Medshop.vn
Bỏ qua
Menu
Đăng nhập | Đăng ký
Giỏ hàng – 0 Sản phẩm
Hãy gọi cho chúng tôi!
  • 024 8587 4932 / 096 224 1919
  • 0915 075 990 / 096 336 1919
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
    • Trang chủ
      • Your heading

      • Giới thiệu
      • Organics.vn
      • Tuyển dụng
      • Liên hệ
      • Lịch nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019
    • Fertilaid
      • Cơ sở khoa học

      • Cơ sở khoa học điều trị vô sinh nam
      • Cơ sở khoa học điều trị vô sinh nữ
      • Cơ sở khoa học vitamin bầu Peapod
      • Q&A về vô sinh

      • Tổng quan về vô sinh hiếm muộn
      • Vô sinh hiếm muộn ở Nam
      • Vô sinh hiếm muộn ở nữ
      • Fertilaid điều trị hiệu quả Vô sinh
      • Đại diện phân phối

      • Phân phối độc quyền tại Việt Nam
      • Vô sinh - Hiếm muộn
      • Công bố chất lượng
      • Khách Thụ thai thành công

      • Thụ thai thành công nhờ Fertilaid
      • Phần 2
      • Phần 3
      • Phần 4
      • Phần 5
    • Dreambrands
      •  

      • Phân phối độc quyền
      • Gel kích thích điểm G
    • Sản phẩm
      •  

      • Phân phối độc quyền
      • Sức khỏe sinh sản
      • Sức khỏe tình dục
      • Gel kích thích & bôi trơn
      • Tiền mãn kinh - Mãn kinh
      •  

      • Tim mạch - Tiểu đường
      • Giải độc - Chống oxi hóa
      • Tiêu hóa - Gan thận
      • Bổ não - Tăng trí nhớ
      •  

      • Mắt - mũi - tai - răng
      • Làm đẹp
      • Dụng cụ hỗ trợ khác
      • Xương khớp
      •  

      • Vitamin & Khoáng chất
      • Tăng sức đề kháng
      • Tất cả sản phẩm
      • Khuyến mại - Quà tặng
    • Mua hàng
      • Mua hàng

      • Điều khoản thanh toán
      • Điều khoản giao dịch
      • Điều khoản đổi trả hàng
      • Điều khoản đặt tiền trước
      • Điều khoản chấm dứt hợp đồng
      • Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân
      • Chính sách giao hàng
      • Điều khoản trích dẫn
      • Khuyến mại - giảm giá
    • Kiến thức
      • Your heading

      • Nuôi dạy trẻ
      • Bệnh
      • Mang thai
      • Sức khỏe tình dục
      • Sức khỏe sinh sản
      • Xử lý khẩn cấp
      • Vitamin & Khoáng chất
      • Sức khỏe tổng thể
      • Chia sẻ tổng hợp
      • Tin tức hàng ngày
      • Cân bằng nội tiết hỗ trợ thụ thai
      • Tăng chất lượng trứng
    Medshop.vn
    Home › Bệnh › Vai trò của insulin với bệnh đái tháo đường

    Vai trò của insulin với bệnh đái tháo đường

    15 May, 2017 0 nhận xét Nhận xét

    Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hóa carbonhydrat (chất đường), lipid (chất béo), protein (chất đạm). Nguyên nhân của bệnh do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau. Vậy việc dùng insulin thế nào cho đúng?

    Dùng insulin như thế nào?

    Khôi phục đúng lượng insulin cho từng thời điểm cụ thể của từng bệnh nhân chắc chắn sẽ giúp ổn định đường máu (ĐM). Vì mỗi loại bệnh ĐTĐ týp 1 và týp 2 có sự thiếu hụt insulin khác nhau nên cách bù insulin cũng rất khác nhau.

    Đối với bệnh ĐTĐ týp 1, do tụy của bệnh nhân không còn khả năng tiết insulin nữa nên bắt buộc phải đưa insulin từ ngoài vào một cách đều đặn. Bình thường cứ 12 phút tụy lại bơm vào máu một lượng insulin ngay cả khi ta không ăn gì, lượng insulin này giúp cho việc chuyển hoá đường liên tục được sản xuất ra bởi gan. Khi ăn, tụy tiết thêm nhiều insulin nên khi dùng insulin ta nên nhớ 2 điểm quan trọng.

    - Tiêm insulin trước bữa ăn (trừ mũi tiêm insulin chậm trước khi đi ngủ có thể không cần ăn).

    - Không bao giờ được ngừng tiêm insulin kể cả không ăn gì (phải giảm liều insulin).

    Việc sử dụng insulin một cách đúng đắn đòi hỏi hiểu biết cặn kẽ về các loại insulin khác nhau, thời gian bắt đầu có tác dụng, lúc có tác dụng cực đại và lúc nào hết tác dụng. Bác sĩ điều trị sẽ chọn cho bạn số lần tiêm insulin, bạn không được thay đổi loại insulin và số lần tiêm nếu không có ý kiến của bác sĩ.

    Nếu biết sử dụng insulin đúng cách, cuộc sống của người ĐTĐ týp 1 hoàn toàn có thể kéo dài được rất lâu (hơn 70 năm). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tùy thuộc vào việc tiêm insulin có đúng và đủ hay không.

    insulin ở người đái tháo đường
    Nếu vết tiêm ở bụng tấy đỏ, mẩn ngứa, sưng nề..., thì phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện (ảnh minh họa).

    Người ĐTĐ týp 2 có nên dùng insulin?

    ĐTĐ týp 2 được hiểu là có sự thiếu insulin tương đối và gia tăng đề kháng insulin. Điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 cơ bản dựa vào chế độ ăn, tập thể dục và thuốc uống. Tuy nhiên có nhiều tình thế bắt buộc phải sử dụng insulin như: khi bị hôn mê tăng đường máu, nhiễm khuẩn nặng; bị tai biến mạch máu não, tắc mạch; khi điều trị phẫu thuật; có thai, cho con bú; có biến chứng suy gan, thận, suy tim; cần chụp Xquang có thuốc cản quang tĩnh mạch...; thuốc uống không còn hiệu lực (có từ 10-15% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ngay từ đầu đã không đáp ứng với thuốc uống. Hàng năm có thêm chừng 5-10% người ĐTĐ không thể kiểm soát được ĐM bằng thuốc uống. Sau 5 năm mắc bệnh có 30-40% người ĐTĐ buộc phải dùng insulin nếu muốn có đường máu ổn định tốt và sau 10 năm mắc bệnh chỉ còn khoảng 25% số bệnh nhân điều trị được bằng các loại thuốc uống hạ ĐM).

    Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khi chế độ ăn và tập luyện hợp lý, dùng thuốc uống đến liều tối đa nhưng ĐM vẫn luôn luôn cao (lúc đói > 7,8mmol/l, sau ăn > 11mmol/l; HbA1c >8%), chứng tỏ tụy tiết rất ít insulin thì việc điều trị lúc này hoặc là chuyển hoàn toàn sang dùng insulin hoặc là dùng thuốc uống trước các bữa ăn kết hợp tiêm thêm liều nhỏ insulin bán chậm hoặc chậm trước khi đi ngủ (có thể không cần phải ăn sau tiêm). Sau một thời gian điều trị bằng insulin, bác sĩ sẽ quyết định xem có thể quay trở lại với chế độ dùng thuốc uống đơn độc được không.

    Tiêm insulin càng sớm, càng có cơ hội quay trở lại với thuốc uống hạ đường máu.Việc sử dụng insulin để điều trị không có nghĩa là bệnh nặng lên, chỉ đơn giản là cơ thể của bạn cần thêm một lượng insulin từ bên ngoài để duy trì cân bằng ĐM.

    Insulin có tác dụng phụ không?

    Như bất kỳ một loại thuốc chữa bệnh nào khác, insulin cũng có tác dụng phụ. Rất may là tác dụng phụ này ít gặp (0,1-3%) và thường không để lại hậu quả nặng nề. Các tác dụng phụ rất khác nhau giữa bệnh nhân này và bệnh nhân khác, có người gặp, có người không gặp. Trong đó thường gặp nhất là:

    Hạ ĐM: nguyên nhân hạ ĐM khi tiêm là do bệnh nhân bỏ ăn, do ăn ít, do vận động quá nhiều bất thường, do dùng quá liều thuốc, do tương tác với các thuốc gây hạ ĐM khác. Nếu bị hạ ĐM, chỉ cần đưa ĐM trở lại bình thường bằng cách ăn thêm chất đường, quả ngọt là các triệu chứng sẽ qua đi nhanh chóng.

    Nổi mẩn đỏ và ngứa nơi tiêm: các triệu chứng này rất nhẹ, bệnh nhân chỉ khó chịu chút ít. Làm ấm lại lọ insulin bằng nhiệt độ trong phòng hoặc dùng thêm thuốc chữa dị ứng có thể dễ dàng giải quyết vấn đề. Nếu không đỡ hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đổi thuốc.

    Tăng cân: cũng như bất kỳ thuốc làm giảm ĐM nào khác, bệnh nhân thường sẽ tăng vài cân khi ĐM hạ xuống về mức bình thường. Điều chỉnh thật phù hợp liều insulin và chế độ ăn sẽ hạn chế được tác dụng phụ này.

    Dị ứng insulin có thể ở mức độ trung bình: Các triệu chứng bao gồm: mẩn ngứa, sưng nề chỗ tiêm. Nếu nặng hơn thì sẽ thấy mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở. Trong trường hợp này cần phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện ngay.

    ThS.BS. Nguyễn Huy Cường

    Theo Sức khỏe đời sống

    Các bài gần đây

    Nỗi lo vị thành niên sống với giới tính ảo

    Dị ứng do tinh dịch?

    Dùng kem chống nắng đúng cách

    Chữa chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ

    Những dấu hiệu huyết khối cần biết khi đi đường dài

    Nhiều người lớn tuổi được kê đơn kháng sinh không cần thiết

    Nóng gan và thanh lọc cơ thể mùa hè

    Viêm khớp mạn tính tuổi thiếu niên

    Cảnh giác bệnh về gan ở bà bầu

    Omega-3 phòng chống tác hại do ô nhiễm không khí

    • Tweet
    « Bài đăng trước   |   Bài đăng tiếp theo »

    Đánh giá

    Nhận xét

    Lưu ý, nhận xét cần được kiểm định trước khi đăng tải để tránh những nội dung thiếu văn hóa hay vi phạm pháp luật...

    • Loading...

    <
    >

    • Loading...

    <
    >

    TIN TỨC

    • Những dấu hiệu viêm ống dẫn trứng chị em cần cảnh giác

      Hậu quả thường gặp nhất của bệnh viêm ống dẫn trứng là dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc ứ dịch làm mất chức năng của ống dẫn trứng,... Đọc thêm

    • 10 tác nhân không ngờ làm suy yếu tinh trùng

      Trong việc thụ thai, cái gì quan trọng hơn, tinh trùng hay trứng? Hầu hết mọi phụ nữ đều chú ý vào sức khoẻ của trứng, thời gian rụng trứng,... Đọc thêm

    • Chứng rậm lông có nguy hiểm hay không?

      Rậm lông là một vấn đề thẩm mỹ và tâm lý, không phải là một bệnh đe dọa mạng sống. Rậm lông là hậu quả của sự kích thích quá... Đọc thêm

    • Đau vú ở nữ giới

      Tôi năm nay 27 tuổi, mỗi lần sắp hành kinh thì bị đau ở vú, tôi rất lo lắng, nghe nói đau vậy dễ bị ung thư vú. Vậy tôi... Đọc thêm

    LIÊN KẾT

    • Giao hàng
    • Thanh toán
    • Fertilaid Việt Nam
    • Sử dụng Fertilaid
    • Dreambrands Việt Nam
    • Mỹ phẩm hữu cơ

    MẠNG XÃ HỘI

    Facebook gplus Youtube Instagram

    Quay lại đầu trang

    Bản quyền © 2019 Medshop.vn.