18 October, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Để biết được như thế nào là bình thường với bạn, hãy bắt đầu theo dõi chu kì kinh nguyệt theo lịch. Bắt đầu theo dõi ngày bắt đầu chu kì mỗi tháng trong vòng nhiều tháng để xác ddinhj xem chu kì có đều đặn không.
Nếu bạn đang quan tâm về chu kì, hãy ghi chú những điều sau hàng tháng:
- Ngày kết thúc chu kì: Chu kì của bạn kéo dài bao lâu? Ngắn hơn hay dài hơn bình thường?
- Lượng máu: Lưu ý lượng máu. Liệu nó ít hay nhiều hơn so với bình thường? Bạn cần thay băng vệ sinh của mình bao nhiêu lần? Bạn có thấy xuất hiện những cục máu không?
- Chảy máu bất thường: Bạn có bị chảy máu giữa chu kì?
- Đau đớn: xem xét bất kì cơn đau nào liên quan đến chu kì của bạn. Cơn đau có nặng hơn bình thường không?
- Những thay đổi khác: Bạn có thấy thay đổi nào về tâm trạng hay cách cư xử của mình không? Có gì mới xảy ra xung quanh thời điểm gần đền ngày hành kinh không?
Điều gì khiến chu kì của bạn bất thường?
Rối loạn chu kì kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Mang thai hoặc cho con bú: Bị trễ chu kì có thể là dấu hiệu dễ dàng nhận biết bạn mang thai. Cho con bú thường làm trễ chu kì của bạn.
- Rối loạn ăn uống, giảm cân nhanh đột ngột hoặc tập thể dục quá mức: rối loạn ăn uống – chẳng hạn như tâm lí chán ăn, giảm cân đột ngột và tăng các hoạt động thể chất có thể rối loạn chu kì.
- Buồng trứng đa nang: Những phụ nữ bị rối loạn nội tiết có thể bị rối loạn chu kì cũng như buồng trứng chứa nhiều nang nhỏ.
- Suy buồng trứng sớm: suy buồng trứng sớm là khi số lượng trứng mất đi nhiều so với bình thường trước tuổi 40. Những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, còn gọi là suy buồng trứng nguyên phát, có thể sẽ bị rối loạn kinh nguyệt nhiều năm.
- Các bệnh viêm nhiễm âm đạo: Viêm nhiễm cơ quan sinh sản có thể gây chảy máu bất thường.
- Bệnh u xơ tử cung: U xơ tử cung là sự tăng trưởng kích thước không phải ung thư của tử cung. Chúng có thể gây chảy máu nhiều trong chu kì và chu kì bị kéo dài.
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng rối loạn chu kì?
Đối với một số phụ nữ, việc dùng thuốc tránh thai có thể giúp điều hoa chu kì. Tuy nhiên, một số rối loạn chu kì không thể ngăn ngừa được.
Bên cạnh đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu:
- Chu kì của bạn tự dung ngừng trên 90 ngày, và bạn không mang thai
- Chu kì của bạn tự dung bị rối loạn sau một thời gian dài đều đặn
- Máu kinh ra nhiều hơn 7 ngày
- Máu ra nhiều hơn bình thường.
- Chu kì của bạn ít hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày
- Chảy máu giữ chu kì
- Đau dữ dội trong những ngày hành kinh
- Đột nhiên bị sốt và ốm sau khi dùng tampon.
Nên nhớ là theo dõi chu kì của bạn giúp bạn tìm ra khi nào bình thường và khi nào không. Nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy hỏi ý kiễn của bác sĩ.
Theo mayoclinic.org
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Phái mạnh cần làm gì để tinh trùng khỏe, dễ thụ thai
Những thói quen ảnh hưởng tới tinh trùng
Giáo dục giới tính: Cần thay đổi cách nhìn nhận từ trong gia đình
Mối liên hệ giữa vô sinh hiếm muôn và ung thư tuyến tiền liệt
Đánh giá