Bệnh thiếu máu có thể là một nguyên nhân khiến bạn thường cảm thấy lạnh. Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi cơ thể không cung cấp đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy cần thiết cho cơ thể. Điều này khiến cơ thể cảm thấy yếu mệt, chóng mặt và thở gấp. Nó cũng khiến bạn bị lạnh, đặc biệt là ở 2 bàn tay và 2 bàn chân. Bác sĩ thăm khám sẽ chỉ ra nguyên nhân cụ thể và đưa ra lời khuyên nên thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc bổ sung hoặc điều trị nếu cần.
Bạn không bổ sung đủ chất sắt.
Một nguyên nhân khác khiến bạn bị lạnh là do không nạp đủ lượng sắt dẫn đến tình trạng “thiếu máu do thiếu sắt”. Thiếu sắt có thể do bạn bị mất máu, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hoặc do cơ thể không hấp thu. Nguồn cung cấp dồi dào chất sắt bao gồm thịt đỏ, hoặc trong thịt gia cầm, thịt lợn và cá. Một số nguồn cung cấp sắt ngoài thịt ra còn có các loại bánh mì và ngũ cốc bổ sung sắt, các loại hạt, đậu nành, đậu gà và các loại rau màu xanh đậm.
Thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, chứng bệnh làm bạn lạnh. B12 có nhiều trong thịt gà, các loại trứng và cá. Một số loại ngũ cốc và thực phầm khác cũng giúp bổ sung nhiều vitamin B12.
Tuy nhiên hãy nhớ rằng, cơ thể bạn vẫn có thể thiếu vitamin B12 dù cho bạn ăn rất nhiều các loại thực phẩm trên. Lí do là bởi một số người bị giảm hấp thu loại vitamin này do đang bị ốm hoặc dùng thuốc nào đó.
Chứng Cường giáp
Đây là tình trạng tuyến giáp ở cổ của bạn không sản sinh đủ 1 số loại hocmon. Nó khiến bạn dễ bị lạnh hơn bình thường. Bạn cũng có thể bị đau khớp, táo bón, khô da và tăng cân. Chứng cường giáp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn: bị ốm hoặc điều trị bệnh nào đó. Trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc hocmon để thay thế loại hocmon mà cơ thể bạn đang thiếu.
Hội chứng Raynaud
Là hội chứng các mạch máu ở bàn tay phản ứng quá khích với nhiệt độ lạnh hoặc căng thẳng. Hội chứng này thường kéo dài từ vài phút đến 1 giờ đồng hồ. Lúc này, các mạch máu bị co thắt lại làm giảm lượng máu cung cấp khiến các ngón tay và ngón chân chuyển sang trắng bệch hoặc xanh ngắt, bị lạnh và tê bì. Khi máu lưu thông trở lại, cảm giác đau nhức như kim châm sẽ xuất hiện. Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để làm dịu triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương các mô. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, bạn sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Bệnh thận
Tiểu đường và cao huyết áp cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh về thận. Chất thải sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh vì thận lúc này đã giảm khả năng lọc máu. Chính điều này làm giảm thân nhiệt của cơ thể và gây ra các vấn đề khác. Bệnh về thận cũng liên quan tới bệnh thiếu máu khiến bạn càng cảm thấy lạnh hơn dù trong tiết trời ấm áp. Vì vậy, triệu chứng lạnh sẽ giảm đi khi bạn điều trị bệnh về thận.
Bệnh về động mạch ngoại biên
Bệnh xảy ra khi các mảng bám làm hẹp các động mạch khiến chân, đôi khi là cánh tay của bạn không được nhận đủ máu. Nếu 1 chân bị lạnh hơn chân kia, đặc biệt khi kèm theo đau nhức, tê hoặc bị yếu thì đó chính là triệu chứng của bệnh. Hãy tới bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng này nhé. Đôi khi thay đổi chế độ ăn và tập luyện sẽ cải thiện được tình trạng này. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ thăm khám và kê thuốc hỗ trợ, có thể phải điều trị bằng phẫu thuật.
Chứng biếng ăn tâm thần
Đây là 1 chứng bệnh rối loạn ăn uống dẫn tới việc thiếu hụt nghiêm trọng lượng calo, khiến bạn gầy quá mức. Thiếu chất béo sẽ khiến cơ thể bạn lúc nào cũng thấy lạnh, đặc biệt bàn tay và bàn chân. Tình trạng này có thể sẽ đe dọa tính mạng. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu phát hiện mình hoặc người thân gặp phải rối loạn này.
Cảm cúm
Cúm gây ra bởi 1 loại virus cúm gây ảnh hưởng cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả mũi, họng và phổi. Khi mắc cúm, bạn có thể bị sốt cao, ớn lạnh kèm theo đau đầu, đau cơ, ho và mệt mỏi. Cúm có thể nghiêm trọng hơn với trẻ nhỏ và người già. Tốt nhất bạn nên tiêm phòng vacxin cúm hàng năm để bảo vệ cơ thể.
Thần kinh ngoại biên
Nếu bàn chân của bạn cảm thấy lạnh nhưng không bị lạnh khi chạm vào thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh này. Bệnh thường bắt đầu ở các ngón chân rồi lan dần lên cẳng chân. Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh của bạn bị tổn thương do tai nạn hoặc điều trị bệnh. Tiểu đường là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới chứng bệnh này. Hoặc bệnh cũng có thể mắc do nhiễm trùng, bệnh về gan hoặc thận, thiếu vitamin hay tiếp xúc với hóa chất độc hại. Trường hợp này bạn cần khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị.
Hiện tượng này xảy ra khi tuyến yên của bạn không sản sinh đủ các hoc môn nhất định. Một triệu chứng điển hình của bệnh này là quá mẩn cảm với lạnh. Bạn cũng có thể bị thiếu máu, giảm ngon miệng và sụt cân. Khi đi khám, bác sĩ sẽ điều trị chứng suy tuyến yên hoặc cho bạn dùng hocmon thay thế.
Thuốc
Một số loại thuốc trị bệnh gây ra tác dụng phụ khiến bạn có cảm giác lạnh hơn. Chẳng hạn thuốc chặn beta – beta-blockers trong điều trị bệnh tim. Thuốc giúp ngăn chặn việc cơ thể sản sinh các chất độc hại do bệnh tim gây ra. Nhưng bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn hoặc lạnh hơn ở bàn tay và bàn chân. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn cần thông báo với bác sĩ để dung thuốc thay thế hoặc hạ liều.
Uống rượu bia
Đồ uống có cồn , ban đầu dường như sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn cho cơ thể. Lý do là bởi chúng làm giãn nở thành mạch máu dưới da. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ nhanh chóng giảm xuống khi máu rút ra khỏi trung tâm để sưởi ấm bề mặt da. Chất cồn cũng ức chế vùng não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Trong thời tiết lạnh, chính điều này khiến cơ thể bị nhiễm lạnh khủng khiếp hay còn gọi là hạ thân nhiệt đột ngột.
Đánh giá