19 October, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Janeca Racho
Trang điểm chính là người bạn tốt nhất của các cô gái, đặc biệt là những ngày stress đe dọa đến làn da. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra khi chính mỹ phẩm trang điểm là thủ phạm gây ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da?
Nhận biết dị ứng trang điểm rất khó, đặc biệt là bạn cũng đang dùng những tác nhân gây dị ứng khác, dùng những thành phần hoạt tính trong mỹ phẩm hoặc có vấn đề về da trước đây. Để tìm ra liệu mỹ phẩm mình đang dùng có gây ra những khó chịu cho bạn, chung tôi hỏi ý kiến từ các chuyên gia da liễu và chuyên gia về dị ứng chia sẻ bí quyết của họ.
Những dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm trang điểm thông thường
Một số thành phần trong sản phẩm chăm sóc da cũng như những vấn đề về da, có thể khiến cho da bạn có cảm giác khô hoặc bong tróc, sẽ khiến cho thủ phạm thật sự khó bị phát hiện. “Dị ứng cần được phân biệt với kích ứng da do các thành phần hoạt tính như retinoic, lactic và glycolic acid (mẩn đỏ, bong tróc da mà không ngứa) hay mụn do bít tắc lỗ chân lông,” theo chuyên gia da liễu Yoram Harth.
Phản ứng dị ứng do mỹ phẩm trang điểm hay viêm da tiếp xúc dị ứng, thường sẽ xuất hiện mẩn đỏ, ngứa và bong tróc và thậm chí có thể nứt nẻ hoặc phồng rộp trong trường hợp nghiêm trọng (khi bị viêm nhiễm chẳng hạn), theo chuyên gia dị ứng/ miễn dịch từ Michigan Kathleen Dass.. “Chỗ mẩn ngứa thường xuất hiện khi bạn thoa đồ trang điểm, và thường xuất hiện bất kì chỗ nào bạn tiếp xúc với nó,” cô cho hay. Phần lớn thì, phấn mí mắt và phần da mỏng manh xung quanh mắt là phần da mỏng hơn những vùng da khác đến 5 lần.
Trong một số trường hợp, phản ứng của da với mỹ phẩm trang điểm cần nhiều thời gian và nhiều lần dùng trước khi nó biểu lộ rõ. “Một trong những điều quan trọng nhất cần biết về dị ứng da tiếp xúc, và là điều khó xác định nhất đó là nó thường không xảy ran gay lập tức. Đôi khi bạn có thể dùng nó nhiều tuần, tháng hoặc thậm chí năm trước khi nhìn thấy triệu chứng,” Dr. Dass cho biết thêm.
Những ai dễ dị ứng với mỹ phẩm trang điểm?
Có rất nhiều yếu tố có thể xác định liệu bạn có dễ bị dị ứng khi trang điểm không, bao gồm gen di truyền, môi trường, đọ khỏe của da và lượng tiếp xúc, theo chuyên gia da liễu Hal Weitzbuch, Giám đốc y tế tại Calabasas Dermatology Center. “Chúng ta càng tiếp xúc với hóa chất lâu, càng nhanh vượt qua ngưỡng nhạy cảm của da và bắt đầu biểu hiện những triệu chứng của phản ứng dị ứng,” ông cho hay.
Những ai da nhạy cảm sẵn, hệ miễn dịch kém hoặc đang bị hen suyễn, dị ứng theo mùa và những viêm nhiễm khác thường sẽ có khả năng gặp vấn đề này. “Những người trước đây bị eczema thường sẽ dễ bị dị ứng và điều này một phần có thể do bản thân hàng rào bảo vệ da kém. Do đó các thành phần có thể thấm vào da và dễ dành gây nhạy cảm cho da,” theo chuyên gia da liễu Hadley King.
Những thành phần nào nên tránh?
Có nhiều thành phần trong sản phẩm trang điểm có thể gây dị ứng da tiếp xúc , tuy nhiên thủ phạm phổ biến nhất là mùi hương (fragrance), theo Dr. Harth. Có mặt trong gần như mọi sản phẩm chăm sóc da, mùi hương thường chứa 1 lượng hóa chất – bao gồm cồn, phthalate và styrene có thể gây đau đầu, nôn mửa và kích ứng da. “Một số mùi hương có thẻ làm tăng độ nhạy cảm của da với nắng,” Dr. Harth cho biết thêm. Chuyên gia da liễu Tsippora Shainhouse cũng đồng ý và còn cho biết thêm chất bảo quản (như formaldehyde, parabens và DMDM hydantoin), chất tạo màu, cao su (có trong mascara và miếng trang điểm latex) và thuốc nhuộm tóc có trong danh sách này. Mặc dù những hóa chất tổng hợp thường được nhắc đến là thủ phạm thì một số thành phần tự nhiên cũng gây dị ứng da tiếp xúc, đặc biệt là với những ai có làn da cực kì nhạy cảm. “Tràm trà thường là chất gây kích ứng da phổ biến, và vỏ cây liễu thường sẽ gây khô và kích ứng. Các loại tinh dầu (như lavender, chiết xuất kinh giới, gỗ đàn hương, vanilla) có thể là các chất gay dị ứng da, cũng như các thành phần khác như chiết xuất mật và dừa,” theo Dr. Shainhouse.
Bên cạnh đó, Dr. Dass cũng đưa ra danh sách hững thành phần trong sản phẩm makeup thường gây dị ứng và kích ứng da:
- Lanolin hay cồn: được dùng như là chất bôi trơn và làm mềm, thường có trong kem nền, phấn mắt, phấn phủ, mascara, kẻ mắt, kem dưỡng, mặt nạ, son và son dưỡng.
- Nickle (kền): một chất thường được dùng trong sắc tố tạo màu có trong phấn mắt, thuốc nhuộm tóc, trang sức và chất chống mồ hôi.
- Methylisothiazolinone (MIT) và Methylchloroisothiazolinone (MCT): chất bảo quản kháng khuẩn và kháng nấm có trong mascara, tẩy trang, xà phòng dạng lỏng, sữa rửa mặt và các sản phẩm cá nhân khác.
- Nhựa thơm: hương nhân tạo, có hương tựa như vanilla hay quế thường được thêm vào tinh dầu, các sản phẩm chăm sóc tóc, bột phấn cho trẻ em và kem chống nắng.
Làm gì khi bị dị ứng sản phẩm makeup
Việc điều trị dị ứng sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống, theo chuyên gia thẩm mỹ Sydney Blankenship. Để nhanh chóng làm dịu bất kì mẩn đỏ hay ngứa ngáy, cô khuyên nên làm mát bằng gạc trước khi thoa kem như hydrocortisone hoặc calamine lotion. “Cuối cùng, dùng thuốc kháng histamine sẽ làm giảm viêm nhiễm,” theo Blankenship. Với trường hợp nặng, khi sự kích ứng như sưng mí mắt, lưỡi, môi hay miệng hoặc khó thở hay khó phát ra tiếng, tốt nhất là bạn nên gọi cấp cứu.
May mắn là, phần lớn mọi người sẽ chỉ bị dị ứng nhẹ thường có thể tự xử lí bằng cách ngưng dùng sản phẩm,” theo chuyên gia da liễu Debra Jaliman. Và điều này không có nghĩa là bạn có thể tiếp tục dùng sản phẩm hay thành phần tương tự trừ khi triệu chứng dị ứng đã ngưng. “Kích ứng kéo dài có thể khiến cho làn da mẩn đỏ, không đều màu, dày sừng và làm phá vỡ collagen dẫn đến lão hóa sớm và hình thành nếp nhăn,” Dr. Shainhouse giải thích.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ
Tốt nhất là hãy đi khám da liễu khi không có dấu hiệu dị ứng nào biến mất dù đã dùng thuốc không cần kê đớn sau vài ngày. Khi có bất kì một thay đổi đáng kể nào, tốt nhất là hỏi ý kiến chuyên gia.” Đặc biệt là khi da bạn bắt đầu bong tróc hay nứt nẻ vì sẽ khiến cho da dễ dàng viêm nhiễm hơn.
Nên chọn những sản phẩm nào
Bất kể là sản phẩm nào, Dr. King khuyên bạn nên làm thử nghiệm trước khi dùng bất kì sản phẩm makeup nào. “Cho 1 lượng nhỏ sản phẩm lên phần da trong khuỷu tay và đợi từ 48 đến 72 tiếng đồng hồ. Nếu bạn bị mẩn đỏ, sưng, ngứa và bỏng rát, thì không nên dùng nó,” cô cảnh báo. Sa khi xác định được thành phần và công thức nào khiến bạn dị ứng, hãy tìm dùng những sản phẩm không chứa paraben, phthalate và mùi hương, và sản phẩm được kiểm nghiệm về dị ứng. Nên nhớ rằng điều này không đảm bảo 100% rằng da bạn sẽ không có phản ứng dị ứng, theo Dr. King. Cách an toàn nhất là chọn sản phẩm chứa càng ít thành phần càng tốt.
Một cách để bạn đảm bảo phấn phủ và phấn mắt của mình an toàn là chọn sản phẩm makeup dạng khoáng vì những thành phần này sạch hơn và nhẹ nhàng hơn. Cuối cùng, Dr. Jaliman nhắc nhở rừng, “Đắt tiền chưa chắc đã là tốt hơn. Điều quan trọng nhất vãn là kiểm tra thành phần trên nhãn và tìm hiều về chúng.”
Theo Dermstore
Organics.vn dịch
Các bài gần đây
Tất cả những điều cần biết về kẽm oxit và kem chống nắng của bạn
Da bạn nhạy cảm hay trở nên nhạy cảm?
Làn da bạn thay đổi như thế nào vào mùa thu?
3 bước bạn không thể nào bỏ qua để có làn da không tì vết
Những ai thường có làn da nhăn nheo lỏng lẻo và làm sao để ngăn ngừa?
Đánh giá