25 January, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Tự chăm sóc
Khi lớn hơn, bé sẽ học cách để tự mình làm nhiều việc, từ cởi áo đến tự ăn sáng. Quan sát bé con của bạn trở nên độc lập hơn có cả niềm vui xen lẫn nỗi buồn nhưng dù sao đây cũng là một phần quan trọng trong việc phát triển cá nhân và xã hội của trẻ.
Thời điểm phát triển
Thời điểm có lẽ bé sẽ bắt đầu tự làm mọi việc là sau sinh nhật 1 tuổi. Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có tốc độ phát triển khác nhau và biết đâu con bạn lại hứng thú hơn trong việc học một hệ thống các kĩ năng trước khi nắm vững từng kĩ năng một. Vì vậy đừng quá lo lắng nếu bé nhà bạn phát triển không giống như những trẻ cùng tuổi khác.
Sự tiến bộ sẽ tăng lên nhanh chóng và cáu gắt khi được 18 tháng tuổi. Trong khi trẻ vẫn cần bạn giúp đỡ và quan tâm nhiều năm sau đó nhưng hầu hết trẻ đã có thể tự thực hiện một số việc chăm sóc cá nhân khi được khoảng 4 tuổi như mặc quần áo, rửa tay, xúc ăn và tự đi vệ sinh.
Cách thức phát triển
Mặc dù trẻ sẽ không có sự tiến bộ rõ rệt trong việc tự chăm sóc cho tới độ tuổi chập chững biết đi tuy nhiên đã xuất hiện những biểu hiện từ sớm. Khi 8 tháng tuổi, bé bắt đầu hiểu mối liên quan giữa vật thể và chức năng của nó – chải tóc bằng lược, nói chuyện bi bô trên điện thoại đồ chơi, vân vân.
Vài tuần sau đó, bé sẽ bắt đầu biết cách uống nước ở cốc và trong vài tháng bé đã có thể tự cầm cốc uống nước (bé có khả năng cầm cốc 1 tay cầm khi được khoảng 2 tuổi). 11 tháng tuổi, bé biết giơ tay hoặc chân để giúp mẹ thay đồ.
Chỉ vài tháng sau sinh nhật lần thứ nhất bé sẽ thực sự bắt đầu phát triển ý thức về bản thân. Được 18 tháng, trẻ có khả năng nhận ra chính mình trong gương – và không còn cố với tới hay chạm vào một ai khác trong gương như trước.
Và chẳng mấy chốc, bé sẽ trải qua giai đoạn nói “không” với nhiều thứ. Đây là cách bé khẳng định tính độc lập của bản thân.
7 việc tự chăm sóc nên trông đợi của bé
Khi ý thức về bản thân tăng lên, đồng nghĩa với việc gia tăng các thành tích đạt được trong việc tự chăm sóc ở trẻ. Bé sẽ phát triển một cách tự nhiên và tinh chỉnh các kĩ năng vận động qua 3 năm tiếp theo để thành thạo:
- Dùng dĩa và thìa: một vài trẻ bắt đầu muốn sử dụng các dụng cụ ăn uống khi chỉ 13 tháng tuổi và hầu hết trẻ tìm ra kĩ năng quan trọng này khi được 17 - 18 tháng tuổi. Khi lên 4, trẻ đã có thể dùng các dụng cụ ăn uống thành thạo như người lớn và sẵn sàng để học tác phong trên bàn ăn. Cho tới lúc đó, hãy chuẩn bị để giúp đỡ trẻ.
- Cởi quần áo: tuy rằng khả năng tự cởi đồ của bé có thể dẫn tới những trường hợp bạn phải đuổi theo con đang ở trần nhưng đây thực sự là một thành tích quan trọng. Hầu hết trẻ học được điều này khi 13 -24 tháng tuổi.
- Chải răng: Nhiều trẻ bắt đầu muốn làm việc này khi chỉ 16 tháng tuổi nhưng chắc chắn sẽ chưa thể thành thạo cho tới khi 3, 4 tuổi. Thậm chí, các nha sĩ cho rằng, trẻ sẽ không thể tự chải răng kĩ càng tới nhiều năm sau đó.
Các nha sĩ nhi khoa khuyến cáo các bậc phụ huynh nên giúp trẻ làm sạch răng cho tới khi bế tới tuổi đi học hoặc sau đó nữa. Hoặc, nếu trẻ thích tự chải, hãy cho bé tự làm việc này vào buổi sáng. Hay, để bé chải trước rồi sau đó bạn giúp trẻ làm sạch răng thêm.
Rửa và làm khô tay: kĩ năng này phát triển khi trẻ được 24 tháng tuổi và một số bé nên học kĩ năng này sớm hơn, cùng lúc với giai đoạn tự đi vệ sinh – bạn sẽ không muốn con làm lan rộng vi khuẩn khắp nơi.
- Mặc đồ: con bạn sẽ có thể tự mặc quần áo rộng khi 2 tuổi tuy nhiên phải cần thêm vài tháng tiếp theo để mặc được áo sơ mi và vài năm nữa hoặc lâu hơn để tự mặc được hết quần áo. Và lúc này, bé cũng tự biết tháo giầy dép của mình.
- Dùng nhà vệ sinh: hầu hết trẻ chưa sẵn sàng về mặt thể chất để có thể tự đi vệ sinh cho tới khi ít nhất 18 – 24 tháng tuổi. 2 dấu hiệu quan trọng trẻ sẵn sàng thực hiện kĩ năng này bao gồm khả năng kéo quần lên và xuống cùng với việc nhận ra cảm giác buồn mót trước khi khi quá trình này xảy ra thực sự.
- Chuẩn bị bữa sáng: trẻ 3 tuổi đã có thể tự chuẩn bị cho mình 1 bát ngũ cốc khi cảm thấy đói và hầu hết trẻ làm được điều này khi 4 tuổi rưỡi. Nếu con bạn muốn tự khuấy, tự chuẩn bị, bạn có thể để sẵn hộp ngũ cốc cỡ vừa nhỏ và sữa trên tủ chè và tủ lạnh.
Những điều tiếp theo
Năm tháng trôi qua, càng ngày bé sẽ càng hoàn thiện kĩ năng tự chăm bản thân. Trước khi bạn nhận ra điều đó, bé có thể đã biết thắt dây giày và tự tắm – và sẽ mất thêm thời gian để bé có thể tự giặt giũ và nấu ăn, đừng để bé chỉ biết vùi đầu vào ti vi.
Vai trò của bạn
Khích lệ trẻ luôn là chìa khóa của vấn đề. Bất kì khi nào bé thử thực hiện các kĩ năng mới, dù thành công hay không, hãy nói với trẻ rằng bạn tự hào vì nỗ lực của bé đồng thời động viên trẻ thử làm lại.
Cùng với khích lệ, bạn đừng nên quá vội giúp đỡ trẻ. Bé cần đủ thời gian để tự mình làm được, với tốc độ riêng (không nên đặt áp lực trước khi bé sẵn sàng).
Hãy linh động. Nếu để trẻ học rửa tay đồng nghĩa với những lộn xộn ở nhà tắm vài ngày, cho bé học mặc đồ nghĩa là bé dành cả tuần chạy vòng quanh khắp nhà với áo, váy, quần, vân vân. Song, càng luyện tập bé sẽ càng thành thạo.
Hãy luôn để mắt tới bé khi trẻ bắt đầu thử nghiệm tự làm việc gì đó. Bạn cũng có thể đặt ra các giới hạn và giải thích với trẻ: nói với trẻ tại sao việc để bé tự thái thịt hay bật lò vi song sẽ không an toàn. Có thể bé không hài long nhưng sẽ hiểu vấn đề.
Khi nào cần lo ngại
Mỗi trẻ phát triển các kĩ năng theo tốc độ khác nhau, một số thì nhanh hơn những trẻ khác nhưng nếu 2 tuổi mà bé không hứng thú tự làm việc gì, bạn hãy đưa trẻ đi kiểm tra. Hãy luôn nhớ, những bé sinh non sẽ nắm được các kĩ năng này và kĩ năng khác muộn hơn trẻ cùng trang lứa.
Medshop.vn dịch
Theo Babycenter
Đánh giá