19 August, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Nếu bạn ăn uống hợp khoa học và tập luyện thường xuyên, con bạn sẽ có tấm gương tốt về nâng cao sức khỏe, các kĩ năng thể chất, và lòng tự tin để noi theo.
Dinh dưỡng được coi là chủ đề gây lo lắng đối với nhiều bậc cha mẹ. Bạn có thể lo lắng liệu con mình đã ăn đủ thức ăn chưa. Bạn cũng có thể phân vân liệu con có ăn quá nhiều hay trở nên không khỏe mạnh.
Những hướng dẫn và phương pháp dưới đây có thể giúp bạn giúp đỡ con mình theo cách tốt nhất.
Sự thèm ăn
Trẻ nhỏ trải qua thời kì sinh trưởng và hoạt động nhanh, vì thế, đôi khi, chúng rất đói, nhưng đôi khi lại ăn ít như chim vậy. Bạn cứ chọn cho con ăn đồ ăn giàu dinh dưỡng, còn bạn nên tin vào vị giác và sự thèm ăn của con để có một chế độ cân bằng. Ép con ăn thường đem lại kết quả ngược lại sự mong đợi. Cũng nên nhớ rằng kẹo, khoai tây rán, và bánh quy có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn tự nhiên đối với đồ ăn giàu dinh dưỡng của trẻ. Hãy để cảm giác ăn uống của con chỉ đường cho bạn.
Năm nhu cầu dinh dưỡng cơ bản
Nếu bạn hiểu rõ 5 lĩnh vực dưới đây, bạn sẽ mắc sai lầm. Điều quan trọng là bạn quyết định cho con ăn gì, còn con quyết định sẽ ăn bao nhiêu. (Kĩ thuật này được gọi là phân chia trách nhiệm.)
- Protein hình thành cơ thể và giúp trẻ khỏe mạnh. Cho con ăn đậu Hà Lan và đậu phộng (loại nào cũng được, bao gồm đậu Hà Lan đông lạnh và đậu phộng nướng đóng hộp), trứng, cá, thịt gà, thịt, sữa, sữa chua, và pho mát ít chất béo.
- Rau, trái cây chứa các chất dinh dưỡng và chất xơ quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh. Rau quả càng nhiều màu, càng tốt. Cho con ăn các loại rau như bông cải xanh, đậu xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua, rau bi na, và dưa chuột (còn vỏ). Đồng thời, cho con ăn các loại trái cây nhiều màu sắc như đào, mơ, lê và táo. (Rửa sạch và để vỏ)
- Đường bột cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường bột càng chứa nhiều chất xơ càng chậm giải phóng. Cho con ăn bánh mì được bổ sung chất xơ, gạo nức, bột mì nấu với thịt hoặc nước thịt, bánh kếp, và ngũ cốc ít đường.
- Chất béo tốt với các axit béo chuỗi dài không no giúp hình thành các tế bào não và thần kinh. Những chất béo tốt này có trong cá (đóng hộp hay cá tươi), trái bơ, dầu thực vật như dầu oliu hay canola (nhưng tránh rán quá lâu những loại dầu không bão hòa này).
- Nước máy đun sôi là nguồn chất lỏng rẻ và tốt nhất. Ngoài ra, nó còn chứa florua giúp răng chắc khỏe. (Nếu bạn cho con uống nước ép trái cây, luôn pha trộn tỉ lệ nửa này nửa kia với nước.
Các loại thức ăn cần tránh
Bạn có thể cho con ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn, thông thường, hoa quả là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn muốn đặc biệt hơn một chút, hãy thử kem hương vanilla hay bánh mì chuối. Các đồ ăn nhiều đường như sô-cô-la, nên để dành cho các dịp đặc biệt như sinh nhật chẳng hạn.
- Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa thể làm việc với các loại thức ăn nhiều muối, đường, hay ca-phê-in (có trong đồ uống cola)
Nước giải khát và nước ép trái cây rất đắt, chứa nhiều đường và có hại cho răng. Nếu muốn cho con uống nước ép trái cây, hãy pha theo tỉ lệ nửa này nửa kia với nước.
- 2. Đồ ăn nhanh. Đồ ăn nhanh ít chất xơ và các chất dinh dưỡng, nhưng lại chứa nhiều đường và chất béo. Các loại đồ ăn như vậy gồm có khoai tây rán, bánh rán, bánh quy, bánh ngọt, sô cô la và kẹo. Chất béo trong hầu hết các đồ ăn này là loại ít có lợi cho sức khỏe, bao gồm chất béo trans. Vì vậy, tốt nhất là không cho con ăn, thay vào đó, cho con ăn các loại đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe, như cà rốt nạo hay thái lát mỏng, và đậu Hà Lan đông lạnh.
Lo lắng – quá nhiều hay quá ít?
Biết cách dạ dày ‘phát tín hiệu’ với não có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến ăn ít hay ăn quá nhiều.
- Phản hồi chậm. Não chỉ nhận thấy chúng ta đã no 20 phút sau khi thức ăn đã tới dạ dày.
- Đồng hồ dạ dày. Cảm giác đói được quyết định một phần bởi ‘đồng hồ dạ dày’ của con bạn – vào giờ này ngày hôm qua bé đã ăn bao nhiêu. Ăn các bữa chính vào giờ giấc đều đặn giúp ăn ngon miệng hơn vào bữa sau, vì thế, bạn có thể tận dụng điều này theo một trong hai cách sau. Bạn có thể khuyến khích con ăn nhiều hơn trong bữa chính bằng cách hạn chế đồ ăn vặt. Ngược lại, cho con ăn đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe thường xuyên có thể là cách tốt giúp hạn chế ăn quá nhiều vào bữa chính.
Ăn quá nhiều?
Nếu bạn thấy lo lắng rằng con mình có chiều hướng ăn quá nhiều, bạn có thể can thiệp để làm chậm nó lại. Cho con ăn một nửa khẩu phần ăn bình thường, và sau đó, khi con đã ăn xong, cho con ăn nửa còn lại 10 phút sau đó (đôi khi điều này cho não của con có cơ hội bắt kịp với dạ dày).
Cho con ăn đồ ăn giàu dinh dưỡng nhất (thịt nạc và rau) trước (cách này gọi là ‘thức ăn theo trình tự thời gian’). Bé không cần phải ăn hết mọi thứ trên đĩa của mình nhưng chỉ cho con ăn một khẩu phần bình thường đường tinh bột (như cơm, mì sợi, bánh mì hay khoai tây) sau khi con đã ăn xong đồ ăn giàu dinh dưỡng hơn. (Nếu được cho phép lựa chọn, trẻ thường ăn bánh mì và mì sợi trước, làm trẻ ngang bụng trước khi ăn đồ ăn giàu dinh dưỡng hơn.)
Ăn quá ít?
Có thể bạn thấy con mình chưa ăn đủ trong bữa chính. Nếu con thường ăn rất ngoan trong khoảng năm phút, rồi sau đó bắt đầu cựa quậy nhúc nhích và mất cảm giác ngon miệng, bạn có thể thử các cách dưới đây.
Dùng phương pháp thức ăn theo trình tự thời gian để cho con ăn đồ ăn dinh dưỡng trước (trong suốt thời gian cơ hội đáng giá đó).
Cho phép con ăn nhanh theo ý mình (để dạ dày vượt não, vì vậy, con sẽ ăn nhiều hơn một chút). Đồng hồ dạ dày của con cũng có thể giúp ích. Nếu hàng ngày bạn có thể ăn đúng giờ, con sẽ thấy đói vào đúng giờ ăn đó.
Thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe
Bữa sáng khỏe mạnh sẽ đánh thức cơ thể trẻ bằng cách khởi động quá trình chuyển hóa của trẻ. Bữa sáng cung cấp năng lượng cần thiết cho cả ngày. Nghiên cứu đã tìm ra rằng trẻ bỏ bữa sáng thường nặng hơn. Đó có thể là do những trẻ này ăn nhiều hơn vào các bữa sau trong ngày.
Buổi sáng thường là thời gian rất vội đối với nhiều gia đình. Thật may mắn, bữa sáng có thể chuẩn bị khá nhanh và dễ dàng, như sữa chua và hoa quả, ngũ cốc và sữa, hay bánh mì.
Trẻ muốn làm những điều bạn muốn làm
Trẻ quan sát khi bạn ăn, vì thế, bạn có thể giúp con hình thành thói quen ăn uống tốt bằng cách tự bản thân mình ăn đúng cách. Giờ đây là thời gian tốt để từ bỏ ít nhất một, hai loại đồ ăn vặt. Nếu bạn có thể bỏ bánh quy hay khoai tây rán ra khỏi nhà, điều này sẽ tạo sự khác biệt lớn cho con bạn.
Đôi khi trẻ cần được mời ăn một món ăn mới 6-10 lần trước khi nếm thử, và cuối cùng, ăn nó. Cũng sẽ có ích nếu con nhìn thấy bạn cũng ăn món đó! Nếu bạn vẫn kém may mắn, hãy thử lại trong 3-6 tháng.
Các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe của trẻ tuổi mẫu giáo
Nên cho con ăn ít các loại đồ ăn chế biến sẵn. Nên bao gồm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con trong 1 món ăn. Cho con ăn cơm rang thập cẩm, trứng ốp-lết, bánh nhân thịt, đậu đút lò trong bánh mì từ bột không tinh chế hay pasta bolognaise với nước sốt thịt và rau.
Nước: đồ uống tốt nhất
Các cách dưới đây có thể giúp con bạn uống nhiều nước hơn:
Cho con uống nước trong tất cả các bữa ăn và bữa ăn vặt.
Để nước vào tủ lạnh trong những ngày nóng. Cho thêm vài lát chanh, cam, hay lá bạc hà, nếu thích.
Vào mùa hè, nên để hoa quả bổ sẵn vào ngăn đá và cho vào nước.
Mang theo nước đóng chai cùng con khi ra ngoài.
Ăn uống thất thường
Trẻ tuổi mẫu giáo thường thèm ăn rất thất thường (hôm nay có thể rất đói, nhưng hôm sau lại không). Đó là do cơ thể con bạn đang qua giai đoạn lớn nhanh và nó có thể cho biết bé cần bao nhiêu thức ăn mỗi ngày. Ép trẻ ăn khi trẻ không đói sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tự nhiên này. Điều này có thể gây ra chứng ăn quá nhiều sau này nếu trẻ không thể biết mình cần bao nhiêu thức ăn.
Phân chia trách nhiệm
Chỉ cần bạn cho con ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe, hãy để cảm giác ăn uống của con là hướng dẫn cho bạn. Hầu hết trẻ nhỏ có rất nhiều thứ để ăn cho dù dường như chúng chẳng ăn gì cả.
Bảy cách để có giờ ăn ngon miệng
- Nên giữ tâm lí thoải mái, cho dù con không ăn.
- Nên thay đổi một chút. Ngồi ăn tại chiếc bàn ăn quen thuộc hàng ngày có thể gây nhàm chán. Vì thế, thỉnh thoảng hãy thử một chuyến picnic ở sân sau hoặc mang bữa tối ra bãi biển hay công viên.
- Cố gắng không nhân nhượng, thỏa mãn các đòi hỏi đồ ăn khác của con thay thế đồ ăn bạn đã chuẩn bị
- Không cho con ăn gì ngoài giờ ăn chính hay giờ ăn nhẹ cố định (trẻ sẽ sớm quen với thói quen này)
- Sắp xếp thời gian ăn vặt một cách khoa học trước bữa chính (ít nhất 1 giờ).
- Vào bữa tối, nên cho con ăn thức ăn có protein và các loại rau nhiều màu trước, khi con đói nhất.
- Cần bình tĩnh, kiên quyết, và kiên trì.
Tập luyện
Tập luyện giúp xương và cơ bắp trẻ chắc khỏe, tim, phổi, và động mạch khỏe mạnh, đồng thời nâng cao khả năng phối hợp, cân bằng, tư thế, và độ linh hoạt. Nó giúp giảm nguy cơ thừa cân, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, và tiểu đường về sau.
Khi trẻ dành quá nhiều thời gian xem tivi hay sử dụng máy vi tính, trẻ mất cơ hội tham gia các hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Thừa cân không có lợi cho sức khỏe và mất thoải mái – đồng thời rất khó chịu với trẻ nhỏ.
Trẻ tuổi mẫu giáo không cần nhiều động viên để vui chơi trong không khí trong lành. Tuy vậy, nếu bạn có thể chơi cùng con, con sẽ càng thấy thích thú. Con (và bạn) sẽ thích:
- chơi trong công viên
- thả diều
- nhảy
- đi bộ kiểu hơi ngốc nghếch (giả vờ đi như voi)
- đuổi bong bóng
- bơi
- đi dạo công viên, rừng thấp
Chú ý đặc biệt về tivi
Ăn khoai tây chiên có muối khi xem tivi là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở trẻ nhỏ. Hãy hạn chế thời gian xem tivi tới 30 phút, tiếp theo là một hoạt động ngoài trời (như đi bộ tới công viên). Cho con ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe – chuối, bánh quy giòn tốt cho sức khỏe, cà rốt thái mỏng, hay cần tây đều là những lựa chọn tốt.
Theo raisingchildren.net.au
Medshop.vn dịch
Đánh giá