn là không làm gì.
- Một thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên cho thấy thôi miên dường như có hiệu quả như thuốc chống lợi tiểu với tỉ lệ tái phát thấp hơn sau khi điều trị.
Biến chứng
- Tè dầm gây nhiều phiền toái, đặc biệt cho trẻ lớn và có thể dẫn tới sự cô lập xã hội, bị bắt nạt và giảm tự trọng. Trong khi cách tiếp cận chờ đợi phù hợp với trẻ nhỏ, trẻ lớn hơn cần một cách tiếp cận tích cực hơn.
- Nếu chứng đái dầm vẫn tiếp diễn khi trưởng thành, nó sẽ trở thành vấn đề tâm lý xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới lòng tự trọng, nghề nghiệp, đời sống xã hội và các mối quan hệ cá nhân. Và cũng thật khó chịu khi ngủ mà tè dầm.
- Cha mẹ sẽ có thêm việc, mất thêm chi phí giặt giũ cùng với việc tăng áp lực khi chăm sóc trẻ bị đái dầm. Trên 30% các bậc phụ huynh không chấp nhận được việc tè dầm dẫn tới cũng khó chịu với con mình.
Tiên lượng
Phần lớn những bệnh nhân không gặp vấn đề thần kinh hoặc khó khăn học tập nghiêm trọng sẽ sớm hoặc muộn khỏi được chứng bệnh này. Tiểu không tự chủ tiên phát không có các triệu chứng ban ngày được chữa khỏi cho xấp xỉ 15% trẻ em mỗi năm. Ngay cả sau khi đã khỏi bệnh, thỉnh thoảng tai nạn vẫn có thể xảy ra song không đáng lo ngại trừ khi có dấu hiệu tái phát rõ ràng. Những người có tiểu sử gia đình mắc chứng đái dầm đêm muộn, những người rối loạn hành vi và chậm phát triển sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thêm nữa, nam giới cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh so với nữ giới nhưng tất cả trường hợp đều vô cùng đa dạng.
Khoảng 1% bệnh nhân tiếp tục bị đái dầm khi đã trưởng thành. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ gặp các dạng bệnh đái dầm nghiêm trọng nhất sẽ có nguy cơ không dứt được tình trạng này, đặc biệt là sau một đêm uống nhiều bia. Chất cồn khiến bạn ngủ sâu và áp lực lên bàng quang lớn.
Medshop.vn
Theo patient.co.uk
Đánh giá