14 February, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Dạy cho trẻ một vài kĩ năng sống cơ bản vừa là điều cần thiết, vừa là nhiệm vụ đáng làm của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, mọi việc có thể hơi lộn xộn khi con bạn nhận ra rằng chính bạn cũng thiếu một vài kĩ năng sống. Nhưng, hãy giả sử rằng tất cả chúng ta (nhiều hay ít hơn) đều giỏi giang, tự trọng, sẵn sàng và có khả năng truyền lại cho con chúng ta một vài kĩ năng nền tảng mà tất cả chúng ta cần biết trong cuộc sống.
Khuyến khích trẻ đọc
Những đứa trẻ rất nhỏ muốn học đọc thì chúng sẽ học. Hãy động viên trẻ, trả lời mọi câu hỏi của trẻ, đừng thúc ép trẻ và trẻ sẽ làm bạn ngạc nhiên thú vị. Để những quyển sách “Tập đọc” như là Bác sĩ Su, Con rệp xanh (Con rệp xanh bò lên quả táo, dưới củ cà rốt, xung quanh quả bí ngô…) xung quanh nhà ở những nơi trẻ có thể với tới. Bạn có thể không cần tới các thẻ chữ hoặc một chương trình chỉ dẫn đặc biệt và nhớ là bạn không cần hối thúc trẻ. Bạn hãy giữ một cuốn sổ tay ghép vần để biết các quy tắc và các ngoại lệ, nhưng không nên dạy trẻ các quy tắc mới mỗi ngày trừ khi trẻ thực sự thích học. Luôn luôn có sẵn các cuốn sách trong nhà và thường xuyên đọc cho trẻ nghe. Thêm vào đó, bạn cần cho trẻ thấy sự thích thú của bạn khi đọc (cho dù bạn đọc tiểu thuyết lãng mạn, tạp chí, truyện kinh dị của John Grisham hay một tờ báo sáng). Tất cả những điều trên sẽ giúp kích thích sự hứng thú của trẻ đối với việc đọc và thuyết phục trẻ rằng đọc là một hoạt động thích thú và quan trọng.
Tới thư viện
Thường xuyên dẫn trẻ tới thư viện. Nếu trẻ chỉ muốn chơi trò chơi hay búp bê ở đó, đừng lo lắng. hãy nhặt ra một vài quyển sách mà cả bạn và bé đều thích. Hãy hỏi trẻ xem liệu rằng trẻ có muốn mượn bất kì quyển sách nào và thêm vào chồng sách. Bên cạnh đó, hãy hỏi người trông thư viện xem có khu vực dành riêng nào mà trẻ có thể tụ tập lại một lúc và đọc truyện thành tiếng cho nhau nghe. Bạn sẽ nhận thấy rằng, đa số có thư viện đều có dịch vụ đó.
Kế hoạch hành động 8 điểm
Khi con bạn 6 hay 7 tuổi mà có vấn đề về đọc hoặc không có hứng thú với đọc thì vấn đề lại khác. Nếu vấn đề đó nghiêm trọng, bạn sẽ cần cho trẻ kiểm tra xem trẻ có mắc chứng khó đọc hoặc một số vấn đề hạn chế khả năng học tập khác. Khi đó, bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của một gia sư đặc biệt hoặc một chuyên gia về đọc. Nếu không, bạn có thể tham khảo một số ý kiến dưới đây:
- Để các chú thích với tên của trẻ ở trên cùng (Hầu hết trẻ nhận ra được tên mình sớm hơn các từ khác) khắp nhà. “Có một điều bất ngờ ở dười giường ngủ của con”, “Mẹ đang ở ngoài vườn”, “Con muốn mua gì ở cửa hàng?”, “bánh quy ngọt ở trong ngăn kéo cạnh bồn rửa”. “Nếu con có thể đọc được điều này, con rất thông minh”
- Chơi các trò chơi ghép chữ với trẻ.
- Sáng tạo các trò chơi đa dạng dùng ghép các chữ cái từ các trò chơi: thêm 1 chữ cái, thay đổi 1 chữ cái, giáu 1 chữ cái (đoán từ dựa vào những chữ đã cho)
- Xem các chương trình ti vi dạy trẻ cách đọc, đánh vần, phát âm, v.v. Chẳng hạn, ở Mỹ có một số chương trình thiết kế với mục đích giáo dục như Công ty điện tử được phát sóng cách đây vài năm
- Đọc truyện theo kiểu bạn đọc một câu, con đọc một câu
- Làm các nhãn dán ghi từ và để trẻ dán vào những điểm phù hợp trên 1 bức tranh (ví dụ như con bò, con lợn, con vịt, quả trứng, cái ao trong bức tranh về trang trại hoặc có thể là cát, vỏ sò, cái xô, đá trong một bức tranh tả bờ biển).
- Dùng bút đánh dấu để minh họa các khái niệm, giống như “ ấm E câm” (trong tiếng Anh). Hãy bảo trẻ chỉ dùng bút đánh dấu ở bài tập đọc
- Để cho trẻ cắt những từ quen thuộc từ tạp chí và dán những từ đó vào 1 cuốn sổ theo cấu trúc nhất định. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi điều này xây dựng sự tự tin lớn nhường nào với trẻ. (ví dụ như trẻ có thể tự tin khoe với bạn rằng: Con có thể đọc mọi từ trong cuốn sách này). Tên các thương hiệu mà trẻ có thể nhận ra như: McDonald’s, Pokemon, Burger King; các kí hiệu giao thông như: Dừng lại, Đường mấp mô, không rẽ; các giới từ như: trên, dưới, trong, ngoài và bất kù từ nào trẻ chọn để thêm vào cuốn sổ đó đều có giá trị tương đương. Mỗi khi trẻ đọc một từ mới trong tạp chí hay tờ báo, bạn hãy khuyến khích trẻ thêm từ vào cuốn sổ riêng của trẻ. Mỗi tuần hoặc lâu hơn, hãy kiểm tra xem cuốn sổ đó đã dày từng nào và bao nhiêu từ mà trẻ đã có thể đọc.
Đọc cho trẻ
Cẩn thận đừng bỏ qua những thứ rõ ràng nhất. Cha mẹ cần dành thời gian đọc cho trẻ nghe. Dạy trẻ đọc từ khi còn nhỏ tuổi không quan trọng bằng việc dạy trẻ rằng đọc là một điều thú vị bằng việc bạn đọc cho trẻ nghe. Rất nhiều trẻ ở trường cư xử không đúng đắn bởi vì trẻ bị tụt lại ở các kĩ năng cơ bản như kĩ năng đọc. Khi đó, trẻ trở nên chán nản, bực bội và quậy phá tại trường. Những việc này có thể làm trẻ bị đình chỉ học hoặc bị phạt và càng gây ra cho trẻ cảm giác bị bỏ rơi.
Bang Florida, Mỹ, đã bắt đầu một chương trình thú vị là phát sách dành cho trẻ em tới những người nhận thực phẩm từ quỹ thực phẩm với hy vọng rằng, ít nhất những đứa trẻ nghèo khổ nhất cũng thích thú đọc sách khi có sách trong nhà. Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định điều trên là đúng.
Chắc chắn rằng đối với cuộc sống còn nhiều điều quan trọng hơn việc đọc. Có một thế giới rộng lớn bên ngoài và quan trọng là trẻ được vui chơi ngoài trời và được tiếp xúc thể chất với môi trường. Nhưng đọc rất bổ ích và việc phát triển kĩ năng đọc có thể là yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành công sau này của trẻ. Hầu hết chúng ta đồng ý rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc học đọc chính là sự giúp đỡ của cha mẹ và anh chị em ruột. Trẻ trong những gia đình không ai đọc sách báo (có hàng triệu trẻ trong hoàn cảnh này) sẽ cảm thấy khó khăn để theo kịp các bạn trong gia đình có người đọc sách báo hay tạp chí. Và vấn đề là làm sao để giúp những trẻ trong gia đình không có ai đọc sách báo để làm gương cho trẻ.
Một vài điều cơ bản
Tôi có 3 thằng con trai, đưa 10 tuổi, 3 tuổi và đứa nhỏ hơn nữa. Như tôi có thể nhớ chúng tôi gặp nhiều vấn đề trong việc ngăn cản chúng làm những điều cơ bản khi chúng chưa sẵn sàng. Cháu 3 tuổi nhà tôi thì luôn miệng rằng “con đã lớn hơn rồi” và có thể tự làm (tự điều chỉnh nút để điều khiển ô tô). Vì thế, đừng lo lắng quá nhiều – trẻ sẽ sớm hiểu ra. Tất cả những gì bạn phải làm là để mắt tới trẻ để chắc rằng trẻ không bị thương hay chơi quá thời gian quy định. Chơi cùng trẻ khi nào bạn có thể. Mọi hy vọng sẽ mất đi khi trẻ có thể cãi lại bạn.
Để trẻ dạy bạn
Có phải trẻ con thật sự giỏi giảng dạy?
Mine năm nay 21 tuổi nhưng cháu đã có thể cho tôi những lời khuyên từ khi lên 10. Trong gia đình tôi, nếu một vấn đề chưa được quyết định gây ảnh hưởng tới tất cả mọi người, cả nhà sẽ chia làm 2 phe trước khi quyết định được đưa ra. Tôi tình cờ phát hiện những thứ trong cuộc sống của tôi liên quan tới những gì con tôi làm vì vậy tôi gọi điện cho cháu để hỏi lời khuyên, ý kiến và sự giúp đỡ. Cháu cũng thích khi được chỉ cho tôi.
Bất cứ việc gì con bạn làm, ngay cả việc khiến trẻ rơi vào sự bừa bộn, hãy lưu lại những khoảnh khắc đó cho trẻ - nó sẽ khiến bạn thấy cuộc sống thú vị hơn sau này, khi trẻ trưởng thành. Điều làm bạn chán ghét hôm nay sẽ làm bạn mỉm cười sau này. Và nhớ rằng, bạn dành một năm đầu đời của trẻ để dạy trẻ học đi và học nói, thời gian còn lại trong suốt cuộc đời của trẻ, trẻ phải học cách ngồi xuống và yên lặng.
Kiên nhẫn, kiên định và khích lệ
Có 3 từ để miêu tả cách bạn dạy dỗ trẻ những điều cơ bản, đó là: kiên nhẫn, kiên định và khích lệ. Chúng ta quá thường xuyên nhìn thấy việc các bậc cha mẹ cố gắng để chỉ cho đứa trẻ cách làm gì đó. Khi đứa trẻ làm bừa bộn, cha mẹ nghĩ rằng đơn giản hơn là để bố mẹ tự làm việc đó. Trẻ con vốn có tính lười cố gắng khi việc trẻ làm không mang tới sự hài lòng hay trải nghiệm thích thú nào.
Hãy khiến việc học của trẻ trở nên thú vị và bổ ích. Khuyến khích trẻ mọi lúc khi trẻ biết cố gắng, kể cả khi cố gắng mà không thành công. Khi được khích lệ, trẻ sẽ cố gắng làm đi làm lại để hoàn thành nhiệm vụ. Hãy kiên trì. Hãy kiên định. Hãy làm cho trẻ thấm nhuần lợi ích của việc tự lực sẽ mang lại lòng tự trọng. Thực tế, tôn trọng là điều thứ tư cần có khi bạn dạy trẻ. Nếu trong một môi trường mà mọi thành viên trong gia đình đều tôn trọng ngay cả một chú chó hay một chú mèo, đứa trẻ khi lớn lên sẽ biết rằng chúng đáng giá. Hãy luôn nhận xét giống như “Tốt lắm” hay “lần này tốt hơn rồi” với trẻ. Trẻ sẽ học về lòng tự trọng thông qua việc được tôn trọng như là một thành viên được quý trọng trong gia đình. Nói những câu như “Mẹ yêu con” và “Con là đứa trẻ tuyệt vời” cũng rất quan trọng.
Dạy trẻ cách ăn
Những ngày vui vẻ. Vì vậy đầu tiên phải nhớ là : trẻ có thể ăn rồi. Điều chúng ta muốn dạy trẻ là làm sao để dùng dao, dĩa, thìa khi ăn, và thêm một số tác phong khi ngồi vào bàn ăn. Các bậc cha mẹ có con nhỏ cần phải chấp nhận rằng trẻ có thể tạo ra một mớ bừa bộn… hoặc không gì cả.
- Một bữa ăn bừa bộn: đưa cho trẻ một cái đĩa, thêm một chiếc dao ăn (đeo yếm cho trẻ nếu có thể), cắt nhỏ một miếng thức ăn bất kì và lấy dĩa xiên miếng đầu tiên ấy. Sau đó, hãy chỉ cho trẻ cách bạn ăn thức ăn và giúp trẻ thực hành. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên với lượng thức ăn trẻ ăn vào. Nếu không, bạn không lấy đồ ăn cho trẻ trong bữa ăn. Dần dần trẻ sẽ biết lấy thêm thức ăn. Sẽ có sự bừa bãi (nhớ rằng trẻ thích đồ ăn loãng giống như mì ý và nước sốt cà chua). Thức ăn có thể bị vương vào tai, trên mũi (nếu bạn may mắn thì sẽ không bị vào trong tai hoặc mũi bạn), tóc của bạn và trẻ, vương lên tường, trên thảm, khắp bàn ăn và trên cả người con mèo. Một vài vết bẩn bạn sẽ phát hiện khi lau dọn nhà cửa cuối mùa, nhưng trẻ sẽ học cách ăn vì chúng không muốn bị đói. Đồng thời, bạn cũng nên chỉ cho trẻ những điều cần biết khi ngồi vào bàn ăn. Phải chấp nhận rằng (nếu bạn không một mình chỉ dẫn trẻ) có những tác phong ngồi bàn ăn quan trọng bạn không thể dạy cho một dạy trẻ ở giai đoạn này. Vì vậy, hãy dạy trẻ những điều tối thiểu phải biết khi dùng bữa (ví dụ như: trong khi ăn không mở miệng hoặc nói chuyện khi miệng đầy thức ăn, hay đặt khuỷu tay lên bàn). Lúc đầu, hãy cấm trẻ một điều từ danh mục trên. Khi trẻ đã làm tốt một điều, hãy chỉ cho trẻ thêm một quy tắc nữa.
- Một bữa ăn sạch sẽ: rất nhiều người nhìn vào vết ố của nước sốt cà chua trên tấm thảm trắng sạch của họ và quyết định họ sẽ xúc cho trẻ ăn mãi mãi. Những người này tự buộc dây thừng vào sau lưng họ và họ xứng đáng bị như vậy. Hãy dễ chịu với sự bừa bộn, cuộc sống thực luôn có một chút lộn xộn. Đó là điều tự nhiên.
Dĩ nhiên, sẽ mất nhiều lần để luyện tập cho trẻ. Có thể mất từ 1 ngày, 2 ngày tới 1 thập kỉ hoặc 2 để trẻ giảm việc cần tới sự giúp đỡ của bạn. Nhưng hãy suy nghĩ điều này: đã có lần khi bạn không biết lái xe/đi xe đạp/đánh máy/chia thành mảnh nhỏ, lúc đó những việc này đối với bạn là những việc không thể làm và sẽ không bao giờ học đựơc. Nhưng bây giờ, bạn đã có thể làm tất cả những việc trên và nó trở thành bản năng tự nhiên thứ 2 của bạn. Quá trình này tương tự giống như việc ăn/đọc/viết/buộc dây giày/không đánh thức cha mẹ lúc 5h sáng ngày. Chủ nhật của trẻ…Tất cả đều có thể được học.
Không nên dạy trẻ tập bơi theo cách nào?
Trong mọi trường hợp, bạn không nên cố gắng dạy trẻ bơi bằng cách ném trẻ xuống nước. Về điều này hãy tin chúng tôi. Phương pháp “Chìm hoặc bơi” chỉ có tác dụng nếu bạn sẵn sàng để con bạn chìm trong nước… cái này sẽ khiến trẻ thấm nỗi sợ nước. Kỳ quặc khi trải nghiệm việc gần bị chết đuối có thể gây ra nỗi ám ảnh vĩnh viễn với trẻ?
Nhưng một nhà nghiên cứu đã tìm ra cách đơn giản hơn để dạy trẻ bơi:
Thực tế, chúng ta không dạy trẻ bơi. Những gì chúng ta làm là khiến trẻ thích thú câu cá. Trẻ muốn xuống nước cùng các bạn để bắt cá. Nhóm trẻ đó sẽ mang theo gậy và dây buộc trên xe đạp và đạp xe một vài chặng để tới sông. Và bây giờ, đây là một dòng sông nhiều bùn đất, sâu và nhiều nước, chúng ta bảo trẻ rằng, trẻ không thể đi cho tới khi trẻ học bơi và chúng ta kiểm tra trẻ. Sau đó, chúng ta để trẻ học bơi. Trẻ sẽ học nhanh nhất có thể và sẽ có nhiều giờ vui vẻ bên bờ sông.
Đi xe đạp
Bạn cần bắt đầu với một chiếc xe đạp có bánh phụ. Những bánh phụ này nên được đặt tạo thành một góc cao để trẻ không có thói quen chỉ nghiêng về 1 bên. Cho phép trẻ đạp vòng tròn cho vui trong vài tuần để làm quen với bàn đạp và biết cách hoạt động của thiết bị lái, vân vân. Lúc này, trẻ có thể cảm nhận rõ ràng về việc đi xe đạp – nhưng đi xe đạp vẫn là một hệ thống nhân quả mà trẻ phải được học.
Giai đoạn 2 bao gồm việc bỏ bớt các bánh xe phụ. Lúc này, bạn sẽ cần đưa trẻ tới một bãi cỏ rộng rãi bằng phẳng – có thể là công viên. Sau khi đã độn miếng bảo vệ cho trẻ, đặt trẻ lên xe, đứng phía sau giữ 1 bên yên và cho trẻ đạp xe trong khi bạn giữ thăng bằng xe giúp trẻ. Khi trẻ làm quen với tốc độ, bạn bỏ tay ra khỏi yên xe và để trẻ tự đạp xe. Lúc này, bạn vẫn nên chạy theo sau trẻ - nếu thấy giọng bạn xa dần trẻ sẽ nhận ra bạn không giữ xe cho trẻ nữa và điều này có thể gây nguy hiểm với trẻ. Nếu trẻ đi chậm lại và bị ngã khỏi xe, bạn hãy làm các động tác gây sự chú ý của trẻ và làm trẻ quên đi vết thương do ngã. Dĩ nhiên là bạn cần dạy cho trẻ những quy tắc an toàn cần thiết khi đi đường, chỉ cấm trẻ không ra đường sẽ không có tác dụng. Nhưng đây là một chủ đề khác…
Ở những đoạn dốc nhẹ thì việc đạp pedal không quan trọng lắm, lúc này hãy để trẻ đi xuống dốc để trẻ tập giữ thăng bằng. Khi trẻ biết giữ thăng bằng thì trẻ sẽ có thể đạp pedal một cách tự nhiên (đạp pedal sẽ được thực hành dần khi đã giữ được thăng bằng). Hãy nhớ dạy trẻ nhìn đường đi chứ không phải chỉ biết tránh va chạm. Rất nhiều người (cả trẻ em và người lớn) đi xe đâm vào cây, đá, tường, thậm chí là rơi khỏi cầu vì họ luôn nhìn chỉ chăm chú vào vào các vật mà họ cố tránh.
Buộc dây giày
Phương pháp buộc dây hình tai thỏ
Bạn không nên cố gắng dạy trẻ kĩ năng buộc dây giày cho tới khi trẻ muốn học. Đơn giản là vì trước khi trẻ thực hiện thì có quá nhiều bước. Đây là phương pháp buộc dây giày hình tai thỏ:
- Cầm 2 dây giày và cuốn vào nhau tạo thành nút thắt
- Cầm 2 đầu dây giày và tạo thành hình 2 cái tai thỏ
- Giả vờ chú thỏ đang rất lạnh, phải cụp tai vào để giữ ấm…1 tai vòng lên, tai kia vòng xuống và chú thỏ đã được ấm áp
Phải nhớ là, chẳng có cách nào giúp trẻ biết cách thắt dây giày ngay lần đầu tiên, lần thứ hai hay thậm chí lần thứ 50. Bạn nên chuẩn bị tinh thần phải dành cả một buổi chiều để giải thích và hướng dẫn trẻ. Sau đó, trẻ cần luyện tập nhiều, cần phải kiên trì. Chẳng mấy chốc, trẻ sẽ có thể tự buộc dây giày.
Phương pháp khác
Đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng bạn không tạo quá nhiều áp lực cho trẻ, thúc ép trẻ học nhanh chóng. Đây là một kĩ năng được học tốt nhất với nhịp độ của trẻ. Không giống như việc dạy trẻ cách đi vệ sinh, học buộc dây giày không cần phải vội vàng. Ngày nay, trẻ có thể đi giày thể thao (giày đế mềm) dây nhám dính tới hết phổ thông mà không phải chịu ánh nhìn khinh bỉ từ bạn bè khi không biết buộc giày.
Thứ hai, chuẩn bị đồ cho trẻ tập buộc giày (một miếng gỗ hoặc bìa các tông có khoan lỗ) và đặt chúng trên ô tô. Hoặc bạn có thể cho trẻ tập luyện với đôi giày người lớn. Sau đó, bất cứ khi nào cả gia đình đi chơi xa bằng ô tô, trẻ có thể có nhiều thời gian tập buộc dây giày và sẽ không phải tới nơi với đôi giày chưa được buộc. Đây là một cách tốt để giúp trẻ vui tươi suốt một chặng đường dài. Nhiệt tình khen ngợi mọi sự thành công của trẻ. Để trẻ tự lựa chọn dây giày cho mình. Dây giày có họa tiết, dây màu hay dây giày phát quang sẽ khiến trẻ thấy hứng thú khi tập thắt dây. Nếu bạn không thể chấp nhận ý tưởng về một đôi dây màu xanh lá cây trên một đôi giày xanh da trời thì hãy để thứ kì quặc đó vào đồ tập buộc dây của trẻ thay vì vào đôi giày thật sự. 2 yếu tố quan trọng cần nhớ là: nên chọn dây giày dẹt (vì dây tròn thường giữ nơ thắt nút không tốt) và chất liệu không trơn (trẻ thường thích dây giày bằng plastic nhưng nó không thực tế).
Một số trẻ học bằng hình ảnh vì thế trẻ muốn xem cách bạn thắt dây nhiều lần. Hãy cố gắng buộc nút bằng dây ruy-băng to để trẻ quan sát tốt hơn. Một số trẻ khác lại học bằng động lực vì thế hãy để cho trẻ nắm tay bạn (hoặc cổ tay) khi bạn buộc dây, từ đó giúp trẻ làm quen với các cử động đúng. Cũng có một số trẻ lại học thông qua âm thanh và có thể trẻ muốn bạn sáng tạo lời bài hát giúp trẻ ghi nhớ các bước buộc dây giày.
Đi vệ sinh
Chúng tôi để phần này ở cuối vì chúng tôi muốn tập trung vào vấn đề cho trẻ đi vệ sinh. Chúng tôi xin trích dẫn mẹo nhỏ giúp trẻ đi vệ sinh của một nhà nghiên cứu thay cho phần kết:
Lần đầu tiên con trai tôi tự biết chùi khi cháu 4 tuổi. Cháu phải làm vậy vì, cháu đòi đi đại tiện khi mà tôi đang chuẩn bị đồ ăn tối. Vì vậy tôi bảo cháu rằng nếu cháu muốn đi thì cháu phải tự đi vì tôi thực sự không thể ngừng những việc đang làm. Và thế là cháu tự đi vệ sinh và quen với việc đó. Trong khi người bạn của tôi vẫn phải vệ sinh cho cậu con trai khi cậu ta đã bắt đầu đi học (5 tuổi). Đây là phương pháp mà tôi khuyên mọi người nên dùng; nó chỉ là sự lười biếng của trẻ.
Theo BBC
Medshop.vn dịch
Đánh giá