05 November, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Bởi KELSEY CASSELBURY
Khi hormone của bạn mất cân bằng, bạn chắc chắn để ý thấy điều gì đó không ổn. Nguyên nhân của sự lộn xộn này trải dài từ những căn bệnh như tiểu đường, hội chứng Cushing và bệnh tuyến giáp cho đến lối sống nhe stress và rối loạn ăn uống cũng như những chuyện tự nhiên như mang thai hay mãn kinh.
Vấn đề là rất nhiều dấu hiệu của mất cân bằng hormone cũng chỉ ra những vấn đề về việc dùng thuốc. Do đó cach duy nhất để thật sự biết liệu nội tiết của bạn có đang cần hỗ trợ nào không đó là hãy thăm khám bác sĩ. Nếu bạn gặp phải một số trong những triệu chứng sau trong một thời gian, hãy đi khám để được kiểm tra và tìm ra vấn đề.
1. Mụn trứng cá
Bạn nghĩ rằng bạn đã thoát khỏi những con mụn khi bước ra khỏi tuổi dậy thì, tuy nhiên hormone luôn hiện diện để gây ra mụn. “Mụn trứng cá do nhiều cơ chế,” theo Gerrit Keferstein, M.D., of The Performance Doc. “Một cơ chế là thông qua sự tăng chuyển hóa từ testosterone sang DHT. Điều này làm tăng khả năng gây mụn trứng cá.”
2. Thay đổi cân nặng
Cả tăng cân và sụt cân đều cho thấy sự thay đổi hormone. Đầu tiên, sự béo lên ở vùng giữa có thể là do sự mất cân bằng estrogen và testosterone gây ra do sự kháng insulin, theo Gerrit Keferstein. Tiếp theo, những vấn đề về hormone như là suy giáp hay hội chứng Cushing có thể dẫn đến tăng cân. Về suy giáp, mức hormone tuyến giáp thấp sẽ phá vỡ chuyển hóa, trong khi hội chứng Cushing là do lượng cortisol trong máu cao. Những nguyên nhân này làm tăng cảm giác ngon miệng và dự trữ chất béo. Cuối cùng, những người có lượng hormone tuyến giáp thấp có thể bị giảm cân đột ngột. Trong trường hợp cả tăng lẫn giảm cân, không thể giải thích bằng sự thay đổi đột ngột về dinh dưỡng hay thói quen luyện tập.
3. Mệt mỏi
Một phần lớn của rối loạn hormone có thể khiến bạn mệt hơn bình thường, tuy nhiên sự thiếu hụt hormone cũng có thể khiến bạn buồn ngủ cả ngày. Melatonin điều khiến đồng hồ sinh học của bạn, tuy nhiên cơ thể bạn thường sản xuất ít hơn khi bạn có tuổi.
Do đó một số người lớn có thể cần dùng thực phẩm bổ sung melatonin để giúp họ ngủ tốt hơn vào ban đêm. Mất cân bằng hormone tuyến giáp, cũng như sản xuất thừa hormone progesterone có thể là nguyên nhân gây ra mệt mỏi triền miên. Trái lại, quá ít hormone progesterone có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức.
4. Rụng tóc
Khi phụ nữ gặp vấn đề về hormone do mang thai, sinh nở hay là mãn kinh, họ thường bị rụng tóc. Tuy nhiên cường giáp và giáp trạng hay tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc quá yếu, có thể gây rụng tóc theo Harvard Women's Health Watch. Ở nam giới, rụng tóc thường không phải là dấu hiệu của mất cân bằng hormone, mà thường là do gen di truyền.
5. Mọc nhiều lông (chứng rậm lông)
Một trong những dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố phổ biến nhất ở phụ nữ đó là hội chứng buồng trứng đa nang, còn gọi là PCOS, theo Endocrine Society. Trong khi triệu chứng điển hình của buồng trứng đa nang bao gồm chu kì nhiều máu hoặc rối loạn, theo như Hiệp hội Nội tiết, thì mọc quá nhiều lông (cò gọi là chứng rậm lông) cũng là một dấu hiệu đáng kể. Một số người mắc chứng rậm lông sẽ bị mọc nhiều lông trên mặt, cằm hay những bộ phận khác của cơ thể trừ phần đầu ra. Sự mất cân bằng hormone này cản trở quá trình rụng trứng, do đó những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có vấn đề về khả năng sinh sản.
6. Giảm ham muốn tình dục
Ham muốn tình dục kém là dấu hiệu mất cân bằng hormone ở cả nam và nữ do sự suy giảm sản sinh testosterone. Trong những năm gần tuổi mãn kinh ở phụ nữ, buồng trứng và tuyến thượng thận giảm dần sự sản sinh hormone tình dục, dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Phụ nữ có thể gặp vấn đề khô âm đạo – cũng còn là triệu chứng của PCOS – trong khi nam giới sẽ mắc chứng rối loạn cương dương. Cũng giống như nhiều triệu chứng khác, giảm ham muốn tình dục cũng gây ra bởi suy giảm chứng năng tuyến giáp.
Các triệu chứng có thể khác
Mặc dù trên đây là những triệu chứng phổ biến nhất gây ra rối loạn hormone, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Hormone kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể người do đó mà cũng có thể làm tăng sự nhạy cảm với thời tiết lạnh hay nhiệt sự thay đổi tần suất đại tiện hay tiểu tiện, khô da, bọng mắt hay mặt tròn, thay đổi nhịp tim, yếu cơ, tăng cảm giác khát, đau cơ hay đau khớp. Để xác định liệu những triệu chứng này có liên quan đến hormone hay không, hãy đi khám bác sĩ.
Khi nào thì đi khám bác sĩ
Nếu bạn nghi ngờ mình đang có vấn đề với hormone, hãy đi khám bác sĩ và trao đổi về các triệu chứng. Trong khi không có một bài kiểm tra đơn lẻ nào có thể chẩn đoán tất cả các vấn đề về hormone, có nhiều công cụ chẩn đoán bao gồm kiểm tra máu, kiểm tra Pap và siêu âm để kiểm tra các cơ quan sinh sản, tuyến giáp hay tuyến yên. Phương pháp điều trị mất cân bằng hormone phụ thuộc vào loại hormone nào đang mất cân bằng và trong một số trường hợp là phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề.
Theo Livestrong
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Làm thế nào để theo dõi chu kì kinh nguyệt của bạn?
Phái mạnh cần làm gì để tinh trùng khỏe, dễ thụ thai
Những thói quen ảnh hưởng tới tinh trùng
Giáo dục giới tính: Cần thay đổi cách nhìn nhận từ trong gia đình
Mối liên hệ giữa vô sinh hiếm muôn và ung thư tuyến tiền liệt
Đánh giá