01 October, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Loretta Ciraldo
Phần lớn mọi người cho biết họ trải qua những tình trạng như kích ứng da, nổi mẩn, cháy nắng, ngứa ngáy ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Vậy thì những vấn đề này là do da bạn nhạy cảm hay do những sản phẩm bạn đang dùng? Trong bài này, Dr. Loretta Ciraldo một chuyên gia da liễu tại Miami và là nhà sáng lập Dr. Loretta skin care sẽ giải thích cách xác định xem da bạn thuộc loại da nhạy cảm hay bị trở nên nhạy cảm, và từ đó biết cách để có làn da khỏe mạnh hơn.
Một số nghiên cứu đánh giá rằng khoảng 70% phụ nữ cho biết học có da nhạy cảm. Ngày càng nhiều phụ nữ từ độ tuổi 20-40 đến khám và có lịch sử nhiều tháng hoặc nhiều năm làn da nhạy cảm, mẩn đỏ và thậm chí là được chẩn đoán bị rosacea. Theo kinh nghiệm của tôi, phần lớn phụ nữ không thực sự sở hữu làn da nhạy cảm mà là da họ trở nên nhạy cảm., và điều này phần lớn là do phản ứng với một số thành phần trong sản phẩm chăm sóc da.
Da nhạy cảm và da trở nên nhạy cảm: làm thế nào để thấy sự khác biệt?
Tôi chẩn đoán da nhạy cảm cho những ai có lịch sử lâu dài về vấn đề da bị phát ban mụn nhọt. Chẳng hạn, khi một bệnh nhân đến khám và gặp vấn đề về eczema từ nhỏ hoặc biết được rằng họ dị ứng với 1 số thành phần (được chẩn đoán khi thoa lên 1 vùng da nhỏ) hoặc sinh thiết làn da chỉ ra người đó bị vảy nến, tôi xếp họ vào nhóm người có da nhạy cảm.
Nhiệm vụ của tôi là giúp bệnh nhân của mình tìm ra liệu trình và những sản phẩm mà họ có thể dùng để tránh kích ứng da hoặc nổi mẩn, ngứa ngáy hay những vấn đề gây khó chịu khác. Tôi muốn biết rõ những gì họ đang dùng để biết được liệu học có đang dùng những sản phẩm có thành phần gây kích ứng da hay không.
Theo kinh nghiệm thực tế của tôi, hơn 1 nửa số bệnh nhân tìm đến và cho rằng họ có làn da nhạy cảm hay bị vảy nến, họ đều có thể kiểm soát tình hình bằng cách tránh dùng những thành phần gây dị ứng, do đó hung tôi không cần kê thuốc cho họ dùng. Một cách để bắt đầu là cắt giảm những sản phẩm chăm sóc da và dùng những sản phẩm không chứa các thành phần gây kích ứng.
Những thành phần nào có thể khiến da trở nên nhạy cảm?
Khi nói đến thành phần, có một số những thủ phạm phổ biến thường khiến cho da nhạy cảm hơn. Không có thành phần nào được quảng cáo là thành phần hoạt tính có lợi mà thay vào đó chúng được xem là “không hoạt tính”. Tin tốt lành là việc thường xuyên cắt giảm những thành phần này có thể mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh hơn:
- ethyl alcohol, t-butyl alcohol, alcohol, isopropyl alcohol
- sodium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate
- artificial fragrance, parfum
- parabens
- acetone
Cảm giác nhạy cảm? Hãy nâng cấp lộ trình chăm sóc da
Nếu làn da có cảm giác nhạy cảm hơn, nghĩa là gần đây nó nổi nhiều mẩn hơn, kích ứng hoặc khó chịu, tôi khuyên nên làm theo 2 bước đơn giản hai lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên, sau đó khi da bạn ổn hơn bạn có thể tiếp tục lại quy trình chăm sóc da với những vấn đề riêng của mình (như mụn hoặc lão hóa) mà không khiến cho da nhạy cảm.
Bước 1: làm sách với sữa rửa mặt không chứa sulfate, không hương tổng hợp
Bước 2: sau khi rửa mặt, thoa 1 lượng rất mỏng sáp dưỡng làm lành da. Đây là biện pháp giúp da chịu đựng tốt kể cả sau khi điều trị lazer.
Sau tầm 2 tuần, nếu da không còn có cảm giác nhạy cmar nữa, bạn có thể bắt đầu liệu trình mới sau mỗi 2 tuần.
Sản phẩm khiến da bạn bỏng rát hoặc chỉ hơi châm chích
Có sự khác biệt lớn giữa sản phẩm khiến cho da bạn hơi tê khi thoa và sản phẩm khiến cho da bạn bỏn rát. Nếu da bạn cảm thấy bỏng rát, hãy xem xét thành phần của sản phẩm.
Một số thành phần như retinol hay L-ascorbic acid (vitamin C) thường khiến cho da có cảm giác châm chích. Khi dùng acid hay retinol, dùng nhiều sẽ không tốt hơn. Nếu da bạn nhạy cảm, chỉ dùng chúng 1 hoặc 2 lần trong tuần.
Theo Dermstore
Organics.vn dịch
Các bài gần đây
Làn da bạn thay đổi như thế nào vào mùa thu?
3 bước bạn không thể nào bỏ qua để có làn da không tì vết
Những ai thường có làn da nhăn nheo lỏng lẻo và làm sao để ngăn ngừa?
Đánh giá