07 February, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Việc hình thành thói quen tốt khi đi ngủ không những giúp trẻ có giấc ngủ đêm chất lượng mà còn khiến bạn ngủ sâu giấc hơn. Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn.
Bạn có biết
Một vài nghiên cứu phát hiện rằng ánh sáng xanh từ màn hình máy vi tính có thể gây ức chế tiết hoc môn melatonin và làm gián đoạn giấc ngủ.
Thiết lập thói quen
- Đi ngủ và tỉnh dậy đúng giờ
Nếu bé được 6 tháng tuổi trở lên, hãy giúp bé đi ngủ và tỉnh dậy trong khoảng thời gian nhất định mỗi ngày. Giữ cho thời gian tỉnh ngủ của ngày trong tuần với cuối tuần dao động trong vòng 2 tiếng. Điều này giúp cơ thể trẻ hình thành nhịp sinh học điều độ. Nhịp sinh học cơ thể đã phát triển ở trể dưới 6 tháng tuổi nhưng bạn vẫn có thể khuyến khích trẻ hình thành thói quen lên giường và tỉnh ngủ đúng giờ.
- Tránh cho trẻ lớn ngủ ngày
Nếu bé được 5 tuổi trở lên, hãy tránh cho bé ngủ ngày. Ngủ ngày trên 20 phút có thể khiến bé trên 5 tuổi khó vào giấc và ngủ sâu ban đêm cũng như tỉnh giấc vào buổi sáng .
- Thư giãn trước khi lên giường
Hãy khuyến khích trẻ thư giãn trước khi đi ngủ. Các thói quen thường xuyên hàng ngày trước giờ ngủ như tắm, đọc truyện giúp bé cảm thấy dễ dàng ngủ hơn. Trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng muốn thư thái bằng cách đọc một cuốn sách, nghe nhạc du dương hay tập luyện các bài tập thở thư giãn. Điều này giúp cơ thể sẵn sàng bắt tín hiệu đi ngủ khi chúng xuất hiện.
- Giãn công việc vào buổi tối
Nếu lịch trình buổi sáng của bé bận rộn, hãy động viên trẻ chuẩn bị trước vào buổi tối như chuẩn bị sẵn quần áo mặc tới trường, chuẩn bị bữa trưa hay sắp đầy đủ sách vở từ tối.
Kiểm tra môi trường ngủ của trẻ
- Đảm bảo trẻ cảm thấy an toàn ban đêm
Nếu con bạn cảm giác sợ hãi khi lên giường hoặc sợ bóng tối, bạn có thể tán dương và thưởng cho bé bất cứ khi nào con đủ dũng cảm đương đầu. Ngoài ra, cũng nên tránh cho trẻ xem các chương trình tivi, các bộ phim, trò chơi máy tính hay các cuốn sách đáng sợ cũng sẽ giúp bé xoa dịu cảm xúc. Một số trẻ sợ hãi đi ngủ cũng cảm thấy khá hơn khi bố mẹ bật đèn sáng suốt đêm hay đặt chuông báo dưới gối.
- Kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng phòng ngủ của trẻ
Một không gian riêng tư, tĩnh lặng và tối là yếu tố quan trọng để có giấc ngủ ngon. Bạn có thể kiểm tra xem liệu phòng ngủ của con có quá sáng hay quá ồn. Việc tắt các thiết bị điện tử gây kích thích 1 giờ trước khi ngủ cũng mang lại hiệu quả không nhỏ, chẳng hạn nhạc to, chuông di động, màn hình máy vi tính và ti vi.
- Tránh dùng đồng hồ báo thức
Nếu con bạn dùng đồng hồ báo thức, hãy khuyến khích bé tắt chuông hoặc để ở những nơi không thể nhìn thấy.
- Cố gắng tham gia các hoạt động thư giãn trước giờ ngủ
Nếu bé không thể ngủ ngay lập tức, hãy cho bé thử làm gì đó thư giãn như nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách trong ánh đèn mờ. Vào các buổi sáng, bé nên rời khỏi giường khi tỉnh giấc thây vì cố gắng ngủ tiếp.
Khuyến khích trẻ sống lành mạnh và nạp nguồn dinh dưỡng tốt
- Ăn uống lượng vừa phải và ăn đúng giờ
Hãy đảm bảo bé có bữa tối thỏa mãn vào giờ hợp lý. Cảm giác đói hay quá no trước giờ ngủ sẽ khiến cơ thể dễ bị tỉnh táo hoặc không thoải mái. Điều này dẫn tới tình trạng cơ thể khó đi vào giấc ngủ.
- Vui chơi nhiều dưới ánh sáng tự nhiên
Hãy khích lệ trẻ tiếp xúc càng nhiều càng tối với ánh sáng tự nhiên ban ngày, đặc biệt ánh nắng buổi sáng. Điều này giúp cho cơ thể sản sinh melatonin đúng thời điểm bé cần đi ngủ. Một bữa sáng lành mạnh cũng giúp kích hoạt đồng hồ sinh học của trẻ.
- Tránh dùng cafein
Khuyên trẻ nên tránh dùng cafein – có trong các loại nước uống tăng lực, café, trà, socola và cocacola – hoặc tránh để trẻ dùng các loại đồ uống này vào chiều muộn hay lúc tối.
- Tập luyện thể dục
Các hoạt động và bài tập thể chất giúp trẻ từ 2 – 15 tuổi ngủ giấc dài hơn. Đương nhiên, chơi thể thao hoặc hoạt động quá tích cực vào tối muộn lại không nên làm. Sự kích thích và tăng thân nhiệt sẽ khiến cho cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn.
Các ý kiến khác
Nếu lo lắng và phiền muộn ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé, bạn có thể cùng trẻ tìm giải pháp ban ngày. Bạn có thể nói chuyện với trẻ về vấn đề này hoặc để trẻ viết ra giấy những lo lắng trong lòng.
Luôn tán dương trẻ mỗi khi bạn chú ý thấy bé đang cố gắng thay đổi mô hình giấc ngủ hoặc thử thiết lập một thói quen mới là ý tưởng hay.
Các vấn đề về giấc ngủ
Trên 40% trẻ nhỏ và trẻ tuổi teen gặp vấn đề về giấc ngủ.
Thiếu ngủ ảnh hưởng tới trẻ và người lớn theo những cách khác nhau, thường là tác động tiêu cực tới hành vi, cảm xúc, sự chú ý, các mối quan hệ xã hội và tác phong trong công việc hoặc ở trường. Ví dụ, bé có thể nhạy cảm hơn, gặp vấn đề về tập trung, chú ý, thậm chí có thể hay bị ốm hơn. Khi bạn thiếu ngủ, bạn sẽ dễ gặp vấn đề trong việc đưa ra quyết định, hay dễ buồn ngủ khi lái xe và gặp vấn đề về khả năng theo kịp mạch nói chuyện.
Hãy kiém tìm lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe nếu bạn lo ngại vấn đề với giấc ngủ đang ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, công việc học tập và các mối quan hệ của con. ĐỒng thời, trẻ cũng cần trợ giúp khi các vấn đề đó đang làm trẻ lo lắng, hoặc khi vấn đề kéo dài trên 2- 4 tuần.
Medshop.vn dịch
Theo raisingchildren
Đánh giá