17 September, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Tiến bộ qua từng thập kỉ, tuy nhiên mối lo ngại về độ an toàn và các chiêu marketing về kem chống nắng vẫn còn đó.
Kể từ năm 2007, khi mà EWG công bố Hướng dẫn về kem chống nắng (Sunscreen Guide) lần đầu tiên, thì nhiều sản phẩm kem chống nắng bán trên thị trường Mỹ đã trở nên an toàn hơn và các quy định liên bang đã bẻ gãy được những chiêu thức marketing giả mạo. Tuy vậy điều tra của chúng tôi tại hơn 750 loại kem chống nắng đi biển và kem chống nắng thể thao cho hướng dẫn hàng năm lần thứ 10 của chúng tôi thì phát hiện rằng vẫn còn nhiều vấn đề nghiêm trọng diễn tiếp.
Hầu như khoảng ¾ các sản phẩm chúng tôi kiểm tra có khả năng chống nắng kém hoặc chứa các thành phần đáng lo ngại như Oxybenzone, một chất gây rối loạn nội tiết, hay retinyl palmitate, một dạng vitamin A có thể gây hại cho da. Và mặc dù là khá ít, chính phủ vẫn cho phép phần lớn các hãng kem chống nắng khẳng định là chúng có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Vào năm 2011, Cục Quản lí Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) đưa ra luật định mới về kem chống nắng yêu cầu xó bỏ các cụm từ quảng cáo phóng đại như “waterproof” và “sweatproof” khỏi nhãn mác. Tuy nhiên FDA vẫn cho phép phần lớn các hãng khẳng định chúng có tác dụng ngăn ngừa ung thư da. Có rất ít bằng chứng khoa học cho rằng kem chống nắng là sản phẩm duy nhất làm giảm nguy cơ gây ung thư da, đặc biệt là u hắc tố ác tính, là loại ung thư da dễ gây chết người nhất. Cho dù ý thức về sự nguy hiểm khi tiếp xúc với tia cực tím từ nắng mặt trời ngày càng tăng, và đỏ hàng tỉ đô la cho công nghiệp chống nắng, u hắc tố ác tính vẫn tăng gấp 3 lần trong 3 thập kỉ qua.
Sau đây là một số xu hướng đáng nói trong vòng 10 năm qua:
Sự gia tăng về kem chống nắng khoáng (kem chống nắng vật lí)
Kể từ năm 2007, chúng tôi thấy sự gia tăng đáng kể về sự tồn tại của kem chống nắng chỉ có thành phần khoáng là duy nhất, tăng từ 17% số sản phẩm lên 34% trong năm 2016. Kem chống nắng chứa kẽm oxit và titan oxit được đánh giá cao theo phân tích của chúng tôi : chúng ổn định dưới nắng mặt trời, đem lại khả năng bảo vệ cả 2 loại tia UV (UVA và UVB) và thường không chứa các chất phụ gia độc hại.
Nhầm tưởng về giá trị của kem chống nắng có SPF cao
Người tiêu dùng thường chọn sản phẩm dựa trên chỉ số chống nắng SPF, hay yếu tố chống cháy nắng, và thường bị lầm tưởng là chỉ số càng cao càng tốt. Trên thực tế, chỉ số SPF cao là không cần thiết trong việc mang lại khả năng cao hơn trong việc chống lại tia UV - khiến da bị tổn thương và khiến người dùng càng phơi nắng nhiều hơn.
Năm 2011, FDA xác nhận rằng khẳng những quảng cáo chỉ số SPF cao “là hiểu lầm từ bấy lâu nay”, và đề nghị dán nhãn SPF 50+. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thành luật, và giá trị SPF vẫn tiếp tục bị thổi phồng lên: năm 2007, chỉ có 10 loại kem chống nắng trong danh sách của chúng tôi dán nhãn SPF 70 và cao hơn. Năm nay, chúng tôi phát hiện có 61 loại, bao gồm cả những loại quảng cáo SPF 100 và cao hơn.
Gia tăng sử dụng kem chống nắng chống tia UVA
Trong thập kỉ qua những chuyên gia da liễu và các nhà nghiên cứu về ung thư da đã kết luận rằng kem chống nắng không nên chỉ có tác dụng chống cháy nắng, chủ yếu gây ra do tia UVB, mà còn bảo vệ con người khỏi tia yếu hơn là UVA. Năm 2007, chỉ có 6 sản phẩm trong danh sách hướng dẫn của chúng tôi có chứa thành phần hoạt tính chống lại tia UVA. Năm 2011, FDA đặt ra quy định đầu tiên về kiểm nghiệm chống nắng phổ rộng, và năm nay hầu như tất cả các loại kem trong danh sách đều chứa thành phần chống tia UVA.
Tuy vậy quy định của FDA về kem chống nắng phổ rộng vẫn còn lỏng lẻo. Khi luật ban hành EWG xác định có 80% các sản phẩm sẽ đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm mới này nếu không thay đổi thành phần. Châu Âu đặt ra tiêu chuẩn cao hơn, đòi hỏi chống tia UVA tăng theo chỉ số SPF, đây là chỉ số chỉ phản ánh khả nắng chống UVB. Năm nay, chúng tôi ước tính hầu như mọi kem chống nắng chúng tôi đánh giá có thể vượt qua kiểm nghiệm của FDA, tuy vậy có khoảng nửa trong số chúng không đủ chỉ số chống tia UVA được bán ở châu Âu.
Chỉ số chống tia UVA sẽ không được cải thiện nếu FDA thông qua các thành phần cải tiến để cung cấp chỉ số chống nắng cao hơn. Năm 2014, tổng thống Obama kí Đạo luật cải tiến kem chống nắng, một luật định đẩy nhanh đánh giá về các thành phần mới, có tiềm năng cải thiện khả năng chống tia UV trong kem chống nắng ở Mỹ. Đạo luật này cho phép FDA xem xét hiệu quả hơn những thành phần được dùng thành công trong kem chống nắng trên thị trường quốc tế. FDA yêu cầu nhiều tài liệu từ các công ty sản xuất kem chống nắng về độ an toàn và hiệu quả của tất cả các thành phần hoạt tính đang chờ phê duyệt.
Mặc dù đáng lo ngại, kem chống nắng dạng xịt vẫn thống trị thị trường
Kem chống nắng dạng xịt rất phổ biến với người tiêu dùng. Năm 2007, chỉ dưới 20% kem chống nắng chúng tôi đánh giá là thuộc dạng xịt, năm nay, khoảng 30%.
EWG lo ngại rằng những sản phẩm xịt này sẽ mang lại nguy cơ người dùng hít phải và không cho độ phủ đủ dày trên da. Năm 2011, FDA cũng báo động điều này. Họ sẽ cấm nếu các công ty sản xuất kem chống nắng không trình đầy đủ các tài liệu chứng minh là kem chống nắng xịt bảo vệ da và không gây nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng. Chỉ khi các công ty chứng minh đầy đủ để phủ nhận mối lo ngại này, EWG cảnh báo mọi người nên tránh dùng loại này.
Vitamin A trong kem chống nắng
EWG vẫn đang quan ngại về những loại chất phụ phổ biến trong kem chống nắng, một dạng của vitamin A là retinyl palmitate, có thể gây hại cho da. Tài liệu kiểm nghiệm từ chính phủ cho thấy ung thư da và tổn thương trên động vật được điều trị với thành phần này khi tiếp xúc với nắng mặt trời.
Năm 2010, khi EWG lên tiếng lần đầu tiên về thành phần phụ này, gần 40% các sản phẩm được đánh giá có chứa vitamin A. Sau đó, việc dùng thành phần nguy hiểm này trong kem chống nắng giảm đi hơn nửa, chỉ 16% các sản phẩm trong nghiên cứu của chúng tôi năm 2016.
Oxybenzone trong kem chống nắng
Oxybenzone là thành phần chống tia UVA phổ biến trong kem chống nắng. Nó là chất gây rối loạn hormone và gây dị ứng. Được lấy mẫu bởi Trung tâm Kiểm soát và Bảo vệ dịch bệnh phát hiện thành phần này có trong 97% nước tiểu của người Mỹ. Mặc cho đây là mối quan tâm đang nổi rộ, ngành công nghiệp kem chống nắng vẫn tiếp tục dùng oxybenzone như là thành phần hoạt tính chủ yếu: 70% kem chống nắng không thuộc dạng khoáng (không phải kem chống nắng vật lí) được xác nhận có chứa chất này trong đánh giá năm nay.
Theo ewg.org
Organics.vn dịch
Các bài gần đây
5 tác dụng kỳ diệu của muối tắm với sức khỏe phụ nữ
27 bí quyết chống lão hóa cho mọi thời điểm
7 mẹo dễ dàng giải quyết các vấn đề làm hại tóc
7 loại tinh dầu là cứu tinh cho làn da
Làm sao để loại bỏ những đốm mụn bướng bỉnh
Đánh giá