thuvinh@gmail.com
Trứng cá đỏ có biểu hiện là ban đỏ mạn tính ở vùng trung tâm mặt. Tuổi mắc bệnh từ 30 - 60 tuổi. Thương tổn có thể xuất hiện trong thời gian ngắn, dễ tái phát, hoặc ban đỏ tồn tại vĩnh viễn. Bệnh trứng cá đỏ không phải là bệnh trứng cá vì nó không có liên quan gì đến bệnh trứng cá thông thường, không có nhân đen trên thương tổn. Các yếu tố như môi trường, yếu tố gây viêm mạch máu, tiếp xúc với tia cực tím lâu ngày được cho là gây nên trứng cá đỏ.
Xuất hiện đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của da là rất quan trọng. Người ta đã quan sát thấy nồng độ cao peptide kháng khuẩn như cathelicidins trong bệnh trứng cá đỏ. Cathelicidins không những thúc đẩy quá trình thoát nhiều bạch cầu trung tính vào da, mà nó còn gây giãn mạch máu tại da. Dịch thoát khỏi mạch máu bị giãn gây phù nề, các citokin tiền viêm xâm nhập da làm tăng quá trình viêm. Các enzym protein kim loại mầm như enzym collagen, enzym sợi chun cũng xuất hiện tại thương tổn. Bình thường các enzym này có tác dụng làm lành vết thương và kiến tạo mạch máu. Ngược lại, trong bệnh trứng cá đỏ thì nồng độ cao của các enzym này có thể kích thích quá trình viêm, làm dày và cứng da. Kem dưỡng da mặt, bôi steroid làm bệnh nặng hơn.
Về điều trị, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Bệnh có tác dụng kháng viêm, giảm nề đỏ. Cần loại bỏ các yếu tố gây trứng cá đỏ như kem dưỡng da dạng dầu, steroid, ăn thức ăn cay nóng, tránh ánh sáng mặt trời.
BS. Phạm Cao
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
3 bước bạn không thể nào bỏ qua để có làn da không tì vết
Những ai thường có làn da nhăn nheo lỏng lẻo và làm sao để ngăn ngừa?
Làm thế nào để có được mái tóc óng ả và không dính bết
6 thành phần tự nhiên có thể bạn nên tránh
Câu trả lời từ chuyên gia da liễu: làm thế nào để trị mụn lưng và mụn cơ thể?
Đánh giá