07 June, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Ở tuổi này, bé đang nhận ra rằng những người khác cũng có cảm giác, và khi bé nhớ, bé sẽ muốn quan tâm tới họ.
Lúc này, trẻ em có thể thực sự có được lợi ích từ việc đi học mẫu giáo. Ở đây bé có thể bắt đầu học về nguyên tắc của những người khác và cách hòa thuận với bạn bè ở một nơi quy củ. Bé cần các ranh giới giúp dẫn dắt sự nhiệt tình tự nhiên nhưng không làm giảm niềm đam mê cuộc sống của mình. Những ranh giới và một quy trình mang lại cho bé sự an toàn. Chúng bảo vệ bé khỏi bị quá tải do quá nhiều trách nhiệm trước khi bé sẵn sàng.
Trẻ mẫu giáo vẫn đang cố gắng học những thứ hàng ngày mà chúng ta cho là dĩ nhiên, ví dụ như cách chúng ta nói với nhau. Chẳng hạn như, bạn có thể nghĩ là bé không lắng nghe mình, song có lẽ bé vẫn đang cố gắng hiểu điều mà ai đó đã nói trước đó năm phút! Trong lúc cố gắng hiểu thế giới quanh trẻ, chúng ta phải tha thứ cho các bé vì đôi lúc mất tập trung. Một nguyên tắc hay là luôn dự kiến thêm 30 phút mỗi khi làm việc gì đó với các bé ở tuổi mẫu giáo.
Dưới đây là một vài điều cần lưu ý về ứng xử của trẻ ở tuổi mẫu giáo:
Nhắc nhở. Trẻ mẫu giáo có trí nhớ ngắn hạn và rất dễ sao nhãng. Bạn cần phải nhắc nhở bé về mọi thứ nhiều lần. (Hãy thử việc này. Bạn hãy nói với con “Sáng mai mẹ sẽ cho con một thanh sô-cô-la” và xem bé có nhớ hay không).
Chỉ cho bé thấy cảm giác của bạn. Khi bạn nói chân thành cho bé biết cách ứng xử của bé ảnh hưởng như thế nào đến mình, bé sẽ nhận ra cảm xúc của mình ở trong bạn, như qua chiếc gương vậy, và có khả năng sẽ cảm nhận cho bạn. Vì vậy bạn có thể nói, “Mẹ rất buồn vì có quá nhiều tiếng ồn nên mẹ không thể nói chuyện điện thoại được.” Khi bạn bắt đầu câu nói với đại từ nhân xưng “mẹ, bố…”, điều này sẽ cho bé cơ hội thay đổi phù hợp với lợi ích của bạn.
Thay đổi môi trường. Khi bé thấy khó chịu vì em bé gái cứ bò lên trò xếp hình của mình, bạn hãy cố tìm nơi yên tĩnh bé có thể chơi mà không bị quấy rầy.
Giải thích những hậu quả của cách ứng xử của bé để bé có thể hiểu tại sao điều gì đó lại sai. Việc này giúp bé hiểu thế giới quanh mình tốt hơn. Hãy nhớ, chỉ có cách cư xử là không chấp nhận được, chứ đó không phải là con bạn không chấp nhận được.
Time-out (thời gian tách riêng) là một cách kỷ luật mà cha mẹ có thể dùng để hạn chế cách ứng xử không phù hợp. Hãy tìm hiểu cách để sử dụng phương pháp này hiệu quả.
Kỷ luật
Từ “kỷ luật” thực chất có nghĩa là “dạy” chứ không phải mang nghĩa “phạt”. Mục đich thực sự là dạy con các nguyên tắc ứng xử để bé có thể sử dụng chúng. Trẻ em học tính tự giác hay tự kỷ luật bằng việc lớn lên trong một gia đình yêu thương cùng với các nguyên tắc công bằng và đoán trước được. Phạt con có thể cản trở sự phát triển về tính tự giác, tự kỷ luật của con bạn.
Đánh đòn không giúp bé học được cách cư xử đẹp. Nó cũng không mang lại cho bé cơ hội để học cách giải quyết vấn đề của chính mình. Thay vào đó, nó có thể làm bé thấy sợ hãi, mất an toàn, và phẫn nộ. Một số bậc cha mẹ có thể đánh con vì họ đang cố gắng thoát khỏi căng thẳng và bực bội trong lòng. Trẻ em học từ các ví dụ, và đánh dạy chúng lấy được những thứ chúng muốn bằng cách đánh ai đó. Để biết thêm về cách giải quyết căng thẳng cũng như những cảm giác bực bội, hãy đọc thêm Cảm thấy căng thẳng và Khi bạn cảm thấy mình có thể làm tổn thương con.
Nếu bạn có những lo lắng về cách cư xử của con mình, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia. Để có thêm lời khuyên về cách hướng dẫn cách xử sự cho trẻ, hãy xem Lời khuyên thiết thực về kỷ luật.
Theo Raisingchildren.net.au
MedShop.vn dịch
Đánh giá