05 March, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Susanne Ayers Denham chuyên gia tâm lý học phát triển
Khi trẻ chập chững biết đi từ chối chia sẻ chiếc xe tải đồ chơi yêu thích (hay thậm chí chiếc xe ít được yêu quý nhất), không hẳn bé đã ích kỉ - bé chỉ hành động theo lứa tuổi. Chia sẻ là một kĩ năng sẽ phát triển trong vài năm. Nghĩa là, việc tranh giành đồ chơi sẽ trở nên phổ biến. Chẳng thích thú chút nào khi chứng kiến cảnh con nắm giữ một món đồ chơi nào đó và hét lên “Của con!”. Nhưng nếu bé chơi với trẻ cùng lứa khác, sẽ không phải chỉ mình bé hành xử như vậy.
Thực ra, trẻ học hỏi bằng cách bắt chước những gì chúng nhìn thấy vì vậy cần nắm bắt mọi cơ hội để thể hiện cho trẻ cách chia sẻ với mọi người. Chẳng hạn cho trẻ cắn một miếng thức ăn của bạn hay một cơ hội để cùng giúp sức trang trí chiếc bánh. Khi làm, hãy dùng cụm từ “chia sẻ” để miêu tả hành động của bạn. (“Mẹ đang có một miếng bánh rất là ngon và mẹ rất muốn chia sẻ với con. Con có muốn thử 1 chút không”). Khi bé chia sẻ gì đó với ai, hãy tán dương nỗ lực này của trẻ. Dần dần từng chút một, bé sẽ có những hành vi tăng cường tích cực và cảm giác hài lòng khi lặp lại những hành động khiến bạn vui lòng này. Trước đó, bé sẽ bắt đầu chia sẻ vì nó đến rất tự nhiên.
Trẻ thường làm rất nhiều hành động kiểu “khoe mẽ cho xem” – cho người khác xem một đồ vật gì đó, cho phép họ sờ, chạm vào nhưng không được cầm lấy đi. Tuy không hẳn là chia sẻ song đây là bước chuyển quan trọng gần với việc biết chia sẻ, vì vậy có thể tăng cường hành động này. Chẳng hạn “Thật là tốt nếu con cho Seth xem chiếc điện thoại của con”.
Sau đó, khi trẻ bắt đầu chơi với những thứ khác, có thể bé sẽ chuyển chiếc điện thoại đồ chời cho bạn mượn, hãy nhớ khen ngợi con vì việc làm ấy. Cho dù lúc ấy, đứa tẻ khác có muốn chơi món đồ đó nữa hay không, điều đó không quan trọng bằng việc trẻ đã thực hiện hành động chia sẻ và đáng được khen thưởng vì điều đó.
Một cách để tránh những cơn nóng giận khi chia sẻ đồ chơi là cho phepé bé giấu đi một vài móm đồ đáng giá trước khi có bạn tới nhà. Hsyc nói với trẻ rằng đây là những món đồ trẻ không cần phải chia sẻ và sau đó cất chúng đi. Hãy đảm bảo con bạn ý thức được rằng nhữgn thứ còn lại là dành cho tất cả mọi người. Nếu bé nói không muốn cất một số món đồ yêu thích đi, bạn nên giải thích cho bé hiểu về nhưng rắc rối có thể xảy ra khi chia sẻ đồ chơi hoặc bạn có thể mua 2 món đồ giống nhau nếu không quá đắt.
Nếu đồ chơi kích động quá nhiều cãi cọ và tranh giành, có lẽ bạn sẽ muốn chỉ đạo rõ ràng và hướng dẫn để bé và bạn cùng tham gia những kế hoạch cùng nhau như giả vờ làm bánh bằng đất nặn hay tranh vẽ. Cách đó sẽ giúp trẻ cùng tham gia vào các hoạt động vui thú mà không phải chia sẻ đồ vật sở hữu riêng của mình.
Bạn cũng không nên trừng phạt trẻ đặc biệt ở tuổi này, chỉ vì bé không chịu chia sẻ. Bạn có thể để trẻ biết rằng bạn thất vọng và buồn khi bé không chia sẻ, chỉ vậy thôi. Đừng làm to chuyện. Một vài cuộc tranh giành nên được bỏ qua – bạn không muốn việc chia sẻ sẽ trở thành cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái. Hãy để trẻ tự giải quyết mọi chuyện với bạn bè chúng. Khi bé không chia sẻ, bạn của bé sẽ cho bé biết khái niệm thế nào là không vui vẻ và trẻ sẽ học được rằng, đôi khi để có một người bạn tốt cần phải có chút khó khăn.
Medshop.vn dịch
Theo babycenter
Đánh giá