18 January, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Tăng cân trong quá trình mang thai là điều bình thường và cần thiết nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này sẽ làm tăng nguy cơ ở cả mẹ lẫn con. Các chuyên gia nhận định “ăn cho 2 người” là lời khuyên nguy hiểm. Vậy làm cách nào để cân bằng?
Clare Collins, chuyên gia dinh dưỡng và ăn kiêng của DHD Newcastle, và TS. Jenna Hollis, giảng viên ĐH Newcastle và Siân Robinson, chuyên gia dịch tễ học, ĐH Southampton, sẽ giải đáp các câu hỏi và đưa ra lời khuyên để thai phụ tăng cân lành mạnh.
Hướng dẫn tăng cân khi mang thai
Nếu bạn đã có 1 con và chỉ số BMI của bạn trước khi mang thai là:
Ít hơn 18.5 – thì bạn chỉ nên tăng cân 12,5 - 18kg
Từ 18.5 - 24.9 – nên tăng 11.5 - 16kg
25.0 - 29.9 – nên tăng 7 - 11.5kg
30 trở lên – nên tăng 5 - 9kg
Nếu bạn sinh đôi và chỉ số BMI trước khi mang thai là:
18.5-24.9 – thì nên tăng 17-25kg
25-29.9 – thì nên tăng 14-23kg
30 trở lên – nên tăng 11-19kg
Nguồn: Viện Y khoa IOM
Nghiên cứu của họ cho thấy tăng cân quá mức ngày càng phổ biến ở những phụ nữ sinh con đầu lòng.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng điều quan trọng là bà mẹ cần phải kiểm soát sự tăng cân như khuyến nghị.
Hầu hết các thai phụ sẽ bắt đầu tăng cân từ tuần 13 của thai kỳ. Ở 1 số thai phụ, cân nặng không thay đổi trong suốt 3 tháng đầu, đặc biệt là ở những phụ nữ bị nghén nặng.
Tại sao tăng cân hợp lý lại quan trọng?
Thừa cân có liên quan với đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao và các biến chứng khi sinh.
Nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe đứa trẻ trong ngắn hạn và dài hạn.
Tóm lại, trẻ sinh ra từ những bà mẹ béo phì sẽ có nguy cơ tự kỷ cao hơn 36% và tăng 62% chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), theo nghiên cứu của ĐH Virginia Commonwealth vào cuối tháng 11 vừa qua.
Thai phụ béo phì cũng có nguy cơ gặp các tai biến sản khoa trong quá trình chuyển dạ do thai lớn quá mức, nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia.
Và con của các bà mẹ tăng cân quá mức cũng có nguy cơ béo phì khi nhỏ và trưởng thành – theo nghin cứu của trường Sức khỏe cộng đồng, ĐH Queensland, Brisbane, đăng tải trên tạp chí Obesity Reviews năm 2014.
Tăng cân quá mức trong khi mang thai cũng sẽ khiến trẻ dễ bị sụt cân sau sinh, GS Clare Collins và các cộng sự cảnh báo.
“Nghiên cứu gần đây của chúng tôi chỉ ra rằng những phụ nữ tăng cân nhiều khi mang thai cũng sẽ tăng trung bình 4 kg trong 6 tháng sau sinh.
Và điều đáng ngại là số cân thừa này vẫn có thể duy trì hàng chục năm sau đó. Đồng thời làm tăng nguy cơ béo phì ở người mẹ.
Đừng ăn kiêng khi mang thai
Tuy nhiên, không tăng đủ cân khi mang thai lại cũng gây ra rắc rối.
Thiếu cân ở mẹ sẽ khiến cân nặng của thai ít hơn so với tuổi thai và nguy cơ sinh non.
Đặc biệt, thai phụ không nên cố gắng giảm cân khi mang thai. Bất kỳ chế độ ăn kiêng hay hạnc hế thực phẩm nào cũng đều có thể khiến thai nhi không nhận được đủ dinh dưỡng để phát triển.
Các chuyên gia cũng cho rằng thai phụ không cần theo đuổi bất kỳ chế độ ăn đặc biệt nào. Họ chỉ cần ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày và cân bằng dinh dưỡng.
Hãy bổ sung vitamin và khoáng chất từ thức ăn tự nhiên và đừng quên uống bổ sung axit folic.
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Chứng đau cơ xương khớp ở tuổi trung niên
Phương pháp cải thiện sự khô hạn cho chị em phụ nữ
Bạo hành phụ nữ và những tư vấn cần thiết
Bà bầu không nên chủ quan khi bị đau rát cổ họng
Làm giả bằng bác sĩ, tổ chức khám chữa bệnh ngang nhiên
Đánh giá