Medshop.vn
Bỏ qua
Menu
Đăng nhập | Đăng ký
Giỏ hàng – 0 Sản phẩm
Hãy gọi cho chúng tôi!
  • 024 3787 5448 / 096 224 1919
  • 0915 075 990 / 096 336 1919
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
    • Trang chủ
      • Your heading

      • Giới thiệu
      • Organics.vn
      • Liên hệ
      • Thông báo nghỉ Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023
    • Fertilaid
      • Cơ sở khoa học

      • Cơ sở khoa học điều trị vô sinh nam
      • Cơ sở khoa học điều trị vô sinh nữ
      • Cơ sở khoa học vitamin bầu Peapod
      • Q&A về vô sinh

      • Tổng quan về vô sinh hiếm muộn
      • Vô sinh hiếm muộn ở Nam
      • Vô sinh hiếm muộn ở nữ
      • Fertilaid điều trị hiệu quả Vô sinh
      • Đại diện phân phối

      • Phân phối độc quyền tại Việt Nam
      • Vô sinh - Hiếm muộn
      • Công bố chất lượng
      • Khách Thụ thai thành công

      • Thụ thai thành công nhờ Fertilaid
      • Phần 2
      • Phần 3
      • Phần 4
      • Phần 5
    • Dreambrands
      •  

      • Phân phối độc quyền
      • Gel kích thích điểm G
    • Sản phẩm
      •  

      • Phân phối độc quyền
      • Sức khỏe sinh sản
      • Sức khỏe tình dục
      • Gel kích thích & bôi trơn
      • Tiền mãn kinh - Mãn kinh
      •  

      • Tim mạch - Tiểu đường
      • Giải độc - Chống oxi hóa
      • Tiêu hóa - Gan thận
      • Bổ não - Tăng trí nhớ
      •  

      • Mắt - mũi - tai - răng
      • Làm đẹp
      • Dụng cụ hỗ trợ khác
      • Xương khớp
      •  

      • Vitamin & Khoáng chất
      • Tăng sức đề kháng
      • Tất cả sản phẩm
      • Khuyến mại - Quà tặng
      • MỸ PHẨM HỮU CƠ ORGANICS.VN
    • Mua hàng
      • Mua hàng

      • Điều khoản thanh toán
      • Điều khoản giao dịch
      • Điều khoản đổi trả hàng
      • Điều khoản đặt tiền trước
      • Điều khoản chấm dứt hợp đồng
      • Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân
      • Chính sách giao hàng
      • Điều khoản trích dẫn
      • Khuyến mại - giảm giá
    • Kiến thức
      • Your heading

      • Nuôi dạy trẻ
      • Bệnh
      • Mang thai
      • Sức khỏe tình dục
      • Sức khỏe sinh sản
      • Xử lý khẩn cấp
      • Vitamin & Khoáng chất
      • Sức khỏe tổng thể
      • Chia sẻ tổng hợp
      • Tin tức hàng ngày
      • Cân bằng nội tiết hỗ trợ thụ thai
      • Tăng chất lượng trứng
      • Mỹ phẩm hữu cơ chăm sóc da
      • Giới thiệu về Mỹ phẩm hữu cơ Organics.vn
    Medshop.vn
    Home › Nuôi dạy trẻ › Thói quen ngủ của trẻ tuổi tập đi

    Thói quen ngủ của trẻ tuổi tập đi

    07 January, 2014 0 nhận xét Nhận xét

    Thói quen ngủ của trẻ tuổi tập đi: thở mạnh, mồ hôi trộm, lắc đầu mạnh và hơn thế nữa

    Các hành động ngủ bình thường của trẻ tuổi chập chững biết đi là gì?

    Hầu hết các bậc cha mẹ đều đồng ý rằng hành vi ngủ bình thường của trẻ tuổi này chính là tiếng thở đều. Tuy nhiên, bé con nhà bạn vẫn có thể làm tất cả các loại hành động khác nhau khi ngủ - nhiều khi là các hành động kì quặc hay đáng lo ngại. Đa số thì hoàn toàn bình thường, không đáng bận tâm song đôi khi, một số hành vi lại nên được kiểm tra.

    Thở mạnh, ngủ ngáy và thở bằng miệng

    Nếu khi ngủ mà bé thở dốc, tạo ra các âm thanh mạnh hay thở bằng miệng, có lẽ bạn nên đưa bé đi khám. Nếu bé chỉ thở mạnh 1 lúc hay khi bé bị cảm mạo, nghẹt mũi thì bác sĩ sẽ bảo bé không làm sao. Nhưng vì việc thở mạnh có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nên Viện nhi khoa Mỹ khuyến cáo bạn nên đưa bé đi kiểm tra cho an toàn.

    Nếu là do nghẹt mũi, hãy dùng máy tạo độ ẩm để việc thở dễ dàng hơn. Còn nếu bé bị dị ứng do vật nuôi thì bạn hãy đưa trẻ vào phòng, tách biệt với thú nuôi là ổn.

    Còn khi bé thở dốc, mạnh, ngưng thở hay quá khó thở hoặc khò khè, có thể bé đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, có tên gọi ngưng thở khi ngủ.

    Các nguyên nhân phổ biến nhất của chứng bệnh này ở trẻ là do amindan và vòm họng mở rộng ra (các tuyến phía trong cổ họng ngay sau mũi). Các yếu tố khác bao gồm béo phì và do đặc tính vùng mặt nhất định như cằm rút xuống và hở hàm ếch.

    Chứng ngưng thở khi ngủ tiến triển mạnh nhất khoảng giữa giai đoạn 3 – 6 tuổi khi vòm họng và amidan mở rộng nhất so với kích cớ đường hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, trẻ dưới 3 tuổi vẫn có thể gặp trường hợp này.

    Do tình trạng này làm rối loạn giấc ngủ nên bạn cần chú ý rằng trẻ có xu hướng buồn ngủ trong những ngày phải đặt chuông báo thức. Trẻ gặp tình trạng này cũng trở nên cáu bẳn và dễ bị kích thích hơn đồng thời có khả năng gặp các vấn đề về hành vi ứng xử.

    Nếu không chắc chắn bé bị chứng ngưng thở khi ngủ, hãy ghi âm lại nhịp thở khi bé ngủ và mang tới bác sĩ kiểm tra. Nếu bác sĩ cho rằng cần kiểm tra them, họ sẽ giới thiệu với bạn các chuyên gia về tai, mũi họng hoặc chuyên gia về giấc ngủ để đánh giá tiếng thở của trẻ.

    Các chuyên gia sẽ khuyên bạn tiến hành nghiên cứu giấc ngủ của bé. Thí nghiệm này sẽ được thực hiện ở phòng thí nghiệm trong bệnh viện. Nhịp thởi, nhịp tim, nồng độ oxy, cacbon sẽ được kiểm tra trong suốt giấc ngủ để xác định biện pháp xử lí nếu cần thiết. Nếu vấn đề do amidan và vòm họng mở rộng, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành cắt hoặc nạo amidan – một thủ thuật tương đối đơn giản giúp giải quyết vấn đề.

    Nếu thủ thuật đơn giản này không giải quyết được tình hình hoặc bác sĩ khuyên không phù hợp với trẻ, bé sẽ được điều trị bằng CPAP, tức  Thở áp lực dương liên tục. Bé sẽ đeo một chiếc mặt nạ khi ngủ nhằm cung cấp đủ không khí qua mũi giúp bé thở thoải mái. Còn nếu bé gặp triệu chứng ngưng thở khi ngủ do thừa cân, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho khẩu phần ăn của trẻ. Đồng thời, họ có thể vẫn sẽ khuyên bé dùng liệu pháp CPAP tới khi tình trạng thở mạnh được cải thiện.

    Mồ hôi trộm

    Một số bé vã nhiều mồ hôi khi đã ngủ sâu giấc nhất đêm và kết quả là ướt đẫm người. Trừ một số trường hợp đây là triệu chứng của bệnh còn lại, việc đổ mồ hôi ban đêm thường không đáng lo.

    Ngủ sâu giấc là điều cần thiết. Đây là thời gian cơ thể trẻ tự phục hồi và sẵn sàng cho một ngày mới – vì thế đừng quá lo lắng về vấn để mồ hôi khi ngủ. Mặc dù vậy, vẫn cần đảm bảo bé được thoải mái. Nên mặc áo cotton mỏng khi cho bé ngủ vàgiữ phòng ốc mát mẻ.

    Nếu bé thở mạnh hoặc ngưng thở tạm thời khi ngủ, cùng với vã mồi hôi thì bạn cần đưa trẻ khám bác sĩ để tìm nguyên nhân.

    Ngưng thở tạm thời

    Có lẽ nếu để ý bạn sẽ nhận thấy nhịp điệu thở của trẻ tuổi này thay đổi khi đổi. Có lúc thì thở nhanh, lúc lại chậm, lúc dừng khoảng 15 giây rồi lại thở lại như bình thường.

    Ngưng thở tạm thời – cùng với thở mạnh, ngáy ngủ - có thể là một triệu chứng của ngưng thở khi ngủ nhưng thi thoảng mới tạm ngừng thởi cũng là dấu hiệu bình thường. Rất nhiều trẻ cũng thở dài khi ngủ, khiến ta có cảm giác chúng ngưng thở tạm thời. Đây cũng là dấu hiệu bình thường.

    Lắc đầu và rung người

    Đây là 2 biểu hiện bình thường của trẻ tuổi tập đi, cảm giác như kiểu di chuyền nhịp nhàng để tự xoa dịu và dễ ngủ hơn. Nó giống như cách người lớn vỗ về mông bé hay xoa đầu để trẻ dễ ngủ.

    Đôi khi, có trường hợp trẻ lắc đầu và rung người để làm xao nhãng cơn đau – chẳng hạn nhiễm trùng tai. Hành vi này thường bắt đầu khi trẻ 1 tuổi và mất đi khi trẻ khoảng 3, 4 tuổi. Trẻ có thể rung lắc trước sau, ngồi xuống để rung, lắc lư đầu, dựa về thành cũi hoặc cả 2 bên.

    Là cha mẹ, bạn cần từ từ nắm bắt cốt lõi vấn đề. Nếu trẻ nhận thức bạn đang cố gắng ngừng trò này lại, chúng sẽ vẫn làm như kiểu thách thức và cố tình – hoặc thái độ ấy sẽ càng làm bé thích thực hiện hành vi ấy.

    Nếu việc làm của bé tạo ra âm thanh lạ kì hoặc rung lắc mạnh, hãy đưa cũi hoặc giường của bé rời xa các bức tường. Cũng cần đảm bào vặn chặt các ốc vít và bu long của cũi và giường đều đặn, tránh tình trạng bị lỏng lẽo do bé rung lắc. Hoặc bạn có thể trải đệm trên sàn khi bé ngủ rồi.

    Thời gian vỗ về trước khi ngủ - chẳng hạn tắm nước ấm, độc truyện hay xoa lưng cũng sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ mà không phải lắc lư.

    Nếu bé bắt đầu rung lắc từ sau 18 tháng hoặc thực hiện hành động này không chỉ lúc đi ngủ, hoặc hành vi này kéo dài khi trẻ qua 4 tuổi, hãy đưa bé đi khám. Hiện tượng lắc lắc đầu có thể liên quan tới các rối loạn phát triển như tự kỉ, song đây mới chỉ là một trong số rất nhiều lo ngại về hành vi ở trẻ.

    Co giật và bồn chồn

    Một số trẻ có những hành vi co giật, bồn chồn khi ngủ hoặc khi buồn ngủ. Những động tác này thường kéo dài vài giây và xảy ra vài lần mỗi phút. Nó có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào, trong vài phút hay vài giờ.

    Chân của bé giật giậthoặc ở mắt cá chân. Cử động này không đau nhưng nó khiến bé ngủ không sâu giấc. Đôi khi, đây là biểu hiện của việc thiếu hụt chất sắt hoặc axit folic, vì vậy bạn cần đề cập vấn đề với bác sĩ của trẻ.

    Ngoài ra, một số bé lại trải qua hội chứng chân tay bồn chồn, có cảm giác tê buồn, khó chịu ở chân hoặc cảm giác thôi thúc phải cử động. Bạn muốn bé ngủ ngon, vì thế khi nghi ngờ các hội chứng này gây ra tình trạng của trẻ, hãy cho bé khám bác sĩ.

    Tư thế ngủ khác thường

    Nhiều bé có kiểu ngủ bồn chồn, hay thay đổi tư thế mỗi đêm. Nhiều bé phải mất thời gian lâu mới chọn được tư thế ngủ yêu thích có bé thì thế nào cũng được.

    Có bé thì thích ngủ nghiêng, bé lại dang chân tay, bé lại cuộn tròn như quả bong. Cũng có bé thích ngủ kiểu gập tay và đầu gối, chổng mông lên trời.

    Mặc dù vậy, có một số tư thế ngủ là dấu hiệu bất thường. Theo chuyên gia giấc ngủ Jodi Mindell, những bé ngủ ngả đầu xuống cạnh giường hay ghếch lên thú bông có thê là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ (Trẻ bị ngưng thở khi ngủ thường ngủ như vậy để giữ cho đường hô hấp mở vì nếu ngủ úp mặt hay ở tư thế cao đầu sẽ khiến đưỡng thở đóng vào).

    Vì hầu hết các tư thế ngủ đều vô hại, hãy để bé tự lựa chọn – ngay cả khi kiểu ngủ ấy khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Nhưng nếu nghi ngờ, hãy cho trẻ khám bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn xác định liệu trẻ có cần điều trị hay không.

    Nghiến răng

    Có rất nhiều lí do trẻ nghiến răng – như căng thẳng, lo lắng, răng mọc không phù hợp hoặc đau (do đau tai hoặc đau răng chẳng hạn). Dị ứng cũng có thế là nguyên nhân kể tới.

    Trong hầu hết trường hợp, nghiến răng không gây hại và thói quen này sẽ mất dần mà bạn không cần tác động. Tuy vậy, bạn cũng nên đề cập vấn đề này với nha sĩ để họ kiểm tra. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể xoa dịu bé bằng cách cho tắm nước ấm, xoa lưng và vỗ về ôm ấp trẻ thêm nữa.

    Mộng du

    Nếu bé đi lại trong khi ngủ, giống như khi thức, kì thực thì không phải vậy. Mắt trẻ cũng có thể mở ra nhưng khuôn mặt thì vô hồn

    Trẻ ngồi dậy khỏi giường và đi lại xung quanh, thậm chí còn thực hiện một số hoạt động như mặc đồ hay chơi. Nếu có nói, câu chuyện cũng vô nghĩa. Bé thường bị mộng du vài phút hoặc lâu hơn – nửa tiếng hoặc hơn.

    Mộng du phổ biến ở trẻ từ 3 – 7 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thường thì trẻ bị mộng du khi lo lắng hay quá mệt mỏi. Trẻ mắc chứng ngưng thửo khi ngủ cũng dễ bị mộng du.

    Đánh thức trẻ mộng du không có gì nguy hiểm, tuy nhiên sẽ khiến bé hoảng sợ - vì vậy tốt nhất nên nhẹ nhàng dìu bé trở lại giường ngủ.

    Cẩn thận hơn, bạn nên giữ cho bé an toàn vì bé sẽ rất dễ bị thương khi đi lại trong bong tối như vậy. Đồng thời, cần chắc chắn bé không thể mở bất kì cánh cửa nào hay cửa số khi mộng dù, và khóa chặn các lối cầu thang. Ngoài ra, cũng cần chú ý tới các đồ vật có thể bé vướng chân vào và quan sát các mối nguy hiểm có thể tới khi bé đi lại trong bóng tối.

    Thường thì mộng du không đáng ngại nhưng nếu thường xuyên xảy ra, bạn cũng nên nói cho bác sĩ biết khi đưa bé đi khám lần tới. Hơn nữa, cha mẹ cũng cần bảo đảm cho bé được nghỉ ngơi đủ, đi nghỉ đúng giờ và ngủ sớm.

    Ác mộng

    Cơn ác mộng có thể có nguyên nhân do lo lắng và stress. Hiện tượng này thường xảy ra ở phần sau của đêm, trong giấc ngủ REM (ngủ say). Và thường xảy ra ở trẻ con nhiều hơn so với người lớn. Sốt, đang điều trị bệnh hoặc khó ngủ - do vấn đề về thở - cũng có thể gặp ác mộng.

    Ác mộng đặc biệt hay xảy đến với trẻ trước tuổi đi mẫu giáo. Trẻ tuổi này có óc tưởng tượng phát triển và tăng hiểu biết về các sự vật có thể gây hại cho chúng.

    Ác mộng có thể sẽ làm trẻ thức giấc, khiến bé sợ hãi hoặc lo lắng. Có thể bé sẽ nhớ giấc mơ kinh khủng ấy. Tất cả những gì bạn cần làm lúc ấy là xoa dịu trẻ và vỗ về để bé ngủ lại.

    Nếu bé tiếp tục gặp ác mộng, hãy suy nghĩ về vấn đề trẻ gặp phải khi thức và làm những gì có thể giúp giảm lo sợ cho trẻ. Còn nếu bạn vẫn lo lắng về vấn đề này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

    Nỗi sợ hãi ban đêm

    Nếu trẻ ngồi dậy và tỏ ra sợ hãi, bé rất có thể gặp phải chứng sợ hãi bóng đêm hay kinh sợ ban đêm. Bé la hét, vã mồ hôi, cũng có thể không nhớ gì đã xảy ra và khó tỉnh giấc.

    Cũng giống như ác mộng, mơ ngủ, nỗi sợ hãi ban đem có thể xảy ra do bé sốt, quá mệt mỏi và stress. Không giống mơ ngủ, hiện tượng này thường xảy ra ở 1/3 giai đoạn đầu của giấc ngủ REM.

    Kinh sợ ban đêm phổ biến nhất ở trẻ tuổi từ 4 -12, nhưng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Và trẻ sẽ hết hiện tượng này khi hệ thần kinh trưởng thành hơn.

    Chắc chắn bẹn sẽ rất buồn khi thấy con như vậy, nhưng cũng giống như mộng du, tốt nhất bạn không nên đánh thức bé dậy, chỉ cần để nỗi sợ qua đi – chia sẻ của chuyên gia Mindell. Nếu cố lay dậy,  bé sẽ càng bị khuấy động và cơn mê sảng càng lâu hơn.

    Thiếu ngủ càng làm gia tăng tình trạng này  vì thế hãy để bé ngủ sớm và nhiều nhất có thể. Và nếu bé thường xuyên bị như vậy, hãy thông báo với bác sĩ để được gợi ý các biện pháp giảm stress cho trẻ. Có rất ít trường hợp cần phải dùng tới thuốc.

    Medshop.vn dịch

    Theo Babycenter

    • Tweet
    « Bài đăng trước   |   Bài đăng tiếp theo »

    Đánh giá

    Nhận xét

    Lưu ý, nhận xét cần được kiểm định trước khi đăng tải để tránh những nội dung thiếu văn hóa hay vi phạm pháp luật...

    • Loading...

    <
    >

    • Loading...

    <
    >

    TIN TỨC

    • Sự nguy hiểm khi mang thai mà mắc lậu

      Nhiều người không biết mình đã nhiễm vi khuẩn lậu và có tới 80% phụ nữ bị bệnh lậu mà không thể hiện bất cứ triệu chứng gì. Đối với... Đọc thêm

    • Hiểu thêm về dị ứng tinh dịch

      Dị ứng tinh dịch là phản ứng dị ứng với các protein có trong hầu hết tinh trùng của nam giới. Nó có thể gây nên các phản ứng quá... Đọc thêm

    • Thời điểm vàng mẹ bầu cần siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi

      Siêu âm đo độ mờ da gáy là một trong những sàng lọc trước sinh quan trọng, giúp phát hiện thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay... Đọc thêm

    • Xử trí những bất thường ở trẻ sơ sinh

      Theo dõi, phát hiện dấu hiệu nguy hiểm và một số bệnh nặng thường gặp, xử trí một số trường hợp bất thường ở trẻ sơ sinh. Những việc cần... Đọc thêm

    LIÊN KẾT

    • Giao hàng
    • Thanh toán
    • Fertilaid Việt Nam
    • Dreambrands Việt Nam
    • Mỹ phẩm hữu cơ
    • Hướng dẫn mua hàng
    • Chính sách đổi trả
    • Chính sách bảo mật

    MẠNG XÃ HỘI

    Facebook gplus Youtube Instagram

    BÁN CHẠY NHẤT

    Dreambrands Gel kích thích điểm G tăng khoái cảm cho nữDreambrands Gel kích thích điểm G tăng khoái cả... Dreambrands Gel dưỡng ẩm "cô bé" tự nhiên gốc nước với carrageenanDreambrands Gel dưỡng ẩm "cô bé" tự n... FH PRO for Women – Thuốc hỗ trợ sinh sản ưu việt dành cho nữFH PRO for Women – Thuốc hỗ trợ sinh sản ưu việ... FH PRO for Men -Thuốc hỗ trợ sinh sản ưu việt dành cho namFH PRO for Men -Thuốc hỗ trợ sinh sản ưu việt d... FertilAid for Men - Thuốc hỗ trợ sinh sản cho namFertilAid for Men - Thuốc hỗ trợ sinh sản cho nam FertilAid for Women - Thuốc cân bằng nội tiết, hỗ trợ sinh sản nữFertilAid for Women - Thuốc cân bằng nội tiết, ...

    Quay lại đầu trang

    Bản quyền © 2023 Medshop.vn.

    Công ty Cổ Phần Sức khỏe và Trí Tuệ CHL. Số ĐKKD 0104179954 do Sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp ngày 25/09/2009. Người đại diện: Nguyễn Thị Thanh Lịch. Địa chỉ: Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Hotline: 096.224.1919 - 0915.075.990 Email: Medshopvn@gmail.com
    Image name