24 January, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Thanh thiếu niên là giai đoạn thử nghiệm những thứ mới mẻ - và với 1 số người trẻ tuổi, có cả việc thử uống rượu bia. Nếu được thông báo về các nguy cơ và một vài phương án dự phòng, bạn có thể giúp trẻ tránh được các tác hại nguy hiểm của rượu.
Bạn có biết
Thanh niên úc tuổi từ 12 -17 hầu như được tiếp xúc với rượu do người thân hơn là từ các nguồn khác.
Những điều cần biết
Đối với nhiều người trẻ, thử uống rượu là 1 phần bình thường của việc trưởng thành
Các bạn tuổi vị thanh niên thường học làm theo bạn bè của mình hay các phương tiện truyền thông về cách hành xử khi uống rượu. Chẳng hạn, có bạn và “giống họ” rất quan trọng với trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc trẻ có tập uống rượu hay không – có thể bé uống để làm vừa lòng bạn bè của chúng hay để giống với việc họ làm. Một số trẻ vị thành niên thích cái cảm giác rượu mang lại cũng như địa vị nó mang lại so với các bạn cùng nhóm chơi. Một số lại thấy rượu rất hấp dẫn vì trẻ cảm giác như đang được làm điều mạo hiểm hay trở thành người lớn.
Đối với hầu hết người trẻ tuổi có dùng rượu, sẽ chẳng có các tác động lâu dài. Song, với một số trường hợp, việc dùng rượu tuổi thanh thiếu niên sẽ gây nên các vấn đề mãn tính, thậm chí nghiện rượu. Và với một số bạn, uống rượu có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề khác.
Rượu là loại thuốc được dùng phổ biến nhất và nguy hại nhất đối với người trẻ tuổi, và đây cũng là lựa chọn của người Úc mọi lứa tuổi.
Uống gì an toàn
Câu trả lời ngắn gọn là: không gì cả. Rượu không an toàn cho người dưới 15 tuổi.
Khi uống, rượu ảnh hưởng tới não, cản trở não phát triển bình thường. Thanh thiếu niên là thời điểm quan trọng cho sự phát triển não bộ, với vô vàn các kết nối thần kinh mới và nhiều lối mòn được hình thành. Rượu có thể ngăn cản quá trình này, thậm chí có thể gây ra các tổn thương.
Và bạn càng bắt đầu uống rượu sớm thì các dễ mắc các vấn đề liên quan tới rượu khi lớn. Những người bắt đầu uống rượu trước 15 tuổi sẽ tăng gấp 4 lần nguy cơ bị lệ thuộc vào rượu so với những người uống lần đầu năm 21 tuổi.
Tuổi được phép dùng đồ uống có cồn tại Úc và các vùng lãnh thổ là 18. Hiện nay Hội đồng Nghiên cứu và sức khỏe y tế trung ương đưa ra khuyến cáo với những người dưới 15 tuổi tuyệt đối không dùng đồ uống chứa cồn.
Hậu quả khi người trẻ dùng rượu
Ảnh hưởng tới cơ thể và hành vi ứng xử
Rượu ảnh hưởng tới cơ thể theo nhiều cách. Ban đầu, nó có thể giúp giảm căng thẳng và khiến người uống cảm thấy thư thái hơn. Tuy nhiên, khi lượng rượu uống vào tăng lên, người dùng sẽ cảm thấy uể oải, mất thăng bằng và mất khả năng phối hợp, nói líu, suy nghĩ chậm và có thể buồn nôn hoặc nôn.
Khi lượng cồn trong máu tiếp tục tăng lên, hành vi và ứng xử trở nên tồi tệ, tăng nguy cơ bị tai nạn, chấn thương hoặc gây gổ bạo lực. Ở mức độ cực nặng, rượu còn có thể gây mất ý thức hay suy giảm hô hấp.
Rất nhiều bạn tuổi teen không hiểu biết về tác động của rượu lên cơ thể cũng như cách rượu ảnh hưởng tới teen dù với 1 lượng nhỏ.
Ảnh hưởng tới khả năng đưa ra quyết định
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của trẻ tuổi vị thành niên là học cách quyết định độc lập và có trách nhiệm. Một số quyết định đưa ra rất tốt nhưng có những khi chưa tốt- phạm lỗi và rút ra bài học từ đó là một phần của quá trình này.
Nhưng khi bạn đưa rượu vào quá trình quyết định này, hậu quả để lại có thể rất nghiêm trọng. Nguyên nhân là do rượu khiến người ta làm những việc mà khi cân nhắc lại sẽ không thực hiện.
Chẳng hạn, một người trẻ dưới tác động của rượu có thể sẽ:
- là nạn nhân của các vụ ẩu đả hoặc đấu khẩu hoặc tự gây ra hành động đó.
- sex không an toàn hay không có khả năng cưỡng lại sự cám dỗ tình dục và bị tấn công tình dục.
- bị ảo giác, ảo tưởng dễ dẫn tới tai nạn hoặc chấn thương.
- bị ngộ độc rượu và mất nhận thức.
- bị thương khi bơi lội, chơi thể thao, leo núi hay chỉ là băng qua đường.
- gặp rắc rối trong việc thực hiện cam kết tại trường học hay nơi công sở.
- phạm luật hay gặp rắc rối với cảnh sát.
- mất kiểm soát, ứng xử không phù hợp và gây tổn hại các mối quan hệ quan trọng với bạn bè và gia đình.
Nếu con bạn đang dùng đồ uống chứa cồn hay các thuốc gây nghiện khác – hay chỉ là suy nghĩ của bạn- hãy đọc bài báo sau helping teenagers who are using alcohol and other drugs. (hay Cách giúp đỡ teen đang dùng rượu và các thuốc gây nghiện khác). Bài viết chứa các thông tin về dấu hiệu của việc sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện cũng như các lựa chọn nhằm giúp đỡ trẻ trong trường hợp đó).
Vai trò của bạn
Bạn và những người lớn quan trọng khác với trẻ có ảnh hưởng sâu rộng tới việc dùng rượu của trẻ.
Vai trò của việc làm gương
Có lẽ bạn sẽ không thể khiến trẻ ngừng dùng rượu song vẫn có thể trở thành tấm gương về những thói quen an toàn giúp trẻ noi theo. Ví dụ, bạn có thể gửi tới trẻ thông điệp mạnh mẽ về dùng đồ uống chứa cồn bằng cách chỉ thỉnh thoảng uống, uống điều độ và cư xử đúng mực. Đôi khi, cách bạn nói chuyện về đồ uống và thuốc cũng mang đến cho trẻ những thông điệp quan trọng. Chẳng hạn, hãy suy nghĩ về những gì người lớn nói và trẻ nghe được như “Tôi cần uống chút gì đó – nay quả là một ngày làm việc tồi tệ”.
Những thông điệp an toàn
Để hạn chế trẻ dùng và tiếp xúc với đồ uống chứa cồn tại nhà hoặc các nơi khác, bạn có thể củng cố thông điệp về an toàn và sự điều độ bằng cách nói với trẻ từ khi còn nhỏ. Chẳng hạn, những điều bạn có thể chia sẻ với con bao gồm uống rượu trong môi trường an toàn, không uống quá nhiều và không uống khi lái xe.
Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể chia sẻ các thông tin thực tế cho trẻ về:
- Uống hợp lý – nghĩa là không uống khi đói, uống nước lọc xen kẽ với đồ uống chứa cồn, cẩn thận khi uống rượu tại những môi trường không biết hay không an toàn (với người lạ, tại những sự kiện lớn và tại những bữa tiệc không có người lớn) đồng thời chơi với cả những người bạn không dùng rượu bia.
- Kích cỡ của vật chứa tiêu chuẩn – rất nhiều người không chắc chắn về lượng chất cồn có trong một ly/chén. Một cốc hoặc 1 chai nhỏ thường có thể tích lớn hơn vật chứa tiêu chuẩn.
- Những nguy cơ sức khỏe tức thì và lâu dài của việc uống rượu bia.
- Những cách rượu bia có thể khiến bạn vướng vào một số tình huống nguy hiểm.
Nếu bạn thân thiết với con, sẽ dễ dàng hơn để nêu vấn đề này với trẻ, vì thế hãy luôn gần gũi với con. Dùng các biện pháp tích cực để điều chỉnh hành vi của trẻ cũng rất hữu ích.
Nếu bé có kế hoạch tổ chức tiệc tại nhà hay được mới tới dự tiệc nhà bạn, hãy tìm một số cách để truyền tải thông điệp về an toàn khi uống rượu bia cho trẻ. Chẳng hạn, tốt nhất nên đặt ra một số quy định nền tảng ngay từ đầu về việc trẻ có được dùng đồ uống chứa cồn hay không và nếu được thì bao nhiêu.
Nói chuyện với trẻ nhỏ về chất gây nghiện và rượu bia
Ngay cả trẻ nhỏ 5 tuổi cũng đã có những quan niệm riệng về rượu bia, vì thế nói chuyện với trẻ về những vấn đề này là ý tưởng rất tốt.
Trước khi trẻ tới tuổi đi lớp, bạn có thể cởi mở và chân thành về các câu hỏi trẻ đặt ra song không cần thiết phải đưa ra chủ đề rượu bia.
Khi trẻ đi lớp vài năm, bạn đã có thể trò chuyện tán ngẫu với trẻ về chuyện rượu bia. Có thể bắt đầu bằng câu hỏi đại loại như “Lớp con đã khi nào bàn về chuyện bia rượu chứa? Các bạn nói gì? Và con nghĩ thế nào?”. Bạn có thể dùng những mẩu hội thoại này như một cơ hội để chia sẻ với trẻ những điều thực tế về rượu bia như tác động của nó tới cơ thể hay cách rượu bia ảnh hưởng tới quyết định của người uống. Bạn cũng có thể dùng những lời này để thảo luận với con về các giá trị và kỳ vọng về việc dùng rượu trong gia đình.
Medshop.vn dịch
Theo Raisingchildren
Đánh giá