16 July, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Tình trạng này xuất hiện sau 1 lần tôi đi hớt tóc và bị nhân viên hớt tóc dùng 1 cái khăn lạnh lau vào mặt, môi.Ngay sau đó, triệu chứng bệnh trên nhanh chóng xuất hiện.Tôi đã nhiều lần đến nhiều bệnh viện khác nhau khám và điều trị.Tôi đã sử dụng thuốc bôi trong thời gian 3 tháng (ngày nào cũng bôi); bôi, triệu chứng có giảm, nhưng bị lại khi trời nắng, nóng.Hy vọng được bác sĩ tư vấn.
(Nguyễn Thị H. N. - TP.HCM)
Môi được xếp là vùng bán niêm mạc. Đây là vùng tiếp giáp giữa môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể. Do đó môi sẽ có một số đặc trưng riêng biệt sau:
- Là điểm nhấn của khuôn mặt, thể hiện sức khỏe và sự tươi trẻ cho của mỗi người thông qua màu sắc và bề mặt môi.
- Là vùng da mỏng manh; dễ chịu tác động của ánh nắng mặt trời, thức ăn, hóa chất trong mỹ phẩm hoặc chất tẩy rửa, vi khuẩn hoặc vi nấm thường trú ở da; dễ bị lão hóa nhanh hơn da mặt.
- Rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên trong đường tiêu hóa như vi trùng/ vi nấm thường trú trong khoang miệng/ đường tiêu hoá, nước bọt, dịch tiết có chứa acid trong lòng dạ dầy…
Tổn thương môi khô, rát, sưng đỏ và dễ dính vào nhau có thể gặp trong một số trường hợp sau:
1. Nguyên nhân tại chỗ
a. Chàm môi do tiếp xúc với hóa chất, thức ăn.
b. Viêm môi do vi trùng hoặc vi nấm (thường trú trên da hoặc trong đường tiêu hóa) trên làn môi đã bị tổn thương có sẵn như khô môi do khí hậu chẳng hạn.
2. Nguyên nhân toàn thân
a. Một số bệnh nội khoa như bệnh hệ thống, trúng thuốc, rối loạn nội tiết nhất là bệnh lý của tuyến giáp…
b. Thiếu vitamins nhóm B (Niacin, Riboflavin, PP).
c. Bệnh lý ác tính của môi.
Như vậy với các dấu hiệu mà bạn đã mô tả thì bạn nên thực hiện những điều sau đây:
- Không tiếp xúc hóa chất: không dùng mỹ phẩm hoặc các chất tẩy rửa cho vùng môi.
Đặc biệt, việc dùng thuốc bôi môi như bạn đang đề cập có thể là một việc làm không đúng bởi vì đây có thể là chế phẩm được bào chế để bôi da chứ không phải để bôi môi. Do đó môi có thể bị dị ứng với chính tá dược có trong sản phẩm. Hơn thế nữa, với đặc tính của một loại thuốc bôi steroid dùng cho da, thuốc có thể gây bít tắt các tuyến tiết nuôi dưỡng môi làm cho tình trạng bệnh của bạn càng nặng hơn.
- Cân đối chế độ ăn uống sao cho cung đầy đủ vitamins nhóm B. Các vitamin này có nhiều trong hạt ngũ cốc, rau xanh, thịt, trứng, gan, sữa, men bia rượu…
- Dưỡng ẩm và chống nắng cho môi bằng vaselin, son dưỡng môi có chứa vitamin hoặc chất chống nắng.
Và đồng thời bạn cũng nên đến khám chuyên khoa da liễu để được điều trị tình trạng viêm môi, điều trị bằng thuốc kháng nấm hoặc kháng sinh nếu cần, chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân toàn thân…
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Cách xử trí khi bị dị ứng mỹ phẩm
Dấu hiệu bạn cần thay đổi sản phẩm chăm sóc da
9 cách giúp bạn luôn khỏe mạnh sau tuổi 40
Chăm sóc da nhờn vào mùa hè sao cho đẹp?
Chất chống oxi hóa trong chăm sóc da: Chúng hoạt động như thế nào?
Đánh giá