10 June, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Sau đây là một số điều cần lưu ý về cách ứng xử của con bạn.
Ở độ tuổi này, trẻ em vẫn đang cố gắng học về những thứ hàng ngày mà chúng ta cho là dĩ nhiên, như cách chúng ta nói chuyện với nhau. Có thể bạn nghĩ là bé không nghe bạn nói, nhưng có lẽ bé lại đang cố hiểu điều ai đó đã nói trước đó năm phút. Trong lúc cố gắng hiểu thế giới xung quanh mình, chúng ta cũng cần phải tha thứ cho các bé vì đôi lúc khá sao nhãng. Nguyên tắc tốt là luôn dành thêm nửa giờ khi làm việc với con ở lứa tuổi này.
Hãy để bé thử. Con bạn có thể giải quyết được cảm xúc của bé với một chút tự lập. Nếu buồn, bé có thể đi tới phòng khác để bình tĩnh lại. Bé có thể thử thương lượng để giải quyết một mâu thuẫn. Cố gắng tránh can thiệp và giải quyết vấn đề của con mọi lúc. Hãy cho bé cơ hội để tự giải quyết nó trước.
Hãy cùng giải quyết vấn đề. Con bạn đang ở lứa tuổi mà bạn có thể thử giải quyết các mâu thuẫn cùng với bé. Vì vậy, thay vì nói một cách tự động, kiểu như “Hãy đi về phòng của con đi”. Bạn hãy trao đổi cùng con cách xử sự cả hai cùng mong muốn, và xem có thể đi đến một cách giải quyết tốt đẹp cho cả hai hay không. Bé có thể tuân theo cách giải quyết đó vì là người cùng đưa ra. Vì thế bạn có thể nói “Khi ăn tối, mẹ muốn con ngồi ở ghế của mình thêm 15 phút để chúng ta có thể nói chuyện. Con muốn làm gì?” Nếu bé muốn rời bàn để đi chơi, cả hai cùng quyết định rằng bé có thể ngồi thêm 15 phút rồi mới đi chơi. Khi bạn đã đi đến thỏa thuận nào đó, hãy thực hiện theo nó.
Hãy chỉ cho bé thấy cảm giác của bạn. Khi bạn chân thành bảo cho con thấy cách cư xử của bé ảnh hưởng thế nào đến mình, bé sẽ nhận ra cảm xúc của riêng bé ở trong bạn, như chiếc gương vậy, và có thể cảm nhận cho bạn (xem Sự thông cảm trong phần trẻ ở tuổi nhà trẻ). Vì thế bạn có thể nói “Nếu có quá nhiều tiếng ồn, mẹ sẽ không thể nói chuyện điện thoại được.” Khi bạn dùng câu bắt đầu với đại từ “Mẹ/Cha”, con bạn sẽ thay đổi để phù hợp với bạn.
Lắng nghe. Việc hạ mình xuống ngang tầm của con vẫn có tác dụng nếu nói đến vấn đề thực sự quan trọng. Để kiểm tra xem bé có nghe không, hãy bảo bé nhắc lại những gì bạn nói.
Sự ganh đua giữa các con. Chút mâu thuẫn là điều thông thường giữa các con trong gia đình. Tranh luận thẳng thắn, không làm tổn thương người khác giúp các bé hiểu và học cách phân loại các vấn đề. Có thể bạn cần can thiệp vào khi tình trạng trở nên gay gắt, mọi thứ ra ngoài tầm kiểm soát, hay ai đó bị đánh.
Để biết thêm về cách khuyến khích cách cư xử đẹp và hạn chế những cách xử sự không đẹp, hãy khám phá hộp dụng cụ ứng xử.
Kỷ luật
Từ “kỷ luật” thực chất có nghĩa là “dạy” chứ không phải mang nghĩa “phạt”. Mục đich thực sự là dạy con các nguyên tắc ứng xử để bé có thể sử dụng chúng. Trẻ em học tính tự giác hay tự kỷ luật bằng việc lớn lên trong một gia đình yêu thương cùng với các nguyên tắc công bằng và đoán trước được. Phạt con có thể cản trở sự phát triển về tính tự giác, tự kỷ luật của con bạn.
Đánh đòn không giúp bé học được cách cư xử đẹp. Nó cũng không mang lại cho bé cơ hội để học cách giải quyết vấn đề của chính mình. Thay vào đó, nó có thể làm bé thấy sợ hãi, mất an toàn, và phẫn nộ. Một số bậc cha mẹ có thể đánh con vì họ đang cố gắng thoát khỏi căng thẳng và bực bội trong lòng. Trẻ em học từ các ví dụ, và đánh dạy chúng lấy được những thứ chúng muốn bằng cách đánh ai đó. Để biết thêm về cách giải quyết căng thẳng cũng như những cảm giác bực bội, hãy đọc thêm Cảm thấy căng thẳng và Khi bạn cảm thấy mình có thể làm tổn thương con.
Nếu bạn có những lo lắng về cách cư xử của con mình, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia. Để có thêm lời khuyên về cách hướng dẫn cách xử sự cho trẻ, hãy xem Lời khuyên thiết thực về kỷ luật.
Các vấn đề ở trường
Kỳ học đầu tiên ở trường tiểu học là thách thức cho cả bạn và bé. Mọi người sẽ có thói quen buổi sáng mới và thời gian cứ trôi. Có thể bạn đang thử tìm ra một nhịp điệu sẽ giúp bạn ra khỏi nhà đúng giờ, đặc biết khi bạn chỉ mới bắt đầu đi làm lại và cũng cần đúng giời vào buổi sáng. Cách tốt nhất để đương đầu với thói quen mới đầy căng thẳng này là lập kế hoạch, và thực hiện theo nó.
Đi học buổi sáng
Mọi thứ ở nhà diễn ra như thế nào có thể tạo nên tinh thần chung cho cả ngày. Trẻ em đến trường bình tĩnh, thư giãn, ăn sáng đầy đủ, và sẵn sàng có thể hoạt động hiệu quả nhất trong những giờ đầu tiên của ngày (và cũng là lúc học hiệu quả nhất).
Dậy sớm trước 15-30 phút có thể giúp mọi việc trôi chảy hơn. Buổi sáng dễ dàng hơn khi bọn trẻ làm mọi việc của chúng. Chuẩn bị danh sách các công việc bé có thể làm cũng rất tốt. Đầu tiên bé có thể chậm chạp và mắc lỗi, nhưng sẽ vượt qua dần qua thực hành. Khi bé đã thực sự giỏi điều gì, bạn sẽ đỡ một việc phải làm. TV có thể đánh lạc sự chú ý của trẻ với công việc (và bé có thể không nghe thấy bạn nói), vì thế hãy xem xét việc sử dụng nó.
Giải quyết các vấn đề ở trường
Hãy nói chuyện với giáo viên của bé nếu bạn muốn biết bất cứ điều gì về ngày ở trường của bé. Hãy tìm giáo viên và trao đổi về bất kỳ lo lắng nào, hoặc sắp xếp một buổi gặp mặt để thảo luận các vấn đề chi tiết hơn.
Làm gì khi trẻ bị bắt nạt
Thông điệp quan trọng nhất mà bạn cần nói với con khi bị bắt nạt là “Con không phải đối mặt với sự bắt nạt một mình.” Hãy nói với thầy cô ở trường hay cộng đồng và chắc chắn nó không tiếp diễn. Điều quan trọng là con bạn biết rằng chống lại bắt nạt và tìm giúp đỡ không phải là mách lẻo, đây là hành động của sự dũng cảm. Bạn cũng có thể ủng hộ con mình bằng việc lắng nghe và giúp bé phản ứng phù hợp với những ứng xử không tốt từ bạn bè.
Theo Raisingchildren.net.au
MedShop.vn dịch
Đánh giá