24 December, 2013 0 nhận xét Nhận xét
Có không thiếu gì cách khiến 1 đứa trẻ bị thương. Các bậc phụ huynh có thể đã che chắn trong nhà, luôn thắt đai an toàn khi trẻ ngồi trên ô tô và không bao giờ để trẻ một mình trong bồn tắm – nhưng trẻ vẫn sẽ tìm ra những cách kì lạ để tự làm tổn thương mình.
“Chúng ta sống trong thế giới do người lớn tạo ra, vì sự thuận tiện của người lớn – và sự an toàn của trẻ nhỏ thường không được cân nhắc tới” suy nghĩ của bác sĩ Gary Smith, giám đốc Center for Injury Research and Policy at Nationwide Children's Hospital in Columbus, Ohio. Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể đe dọa trẻ, từ cái ti ti lung lay hay những viên xà phòng giặt màu sắc.
Smith cho rằng sự giám sát của cha mẹ thường không đủ để trẻ tránh khỏi bị thương và thực tế cha mẹ cũng không thể dành 100% thời gian cho trẻ. “Vẫn có những sai sót khi trông nom trẻ”, Smith nói.
Cha mẹ cần biết khi nào có thể quay đi làm việc khác vì trẻ đang ở nơi an toàn, khu vui chơi quen thuộc và tình huống nào bạn cần quan sát trẻ mọi lúc - chẳng hạn khi trẻ trong hoặc gần nước.
Sau đây là 9 cách trẻ có thể tự làm mình bị thương, bao gồm những mối đe dọa mà ngay cả những ông bố bà mẹ chú ý an toàn cũng không ngờ tới.
1. Nhà phaoSố lượng trẻ bị thương trong nhà phao đang dần tăng lên. Theo báo cáo năm 2012 trên tạp chí Pediatrics ước tính có gần 65.000 trẻ được cấp cứu tại Mỹ vì những chấn thương do chơi trong nhà phao từ năm 1990 – 2010.
Hơn ½ các vụ trấn thương xảy ra ở trẻ 6 – 12tuổi, hơn 1/3 là ở trẻ dưới 5 tuổi. Hầu hết tai nạn là do ngã, thường là bong gân hoặc gãy xương, ở tay và chân là chủ yếu.
Smith giải thích: “Chúng tôi không nói rằng trẻ không nên chơi nhà phao vì chúng tôi muốn trẻ có lối sống năng động”. Nhưng, sự giám sát của người lớn là cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa sự va chạm và những nguy hiểm khác như trượt ngã. Ông gợi ý nên cho trẻ chơi nhà phao có cùng cân nặng và độ tuổi.
Pin nút nhỏ, tròn và sáng sẽ dễ dàng thu hút những đứa trẻ tò mò. Và những pin hình đồng xu ở nhà lại càng thu hút trẻ hơn do loại pin này đang dần trở nên phổ biến dùng cho đồ chơi, điều khiển tivi, camera. Thực tế, một nghiên cứu gần đây liên quan tới pin nút, có gần 84% trẻ phải cấp cứu có liên quan tới pin, trong khoảng thời gian từ năm 1990 – 2009.
Những vụ trẻ vô tình nuốt pin có chất lithi ngày càng trở nên phổ biến.
“Pin có thể bị tắc và đốt cháy, gây thủng thực quản trong vòng chưa đầy 2 tiếng”.
Để ngăn chặn những tai nạn thế này, cha mẹ nên đóng chặt phần để pin của dụng cụ cần dùng và bảo quản pin thừa ở nơi trẻ không với tới.
3. Viêm da do ghế ô tôTrẻ nhỏ có thể bị nổi những nốt mẩn đỏ, to và ngứa hay loại bệnh mới gọi là viêm da do ghế ô tô.
Nguyên nhân thường là do nóng, bề mặt ẩm ướt , bóng và chất liệu giống nilon gây nên phản ứng với da bé. Bệnh thường gặp ở thời điểm cuối mùa xuân và đầu mùa thu, các nốt mẩn đỏ hay xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ghế như lưng trẻ, chân, khuỷu tay và da đầu.
Các chuyên gia da liễu vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân chính xác nhưng họ nghi ngờ là do da bé mẫn cảm với một loại bọt dùng để sản xuất ghế sợi nilon này hoặc phản ứng với chất chống cháy nhà sản xuất dùng để ngừa nấm mốc. Có thể tránh dị ứng cho trẻ bằng cách thay barie bằng gối cotton hoặc bằng tấm vải mềm để ngăn tiếp xúc giữa da bé và bề mặt ghế.
4. Hội chứng garo tóc sợiCha mẹ thích chơi trò đếm bằng ngón tay, chân của trẻ. Nhưng nếu 1 sợi tóc hoặc một sợi gì đó vô tình cuốn vào ngón của trẻ có thể sẽ làm ngưng lưu thông máu.
“Tôi từng thấy vết đau như thế này rồi nhưng hầu hết cha mẹ thì chưa từng nghe nói về nó” – Smith chia sẻ. Rất khó cho cha mẹ khi để ý một sợi tóc hay sợi vải thắt chặt xung quanh ngón tay, chân hay dương vật của bé – 3 nơi dễ xảy ra hội chứng này. Thay vào đó, cha mẹ hãy chú ý nếu ngón chân trẻ phồng tấy lên và trẻ khóc không thể dỗ được vì đau. Giải pháp lúc này là gỡ bỏ thứ cuốn thắt vào trẻ để tránh thương tổn vĩnh viễn.
5. Bột giặt dạng viênCác chuyên gia về an toàn cảnh báo trẻ em có thể nhầm lẫn những viên chất tẩy có màu bắt mắt là kẹo và nuốt vào bụng.
Theo Smith, người từng chứng kiến nhiều vụ trẻ hôn mê do nhầm lẫn này nói “Đây là vấn đề ngộ độc nghiêm trọng”.
Năm ngoái, Trung tâm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Mỹ Centers for Disease Control and Prevention đã cảnh báo khách hàng về những viên thuốc giặt tẩy này là “tai họa sức khỏe cộng đồng khẩn cấp”, đặc biệt với trẻ nhỏ hơn hoặc bằng 5 tuổi.
Mặc dù những viên giặt tẩy này mới chỉ có mặt trên thị trường Mỹ từ năm 2010, đã có gần 1 nửa trẻ phơi nhiễm với xà phòng loại này được báo cáo với trung tâm chống độc từ khoảng giữa tháng 5 - giữa tháng 6 năm 2012.
Các triệu chứng phổ biến nhất có thể nhìn thấy khi trẻ nuốt xà phòng này vào bụng bao gồm nôn mửa, ho, khó thở và hôn mê.
Nam châm từng là mối nguy hại gây ngạt thở đối với trẻ nhỏ. Smith nêu ra một mối quan tâm mới về loại nam châm đất hiếm cực mạnh có khả năng gây ra nguy hiểm đặc biệt cho trẻ.
Loại nam châm nhỏ, tròn này được coi là thuốc giảm stress cho người lớn và được bán như Buckyballs và Zen Magnets nhưng có thể trẻ hoặc các teen vô tình nuốt vào khi chơi hay giả vờ chúng là khuyên lưỡi hay khuyên môi.
Nuốt 2 hoặc nhiều hơn loại nam châm này sẽ rất nguy hiểm vì chúng có thể hấp dẫn lẫn nhau trong ruột, gây tắc, phá hủy mô và thậm chí là tử vong.
Từ năm 2008, Ủy ban an toàn thực phẩm tiêu dùng Mĩ (CPSC) đã nhận được trên 200 báo cáo về việc trẻ nhỏ nuốt phải nam châm vào bụng, một số trường hợp cần phẫu thuật khẩn cấp để lấy nam châm ra, bảo vệ tính mạng.
7. Cầu trượtCho trẻ mới biết đi ngồi trong lòng người lớn rồi chơi cầu trượt có vẻ là một cách an toàn. Nhưng khi cha mẹ trượt xuống với trẻ sẽ tồi tệ hơn là tốt. Thực ra, làm như vậy sẽ tăng nguy cơ phải cấp cứu vì gãy chân, bác sĩ chia sẻ.
Khi ngồi trong lòng cha mẹ để trượt xuống, giầy/dép cao su của bé có thể bị vướng vào thành cầu trượt không nhẵn nhụi hoặc bề mặt nhựa, khiến cho chân khó thoải mái vì sức đẩy dư thừa từ trọng lượng của người lớn. Cha mẹ cũng sẽ có thể ngã đè lên trẻ sau khi trượt xuống.
Smith khuyến cáo cha mẹ cùng trẻ chơi cầu trượt chỉ nên giúp bé đặt chân cho đúng khi trượt. Nói cách khác, không nên để trẻ trong lòng người lớn khi chơi cầu trượt.
Một số người khác khuyên nên cho trẻ tự chơi, dưới sự giám sát của cha mẹ.
Đồ ăn vặt không phải là mối nguy hiểm duy nhất trong các cửa hàng mua bán. Theo báo cáo của Học viện Nhi khoa Mỹ, các vụ tai nạn do xe đẩy hàng khiến trên 23.000 trẻ phải cấp cứu một năm.
Các vụ bị thương do xe đẩy hàng thường là do ngã xuống bề mặt cứng hay khi xe đẩy bị trượt gây tai nạn ở đầu và cổ hoặc gãy xương.
“vấn đề là, xe đẩy hàng không bao giờ được thiết kế để trở thành phương tiện vận chuyển an toàn với trẻ; chúng được thiết kế để vận chuyển hàng hóa” – Smith giải thích. Các tai nạn có thể xảy ra khi trẻ lái bên ngoài xe đẩy hoặc đu lên thành xe, đứng trong giỏ hàng hoặc trèo ra ngoài xe đẩy. Smith cho biết để trẻ ngồi thấp trong xe đẩy là tốt nhất.
Trẻ nhỏ thường trèo lên tủ bát đĩa, giá sách hoặc tủ để đồ để cố gắng với lấy đồ chơi hoặc tivi – đôi khi, xảy ra nguy hiểm chết người. Những vật nặng này có thể rơi xuống đầu trẻ, đổ vào người trẻ hay ai đó phía dưới – gây thương tổn hoặc thậm chí gây thiệt mạng.
Một báo cáo công bố năm trước bởi CPCS cho thấy 349 người Mỹ - 84% là trẻ nhỏ hơn 9 tuổi - thiệt mạng trong thời gian từ năm 2010 – 2011 khi bị ti vi, đồ đạc hoặc các thiết bị khác đè lên.
Nghiên cứu cũng ước lượng có hơn 25.000 trẻ em bị thương mỗi năm cùng nguyên nhân trên.
Trong đó, Smith chia sẻ, có khoảng ½ các tai nạn là do ti vi đổ xuống. Ông nghi ngờ con số này có khả năng sẽ tăng vì ngày càng có nhiều gia đình sắm tivi màn hình phẳng, siêu nhẹ và để chiếc ti vi nặng hơn, cũ hơn vào phòng nào đó không có kệ kê tivi phù hợp hoặc thiết bị neo để ổn định trọng lượng và kích cỡ của tivi.
Kết luận: Các yếu tố nguy hiểm tiềm tàng có thể gây thương tổn - thậm chí là thiệt mạng - trẻ em. Vì vậy, hãy thực hiện những bước trên đây để giữ trẻ an toàn.
Medshop.vn dịch
Theo Myhealthnewsdaily
Các bài gần đây
8 khác biệt giữa bé trai và bé gái
Tám loại thực phẩm giúp chống dị ứng
7 lợi ích từ rễ maca với nữ giới
7 Keto
6 sai lầm nghiêm trọng khi cho con ngủ của các bậc phụ huynh và cách phòng tránh
Đánh giá