23 December, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Viết bởi Melanie Haiken
Chúng ta đều đã thấy: đứa bé mới biết đi ném hàng nắm cát trong công viên, đứa trẻ 3 tuổi cao giọng xin kẹo trong quầy tạp hóa, đứa nhỏ 7 tuổi hỗn xược gào lên “Mẹ không được ép con” trong nhà hàng.
Và chúng ta tự trách cha mẹ chúng, tự nói với mình rằng mình sẽ không để chuyện đó xảy ra nếu con mình phá sân chơi hay phá hoại bữa tối của mọi người.
Nhưng rồi nó lại xảy ra: quá nhiều sự bực tức đến tự nhiên. Và đột nhiên bạn nhận ra mình giống các bậc cha/mẹ đó – không nghĩ ra phải làm gì. Sự thực là, mọi đứa trẻ đều có vấn đề về kỉ luật ở mọi lứa tuổi, và chúng ta có quyền quyết định lựa chọn cách giải quyết chúng.
Tại sao kỉ luật lại là vấn đề lớn đến vậy? Bởi vì nói giống như tiết mục xiếc chênh vênh cần sự cân bằng vậy. Một mặt có sự thả lỏng – nhưng không ai muốn nuôi một đứa bé hỗn xược. Mặt khác, có sự lo sợ kiểm soát con thái quá – có ai muốn con mình là đứa trẻ luôn sợ hãi, mặt mày ủ rũ đây?
Điều chúng ta cần là một nền tảng vững chắc thoải mái để đảm bảo con chúng ta lớn lên sẽ biết tôn trọng, quan tâm, và cư xử tốt.
Trước hết, những quy tắc cơ bản
Để dạy con về kỉ luật thành công, dưới đây là một số quy tắc nền tảng đã được nhiều chuyên gia ủng hộ:
1. Chúng ta là người một nhà. Ngay từ đầu, hãy dạy con rằng gia đình của bạn là một hệ thống nâng đỡ, ủng hộ lẫn nhau, có nghĩa là mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Dù chỉ một đứa bé cũng có thể học cách giúp bạn bế nó bằng cách giơ tay ra, Madelyn Swift, người sáng lập và điều hành “Quyền trẻ em”, đồng thời là tác giả của cuốn Giúp trẻ thực hiện đúng kỉ luật đời sống, nói.
2. Tôn trọng lẫn nhau. Một trong những lời phàn nàn thường gặp nhất các bậc cha mẹ và con cái thường nói về nhau là “Bố/mẹ/con không lắng nghe” Vì thế, hãy làm gương cho con ngay từ đầu: Khi con bạn cố nói với bạn điều gì đó, hãy dừng việc mình đang làm lại, tập trung chú ý, và lắng nghe. Sau này, bạn có thể yêu cầu sự tôn trọng tương tự từ con.
Các phương pháp cho trẻ nhỏ, trẻ tuổi nhà trẻ, và lớn hơn
Chú ý: Các phương pháp này không đảm bảo sẽ có luôn hiệu quả, và không có phương pháp nào thích hợp cho mọi cha mẹ và trẻ. Nhưng chúng cho bạn sự lựa chọn – và các bậc cha mẹ không cần lựa chọn ra các tiểu xảo khác.
Phương pháp: Nhiều tình yêu thương
Tuổi: Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi (và hơn nữa!)
Nguyên lý: Thật dễ phân vân xem bạn có đang nhượng bộ con khi bạn bế con lên không biết bao nhiêu lần. Đã đến lúc đặt ra các giới hạn chưa? Chưa, các chuyên gia nói. Đáp ứng lại nhu cầu của trẻ sơ sinh sẽ không làm con đòi hỏi quá nhiều hay “hư hỏng.” “Không thể làm hư hỏng hay quá nuông chiều một đứa trẻ sơ sinh,” Kathryn Kvols, chuyên gia dạy kỉ luật và phát triển trong các hội thảo cho các bậc cha mẹ, nói.
Trên thực tế, điều ngược lại lại đúng: Khi cho con nhiều tình yêu và sự quan tâm hết mức có thể, bạn đang giúp con trở thành người biết điều chỉnh và biết cư xử. “Con bạn đang phát triển niềm tin ở bố mẹ, và bé có điều đó bằng việc biết rằng bạn luôn có mặt để đáp ứng những điều bé cần,” Kvols nói.
Niềm tin đó có nghĩa là sau này bé sẽ thấy an toàn hơn và ít lo lắng hơn, biết rằng bạn sẽ xử lí các mong muốn, nhu cầu của bé rất nghiêm túc. Sau này bé sẽ tin tưởng bạn, khi đến lúc đặt ra các giới hạn và quy tắc, và hiểu rằng bạn yêu bé thậm chí trong lúc bạn đang chỉnh sửa bé.
Áp dụng vào thực tế: Đứa con 4 tháng tuổi của bạn đang khóc cho dù bạn vừa mới cho bé bú cách đó nửa tiếng. Mẹ chồng bạn nói rằng cứ để bé khóc. Sai, các chuyên gia nói: Khi khóc lên là bé đang nói với bạn rằng bé cần thứ gì đó, thậm chí bạn không biết đó là gì. Hãy thử bế bé đi, cho bé bú, hay hát cho bé nghe. Bé cần biết rằng bạn luôn có mặt khi bé cần cho dù tất cả những điều đó đều sai, vì bé muốn được ôm, được quan tâm.
Phương pháp: Loại bỏ và thay thế
Tuổi: 6 đến 18 tháng
Nguyên lý: Giống như chúng ta, trẻ nhỏ học qua hành động – vì thế khi con bạn ném bát đậu Hà Lan ra khỏi khay trên bàn ăn của mình, đó là vì bé tò mò muốn thử nghiệm xem điều gì xảy ra, chứ không phải vì bé muốn làm bạn buồn hay làm bừa sàn bếp vốn sạch sẽ của bạn.
Điều đó nói rằng, bạn không cần phải ủng hộ khi con bạn làm những việc bạn không thích. Và chắc chắn là bạn không muốn ủng hộ khi con bạn vồ một vật gì nguy hiểm. Mang vật đó ra xa, hay để con bạn tránh xa nó. Sau đó, đưa cho con một vật thay thế an toàn, ít gây bừa hơn, và ít nguy hiểm hơn. “Thay thế, đánh lạc hướng bằng một thứ khác sẽ giúp tránh được bực tức,” Kvols nói.
Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng bạn giải thích những việc bạn đang làm với con mình, cho dù bé còn quá nhỏ để hiểu hết những điều bạn nói. Bạn đang dạy bé một bài học kỉ luật cơ bản – rằng một vài hành vi không thể chấp nhận được, và rằng bạn sẽ định hướng lại cho bé khi cần thiết.
Áp dụng vào thực tế: Đứa bé 8 tháng tuổi nhà bạn cứ vồ chiếc vòng cổ yêu thích nhất của bạn và cắn vào các hạt. Thay vì để bé tiếp tục hay giằng co với bé, hãy gỡ chiếc vòng ra khỏi tay con bạn, và cất vào một chỗ, giải thích đơn giản rằng đồ trang sức của bạn không phải để nhai. Sau đó đưa cho bé một chiếc vòng cho trẻ con cắn khi mọc răng hay một đồ chơi có thể nhai được khác và nói, “Cái này con có thể cắn được.”.
Phương pháp: Đúng sai cùng nhau
Tuổi: 12-24 tháng tuổi
Nguyên lý: Quay trở lại ví dụ về những hạt đậu Hà Lan bên trên – có chút khác nhau giữa một đứa trẻ ném bát ra sàn nhà trong khi vui đùa và một đứa làm việc đó khi biết rằng nó đang tạo ra một mớ hỗn độn cho cha mẹ dọn dẹp.
Bước ngoặt đó xảy ra khi con bạn bắt đầu biết khi nào mình làm điều gì sai, thông thường xung quanh sinh nhật thứ nhất của bé. “Khi con nhìn bạn với chút tia sáng trong mắt, sau đó làm rơi những hạt đậu xuống đất, bạn biết đã đến lúc mình phải làm điều gì đó.” chuyên gia Madelyn Swift nói. Việc bạn cần làm, theo Swift, là bắt đầu dạy con có trách nhiệm với hành động của mình.
Áp dụng vào thực tế: Con bạn làm bừa gầm ghế của mình. Khi con ăn xong, hãy nhấc bé xuống, đặt bé lên sàn, và bảo bé đưa cho bạn vài hạt đậu để bé “giúp” bạn dọn dẹp chúng. Nói cho con về việc bạn đang làm: “Nhìn này, mẹ con mình vừa làm bừa đậu ra nhà, giờ thì mẹ con mình phải dọn chúng thôi.”
Phương pháp: Nhấn mạnh điều tích cực
Tuổi: 12 tháng trở lên
Nguyên lý: Phương pháp này khá dễ: Hãy nói với con khi bạn thấy thích cách con cư xử, hơn là chỉ quát tháo mỗi khi con làm điều gì sai. “Cần phải luyện tập mới có thói quen khen thưởng hành vi tốt chứ không chỉ phạt hành vi xấu, nhưng cuối cùng nó sẽ có hiệu quả hơn,” Ruth Peters, nhà tâm lí học ở Clearwater, Florida, và là tác giả của cuốn Đừng sợ thi hành kỉ luật cùng các cuốn sách khác.
Áp dụng vào thực tế: Đã đến giờ ngủ trưa, lúc này rất có thể sẽ xảy ra một cuộc tranh cãi giữa bạn và đứa con đôi khi rất bướng bỉnh của mình. Hãy làm vấn đề trở lên nhẹ nhàng bằng cách khen ngợi con, dù chỉ là những bước rất nhỏ: “Thật là tuyệt khi con đã nghe lời mẹ thôi không chơi đồ chơi nữa. Điều đó có nghĩa là mẹ con mình sẽ có thêm thời gian, và có thể đọc một câu chuyện. Nếu con nằm xuống ngay, mẹ con mình thậm chí có thể có thời gian để đọc được hai câu chuyện ấy chứ.” Hãy luôn khen con mỗi khi con tiến bộ trong giờ ngủ trưa, và nên thưởng con bằng cách đọc truyện hay hát cho con nghe chẳng hạn.
Phương pháp: Nhờ con giúp đỡ
Tuổi: từ 1-8 tuổi
Nguyên lý: Có những điều các nhà nghiên cứu biết trong khi các bậc cha mẹ lại không: trẻ sinh ra đã có bản tính hay giúp đỡ và hợp tác. Tất cả những gì chúng ta phải làm là tận dụng bản tính tự nhiên của trẻ này. “Trẻ em bẩm sinh đã luôn muốn hợp tác,” Kathryn Kyols nói. “Rất nhiều lần các bậc cha mẹ chúng ta đã không nhận ra điều này đơn giản bởi vì chúng ta không mong đợi con mình thích giúp đỡ người khác.”
Một nghiên cứu năm 2006 đã ủng hộ ý kiến này: Các nhà nghiên cứu tại viện Nhân chủng học tiến hóa Max Plank đã phát hiện ra rằng trẻ nhỏ 18 tháng tuổi đã có đầy đủ phẩm chất vị tha và hợp tác.
Phương pháp các nhà nghiên cứu giải thích điều này khá đơn giản. Một vị ra sức cố gắng treo một chiếc khăn mặt bằng chiếc que treo quần áo, hoặc xếp sách thành chồng. Khi ông ta đánh rơi chiếc que hay lật ngược những quyển sách, bọn trẻ sẽ chạy ngay đến, nhặt chiếc que lên và đưa lại cho ông, hoặc xếp lại sách. Nhưng khi nhà nghiên cứu gây ra lỗi tương tự mà không cần phải cố gắng – có nghĩa là, không tỏ ra mình cần giúp đỡ - bọn trẻ sẽ không nhúc nhích. Chúng hiểu khi nào cần giúp đỡ.
Cho con tham gia vào những công việc quanh nhà hàng ngày để con hiểu rằng mọi người làm việc cùng nhau. “Tôi khuyến cáo các bậc cha mẹ tìm ra những việc con mình có thể làm, cho dù chúng là rửa rau, cho chó ăn, hay gấp quần áo,” Kvol nói. “Bạn đang dạy con mình biết giúp đỡ, một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong cuộc sống. Chúng ta đã biết được rằng những người có cuộc sống tinh thần khỏe mạnh thường là người đã học được cách giúp đỡ người khác.”
Mặc dù điều này nghe không có vẻ giống một chiến lược kỉ luật cho lắm, nhưng hãy đợi: Nếu bạn đã dạy được con biết hợp tác, bạn có thể nhờ đến phẩm chất này khi cần thiết. Chẳng hạn như, giao cho con làm một việc gì đó có thể giúp làm lắng dịu một vài tình huống gây cáu giận thông thường nhất. Kathryn Kvols tận dụng điều này khi con trai bà, Tyler, từ chối ngồi vào ghế ô-tô. Bà cho con làm “ông chủ quản lý những chiếc dây an toàn” – bé phải đảm bảo mọi người trên xe thắt dây an toàn trước khi xe chuyển bánh. Cuộc chiến về chỗ ngồi ô-tô, nhờ đó, đã kết thúc.
Áp dụng vào thực tế: Hãy lấy lối đi trong quầy tạp hóa, nơi làm các bậc cha mẹ phải xấu hổ nhiều lần, làm ví dụ. Khi con bạn ngọ nguậy muốn ra khỏi xe chở hàng, hãy cầm một hộp nho khô lên và nói với bé: “Mẹ cần mua thức ăn để nhà mình ăn, và mẹ cần con giúp mẹ.” Sau đó, đưa cho con cái hộp và để con bỏ nó ra phía sau mình trong xe chở hàng. Bạn cũng có thể yêu cầu bé là người canh chừng đồng thời giúp bạn phát hiện một vài loại thức ăn yêu thích trên giá.
Phương pháp: Kiểm soát sự tức giận
Tuổi: 12 tới 24 tháng tuổi
Nguyên lý: Theo các chuyên gia, ở tuổi mới biết đi, trẻ thường rất dễ tức giận vì chúng chưa có khả năng kiểm soát cảm xúc. Madelyn Swift nói, “Cáu giận không thực sự là một vấn đề về kỉ luật, đó chỉ là vấn đề kiểm soát sự tức giận,”Trẻ thường cáu giận khi chúng không tìm được ra cách giải quyết vấn đề và phát điên lên.”
Bước đầu tiên trong tình huống này là hãy để cho con bình tĩnh trở lại bằng cách nào tốt nhất cho bé. Nếu con để bạn giữ, hãy ôm và đu đưa cho đến khi bé dịu đi. Nếu động chạm vào bé chỉ làm tình hình xấu hơn, hãy cho bé không gian để bé tự bình tĩnh trở lại.
Theo Swift, đừng cố nói với con hay giải thích về những gì xảy ra cho đến khi con đã qua cơn thịnh nộ. Nhưng khi nó đã qua, đừng để sự khuây khỏa làm bạn quên đi việc giải quyết chuyện do con gây ra. Thay vì đó, hãy nhắc lại, và trở lại nơi con gây lỗi. Cần có thời gian để thu xếp lại cho dù lỗi là gì.
Áp dụng vào thực tế: Con bạn (mới biết đi) không muốn mặc quần áo và còn tức giận, ném ô tô đồ chơi lung tung trong nhà. Đợi khi con đã bình tĩnh lại, đưa con đến đống ô tô đồ chơi, bình tĩnh nhưng kiên quyết nói với con rằng đã đến lúc nhặt chúng lên. Nếu nhiệm vụ bạn yêu cầu hơi quá sức của bé, hãy chia nhỏ nó ra. Chỉ cho con thấy một đống ô tô, và nói, “Con nhặt những cái này lên nhé, mẹ sẽ dọn những cái ở đằng kia.” Hãy đứng đợi cho đến khi con bạn hoàn thành xong công việc của mình.
Nếu con từ chối, và lại cáu giận, hãy lặp lại lời khuyên trên đây. Nhưng khi đó, hãy đợi lâu hơn cho con bình tĩnh trở lại, và phải đảm bảo rằng con biết ý định của bạn. Sau đó hãy tiếp tục với đống ô tô đồ chơi.
(Còn nữa)
Theo Babycenter
Dịch bởi Medshop.vn
Các bài gần đây
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bắt bệnh từ nốt ruồi trên cơ thể
Làm gì để bảo vệ con bạn khỏi những kẻ yêu râu xanh
Ánh sáng và tiếng ồn
An toàn cho trẻ tuổi tiểu học
An toàn cho trẻ tuổi nhà trẻ
An toàn cho trẻ tuổi mẫu giáo
Đánh giá