11 December, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Biên tập viên Dermstore
Stress lâu dài thường sẽ âm thầm, dần dần làm rối loạn hàng rào bảo vệ da cho đến khi nó biểu hiện kích ứng và khiến bạn phải đối mặt với một trong những vấn đề dưới đây:
1. Mụn
Không nhất thiết phải là ăn một lượng lớn mỳ ống, rượu và đồ nướng mà khi chúng ta bị kích động (tất cả những thứ đó đều có thể gây bít tắc lỗ chân lông do viêm nhiễm). “khi bạn bị kích động, mức cortisol tăng cao và khiến cho tuyến dầu sản xuất nhiều dầu hơn,” theo Mona Gohara, chuyên gia da liễu tại Đại học Yale. “ Lớp dầu đó thường nuôi dưỡng những loại vi khuẩn gây mụn trên da, dẫn đến mụn.”
Mặc dù bạn không thể thay đổi cách hoạt động của cơ thể, bạn có thể giúp làm giảm lượng cortisol bằng cách thiền hoặc tập thể dục. Và nếu bạn biết mình đang chuẩn bị có những ngày stress ở phía trước, hãy thử liệu trình chăm sóc da với những hoạt động nhẹ nhàng như đắp mặt nạ hoặc dùng loại sữa rửa mặt giúp tẩy da chết giúp làm sạch lỗ chân lông khi tuyến bã nhờn đang hoạt động mạnh.
2. Chứng sờ tay lên mặt
Có một sự kết nối giữa não bộ và cơ thể , việc sờ tay lên mặt là một biểu hiện của lo lắng,” theo Dr. Gohara. “Nó báo cho não bộ một cảm giác ảo về việc kiểm soát stress, tuy nhiên trên thực tế thì sự cưỡng chế bắt nguồn từ việc lo lắng.” Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng stress cũng làm tăng truyền tín hiệu thần kinh gây ngứa ngáy trên da, do đó kể cả stress mức độ thấp cũng khiến bạn cho tay lên mặt và tìm mụn. Nếu bạn thấy mình bị ám ảnh bởi mụn hoặc đưa tay nặn hàng loạt mụn trên mặt cho đến khi chúng bị viêm nhiễm, Dr. Gohara khuyên nên dán miếng trị mụn để giữ cho da sạch và ngăn chặn những tổn thương da do nặn mụn. Và sau đó thì giấu chiếc gương trong tủ cho đến khi stress giảm bớt.
3. Khô da
"Quay lại thời kì nguyên thủy khi một chú sư tử đuổi theo bạn, mức adrenaline là một phần bản năng sinh tồn của bạn,” theo Dr. Gohara. “Nó làm tăng mức cortisol và chuyển máu về những cơ quan trọng yếu của cơ thể để bạn có thể chạy.” Điều này rất hữu ích vào lúc đó, nhưng còn bây giờ thì sao? Những hormone bẩm sinh sẽ gây bất ổn cho gương mặt bạn. Làn da bạn không phải là cơ quan quan trọng trong quá trình phản ứng chiến hay chạy đó, do đó mức cortisol lên cao dẫn đến thiếu nước và ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da,” cô cho hay. Bạn không thể nào ngăn cản được cảm xúc của mình, tuy nhiên điều chắc chắn bạn có thể làm là dùng kem dưỡng ẩm nhiều hơn trong thời gian bạn bị stress.
4. Mẩn đỏ
“Khi tim bạn bơm máu nhanh hơn do stress, mạch máu thường căng ra và mao mạch được giãn ra, có thể khiến cho mặt ửng đỏ lập tức và hình thành tình trạng rosacea,” theo Dr. Gohara. Do cortisol thường là chất kích hoạt viêm nhiễm, việc tăng hormone sẽ gây ra mụn, eczema và kích ứng. “Bạn có thể làm giảm viêm nhiễm và mẩn đỏ bằng cách uống và bôi thuốc, tuy nhiên bạn không thể kiểm soát những mạch máu kia bằng bất kì loại thuốc không kê đơn nào, cô cho hay.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải chịu đựng mẩn đỏ kéo dài, chỉ vì những phút giây kích động của bạn. “Một số tài liệu chỉ ra rằng niacinamide có thể làm dịu viêm nhiễm và mẩn đỏ,” theo Dr. Gohara, cô cho biết thêm, mộ thảo dược làm dịu và chữa lành da cũng hữu ích trong trường hợp này.
Theo Dermstore
Organics.vn dịch
Các bài gần đây
Cấp ẩm và dưỡng ẩm: đâu là sự khác biệt?
7 dấu hiệu của stress tác động lên làn da, tóc và móng
Đánh giá