13 September, 2017 0 nhận xét Nhận xét
ST thường là biến chứng cuối cùng của các bệnh tim mạch.
Hệ thống tuần hoàn là một dòng chảy khép kín của máu trong cơ thể mà tim đóng vai trò là một cái bơm (hút và đẩy) của vòng chảy đó. Khi hút và đẩy cân bằng thì vòng chảy này cân bằng - thông thoáng; ngược lại, khi mất cân bằng thì máu sẽ bị dồn ứ lại: ở phía trước tim là hệ tĩnh mạch (máu đen) được hút về bơm (tim) - ở phía sau tim là hệ động mạch (máu đỏ) được bơm đẩy đi nuôi cơ thể.
Biểu hiện của ST
Khó thở là biểu hiện thường gặp nhất. Nguyên nhân là do máu bị ứ lại ở phổi khi ST. Với triệu chứng khó thở, mệt khi gắng sức (đi bộ, đi nhanh, leo cầu thang, bê xách vật nặng...), khó thở xảy ra về đêm, khi bị stress thể chất hoặc tinh thần. Khi có khó thở, cần đi khám bệnh để chẩn đoán phân biệt khó thở đó là do ST hay do bệnh về phổi… Cảm giác đau tức, nặng về phía bên phải (hạ sườn phải) có thể là dấu hiệu của gan to do ST. Phù hai chân (bàn chân và/hoặc cẳng chân) là dấu hiệu của ST đã nặng. Người bệnh cần đi khám để phân biệt phù chân do ST hay do các nguyên nhân khác (bệnh thận, suy giãn tĩnh mạch chân, phù dinh dưỡng...). Đau tức ngực và khó thở cũng là một triệu chứng mà người bệnh cần quan tâm.
Trên đây là các triệu chứng người bệnh có thể tự cảm nhận, tự phát hiện để đi khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa.
Tăng vận động giúp phòng ngừa suy tim. Ảnh: TM
Chữa trị thế nào?
Tại các cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch, người bệnh sau khi được thăm khám (lâm sàng + cận lâm sàng) sẽ được chẩn đoán xác định là có suy tim hay không, mức độ và giai đoạn suy tim, nguyên nhân suy tim.
Điều trị triệu chứng ST: Chủ yếu là dùng các thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch máu (tĩnh mạch và/hoặc động mạch). Tùy mức độ ST mà BN cần được nghỉ ngơi hoặc giảm các hoạt động thể lực. Với bệnh nhân, kết quả điều trị có thể tự đánh giá được: giảm hay hết khó thở và mệt, hết phù, hết đau tức bụng...
Điều trị nguyên nhân gây nên ST: Đây là điều trị cơ bản. Có nhiều nguyên nhân gây suy tim, chủ yếu là các bệnh tim mạch (hẹp hở van tim, bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp, suy động mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn, rối loạn nhịp tim...). ST do hẹp hở van tim: Khi có chỉ định, sẽ nong van tim (do hẹp) và phẫu thuật thay van tim; Nếu do THA phải kiểm soát THA hiệu quả, phối hợp với điều trị suy tim; Do bệnh ĐM vành: cần điều trị can thiệp (nong + đặt stent…), điều trị phối hợp; Nếu do bệnh tim bẩm sinh: Phải điều trị can thiệp (phẫu thuật, can thiệp qua da); Khi đã có biến chứng ST, cần điều trị tốt nguyên nhân ST phối hợp với điều trị ST. Ở mỗi BN bị ST có một nguyên nhân cụ thể gây nên. Vì vậy, điều trị thật tốt nguyên nhân không chỉ làm giảm hoặc hết các triệu chứng ST mà còn dự phòng ST tái phát.
Phòng ngừa ST
ST là biến chứng cuối cùng của các bệnh tim mạch, vì vậy, dự phòng các bệnh tim mạch chính là dự phòng ST. Hiện nay, các bệnh tim mạch phổ biến nhất là tăng huyết áp, suy động mạch vành, đồng hành với nó là các rối loạn chuyển hóa (tăng mỡ máu, đái tháo đường), nghiện hút thuốc lào, thuốc lá, lười vận động, thừa cân béo phì, thiếu điều độ trong ăn uống và lối sống. Kiểm soát các yếu tố này là cách dự phòng ST tốt nhất.
Khi đã mắc các bệnh tim mạch thì cần điều trị và thường xuyên theo dõi sức khỏe ngừa biến chứng dẫn đến ST. Khi đã mắc ST thì cần điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát.
TS.BS. Tạ Tiến Phước
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Sau viêm khớp có nên tập thể thao?
Cai thuốc lá một cách khoa học - Tại sao không?
Khói thuốc tác động đến tế bào phổi như thế nào?
Testosteron được bổ sung khi nào?
Có thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên: Phòng tránh thế nào?
Phụ nữ bệnh tim bẩm sinh có thể mang thai thành công
Tập luyện ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động tình dục?
Đánh giá