25 December, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Phương pháp: Nói theo cách của trẻ con
Tuổi: 12-24 tháng
Nguyên lý: Bí quyết để dạy con làm những việc đúng – hay ngừng làm những việc bé không nên làm – có thể thực hiện đơn giản bằng cách nói chuyện với con theo cách con có thể thực sự hiểu. Bác sĩ khoa nhi Harvey Karp, tác giả của cuốn sách Đứa bé hạnh phúc nhất trên đời, khuyên các bậc cha mẹ xem con mình là “Neanderthal nhỏ bé” và nói với con như thế. Nói theo cách khác, hạ mình xuống trình độ “nguyên sơ” của bé, và giảng giải thật đơn giản, dễ hiểu.
Karp gọi chiến lược giao tiếp của ông là Luật đồ ăn nhanh vì về cơ bản, bạn đang vận hành như một thu ngân. Bạn nhắc lại đơn đặt hàng, sau đó thông báo giá. Sử dụng những cụm từ ngắn, lặp lại nhiều, sử dụng nhiều cử chỉ, và cảm xúc để cho con thấy rằng bạn biết những gì đang diễn ra trong đầu bé.
Áp dụng vào thực tế: Con bạn giật đồ từ tay bạn mình. Thay vì phát bé vào góc riêng hay cố gắng giảng giải tại sao điều con làm là sai – cả hai chiến lược đều có thể quá phức tạp với khả năng của bé – dành ra vài phút để lặp lại những gì bé có thể đang nghĩ và nói với bé: “Con muốn món đồ đó.”
Thông cảm với cảm xúc của bé sẽ giúp bé trấn tĩnh, và khi bé đã đủ bình tĩnh để lắng nghe, bạn có thể truyền đạt cho bé nghe thông điệp kỉ luật của bạn. Nhưng vẫn cần phải nhớ rằng, nhắc bé “Không vồ, không vồ, đến lượt Max.” Chú ý rằng: Điều này lúc đầu nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng nó có tác dụng.
Phương pháp: Lắng nghe từ “không”
Tuổi: 12 đến 36 tháng
Nguyên lý: “Không” là một trong những từ đầu tiên nhiều trẻ học nói, và nó gần như ngay lập tức trở thành từ trẻ dùng nhiều nhất. Như các bậc cha mẹ đã biết, phủ định và từ chối ngay lập tức có thể gây khó chịu. Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng một cách để ngăn chặn bé nói từ “không” vô tận là có thái độ nghiêm túc với từ “không” khi con bạn nói. Suy cho cùng, ai trong số chúng ta cũng đều có khuynh hướng tự nhắc lại khi chúng ta nghĩ mọi người không đang nghe mình, đúng không?
Áp dụng vào thực tế: Con bạn chạy lăng xăng trong chiếc tã bẩn, nhưng bé không dừng và để bạn thay nó. “Hãy bắt đầu bằng cách hỏi xem con có muốn thay tã không, nếu con nói không, nói được rồi, và để việc tiếp diễn thêm một lúc,” Kvols nói. Đợi năm phút và hỏi lại, nếu con lại nói không nữa, lại tiếp tục đợi.
Thông thường lần thứ ba bạn hỏi, con sẽ thấy bực dọc và trả lời “có”. Ngoài ra, khi biết rằng nói “không” sẽ chỉ mang lại phiền toái, con bạn sẽ tự động không nói nữa. “Bạn càng tôn trọng từ “không của con”, con bạn sẽ càng ít dùng nó,” Kvols nói.
Các phương pháp dành cho trẻ mẫu giáo và lớn hơn
Phương pháp: Sử dụng ”time-out: thời gian tách riêng” và “time-in: thời gian bên nhau”
Tuổi: 2-4 tuổi
Nguyên lý: Time-out là một trong những phương pháp kỉ luật nổi tiếng nhất, nhưng về phương diện nào đó nó cũng gây tranh cãi. Một vài chuyên gia cho rằng chúng không có nhiều tác dụng, bị lạm dụng, và mang tính trừng phạt quá cao – đặc biệt là đối với trẻ nhỏ chưa đến tuổi đến trường. “Khi chúng ta nói ‘Đi vào phòng của con,’ chúng ta đang dạy trẻ rằng chúng ta đang biết kiềm chế, khi chúng ta thật sự muốn trẻ học cách kiềm chế bản thân,” chuyên gia Kathryn Kvols nói.
Trên thực tế, đối với một số trẻ, time-outs có thể gây khó chịu đến mức chúng nổi cơn cáu giận lên, điều mà bạn luôn muốn ngăn chặn. Để tránh điều này, hãy sử dụng time-outs như là khoảng thời gian làm dịu không khí cho cả hai mẹ con. (Một phút hay ít hơn là đủ cho một trẻ 2 tuổi. Chỉ sử dụng hướng dẫn một phút/năm khi con bạn đã được ba tuổi trở lên).
Cho con biết rằng bạn cần thời gian nhiều như con bằng cách nói với con rằng, “Cả hai mẹ con mình giờ đều đang phát điên và chúng ta cần phải bình tĩnh lại.” Hãy dành ra một khoảng không gian trong nhà để bé tự trấn tĩnh (tốt hơn là nơi này không phải là phòng của bé, nơi chỉ có những hoạt động tích cực), và chỉ cho bé tới đó trong vài phút trong khi bạn đi tới góc riêng của mình.
Một khả năng khác: Cùng dành ra những khoảng lặng bằng cách ngồi xuống cạnh nhau. Bạn cũng có thể làm cân bằng tác động của những khoảng lặng bằng việc bắt đầu “time-ins” –ôm con chặt, âu yếm, và khen con để tán dương những lúc con cư xử tốt.
Áp dụng vào thực tế: Bạn nói tối nay sẽ không có món tráng miệng, điều này làm con bực tức, và giờ bé đang gào thét đòi ăn bánh quy to hơn cả lời bạn nói. Hãy giải thích cho con hiểu rằng, thật không hay chút nào khi người này gào thét với người kia, vì thế, cả hai mẹ con đều cần bình tĩnh. Dẫn con đến khu tự trấn tĩnh của con (Kvols nói điều duy nhất có tác dụng với con gái bà là đi ra vườn), và sau đó, ngồi xuống cạnh con.
Khi vài phút đã trôi qua và cơn bực tức đã tạm lắng xuống, hãy giải thích với con rằng thật không tốt khi phản ứng để có những gì mình muốn và rằng bạn xin lỗi vì làm con thất vọng. (Gợi ý: vào một buổi tối thích hợp có thể cho con ăn tráng miệng, hãy thưởng cho con và khen con vì đã biết không bực tức khi muốn ăn tráng miệng).
Phương pháp: Sử dụng phần thưởng hợp lý
Tuổi: 3-8 tuổi
Nguyên lý: Hãy học cách của các thầy cô giáo – trẻ con ứng xử tốt hơn khi nhận được lời khen hơn là khi bị trách mắng và trừng phạt. Đồng thời chúng cũng có những mong muốn rất rõ ràng. Ruth Peters, nhà tâm lí học tại Clearwater, Florida, khuyên các bậc cha mẹ hãy tận dụng những tính cách này để xây dựng một hệ thống khen thưởng. Bạn có thể làm cho hệ thống của mình hiệu quả hơn bằng cách đổi ngược lại những quy tắc thông thường – thay cho việc khen thưởng cho hành vi ngoan, hãy lấy lại phần thưởng khi con cư xử tồi.
Áp dụng vào thực tế: Đặt những thứ con thích – chúng có thể là một nụ hôn của Hershey, một chiếc bút chì màu mới, một thẻ cho một câu chuyện thêm vào giờ đi ngủ - trong một chiếc bình hay hộp làm phần thưởng hàng ngày cho con. Nếu con vi phạm quy định hay ứng xử tồi, hãy bỏ đi một phần thưởng trong bình. Khoảng một giờ trước khi đi ngủ, hãy cho con xem trong bình có những gì.
Các phương pháp dành cho các bé đã đi học
Phương pháp: Dạy con về hậu quả
Tuổi: 5-8 tuổi
Nguyên lý: Chúng ta muốn con mình luôn có những lựa chọn đúng – chẳng hạn như, làm xong bài tập về nhà trước khi xem tivi, hay không chơi bóng trong nhà. Nhưng khi con không nghe lời, chúng ta phải làm gì?
Để giải quyết các cách cư xử có vấn đề của con, hãy cho con tham gia vào việc tìm giải pháp, giáo sư tại trường đại học Harvard Dan Kindlon, nói. Ví dụ như, nếu bé không hoàn thành bài tập về nhà vào buổi tối, bé có thể dậy sớm và làm vào sáng hôm sau. Bởi vì đây không phải là một kế hoạch dài hạn tốt, hãy cùng đặt ra kế hoạch cho tương lai. Khi bé đã là một phần của quá trình sắp xếp kế hoạch, sẽ khó hơn để bé giả vờ là mình “quên”. Nhưng hãy kiên định trong việc tuân thủ các giới hạn – nếu kế hoạch là hoàn thành bài tập sau bữa tối, vậy thì phải làm xong trước khi xem tivi.
Áp dụng vào thực tế: Bé 7 tuổi nhà bạn làm vỡ đèn trong khi đang chơi bóng trong nhà. Thay vì đầu tiên đã quát tháo rằng bé không được làm như vậy, hãy nói với bé rằng bé tự nghĩ cách sửa lỗi. Cho bé cùng gắn lại đèn nếu bé có thể làm – nếu không, bé có thể làm thêm những việc khác để kiếm đủ tiền cho một chiếc đèn mới.
Phương pháp: Cho phép làm lại
Tuổi: 5-8
Nguyên lý: Đã bao lần bạn muốn lấy lại những gì mình đã nói? Khi con hỗn láo hay ngắt lời bạn, bạn cũng phản ứng lại ngay lập tức, thông thường sự việc xảy ra như vậy.
Một cách để giữ không khí hòa thuận trong gia đình là cho phép làm lại – tạo cơ hội cho con bạn (hay chính bạn!) nói lại những gì mình muốn theo cách tôn trọng người khác hơn. “Khi muốn con làm lại, hãy nói “Mẹ muốn nghe thấy những gì con vừa nói, điều đó rất quan trọng với mẹ, nhưng mẹ muốn được tôn trọng. Vì thế, hãy nói bằng giọng biết tôn trọng hơn, và mẹ sẽ rất vui khi được nghe con nói như vậy,”’ Kathryn Kyols nói.
Cô và con gái Briana của mình thậm chí còn có một dấu hiệu bí mật để bảo nhau làm lại mà không cần phải nói to bất cứ điều gì. Yêu cầu con nói lại khi con cãi lại sẽ làm vấn đề bớt căng thẳng hơn. Đồng thời, nó cũng dạy con biết rằng nói với người khác một cách bình tĩnh là cách nhận được sự đáp trả mình mong muốn tốt hơn.
Áp dụng vào thực tế: Con bạn hét lên: “Con ghét mẹ!” Bị xúc phạm và thấy bị tổn thương, ngay lập tức bạn cũng hét trả lại, “Đi vào phòng con ngay!”, thế là đã mất toi một buổi tối. Thay vì như vậy, hãy thở sâu và hỏi con xem con có muốn nói lại hay không (hoặc bạn có thể sử dụng kí hiệu của bạn nếu đang ở chỗ đông người). Điều này giúp con bạn có cơ hội nói rõ ràng cảm xúc của mình một cách bình tĩnh, hơn là chỉ bằng cách hét lên.
“Bạn muốn con mình biết rằng bạn không muốn con bạn phải im lặng, và rằng bạn có thể nghe cả cái tốt, cái xấu. Kyols nói. “Lúc này, bạn có thể xử lí vấn đề thực sự cần thiết” – vấn đề đằng sau đã gây ra sự phản ứng không dễ nghe ban đầu.
Theo Babycenter
Dịch bởi Medshop.vn
Các bài gần đây
Bộ kit kỉ luật: Chiến lược thành công cho mọi lứa tuổi
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bắt bệnh từ nốt ruồi trên cơ thể
Làm gì để bảo vệ con bạn khỏi những kẻ yêu râu xanh
Ánh sáng và tiếng ồn
An toàn cho trẻ tuổi tiểu học
Đánh giá