09 January, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Sau đây là 1 số gợi ý cũng như các phương pháp hữu dụng giúp bạn đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ lượng thức ăn, giữ được vóc dáng và khỏe mạnh.
5 nhu cầu dinh dưỡng cơ bản
Bạn cho trẻ ăn uống theo 5 nhóm dinh dưỡng dưới đây là khoa học:
- Protein xây dựng cơ thể và giữ cho trẻ khỏe mạnh. Bạn có thể cho trẻ ăn các loại hạt (bất kể loại nào bao gồm các loại hạt đông lạnh danh cho trẻ hoặc các loại hạt đóng hộp), trứng, cá, thịt gà, thịt lợn, sữa, sữa chua và phó mát
- Rau quả chứa dinh dưỡng và chất xơ quan trọng đối với cơ thể, cả bên trong và bên ngoài. Hoa quả càng có màu sắc thì càng tốt. bạn có thể cho trẻ ăn súp lơ, đậu xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua, rau chân vịt và dưa chuột (cả vỏ). Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ dùng các loại quả có màu sắc như đào, mơ, lê và táo (rửa sạch và để ăn cả vỏ).
- Tinh bột cung cấp năng lượng. Tinh bột càng chứa nhiều chất xơ thì năng lượng càng lâu bị đốt cháy. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn các loại bánh mì thô, gạo lức, mì, súp bột mì, bánh mì ngô và các loại ngũ cốc ít ngọt khác
- Chất béo gồm các chuỗi axit béo không bão hòa polyunsaturated có tác dụng hình thành não và các tế bào thần kinh. Chất béo có ích có trong cá (cả đóng hộp và cá tươi), quả bơ, và dầu thực vật như là dầu oliu hoặc dầu cải. Tránh chiên các loại dầu không bão hòa trong nhiệt độ quá cao.
- Nước tinh khiết là thức uống rẻ nhất và tốt nhất cho con bạn.
Các loại thực phẩm nên tránh cho trẻ ăn
Thực phẩm nhiều muối, đường hoặc cafein (có trong các loại nước uống có ga): cơ thể của trẻ không thể sử dụng các loại thực phẩm này. Hơn nữa, đồ uống nhanh và nước hoa quả không những đắt mà còn chứa nhiều đường và không tốt cho răng của trẻ.
Nếu bạn muốn cho trẻ uống nước trái cây, hãy hòa cùng với một lượng nước lọc tương đương. Một ngày cũng chỉ nên dùng khoảng 150ml đối với trẻ 1-6 tuổi và 240-360 đối với trẻ 7 -18 tuổi.
Thức ăn nhanh và đồ ăn vặt: những loại thức ăn này bao gồm khoai tây chiên, bánh doughnut, bánh quy, bánh ngọt, socola và kẹo. Đây là những loại thức ăn ít chất xơ, ít dinh dưỡng và nhiều đường và/hoặc chất béo. Chất béo có trong hầu hết các loại thức ăn này đa số là chất béo không có lợi, bao gồm transfat. Nếu con bạn muốn ăn những thức ăn trên, hãy nói “không” với trẻ. Thay vào đó, bạn có thể để trẻ ăn các loại đồ ăn có lợi như cà rốt sấy và đậu ngọt dành cho trẻ.
Cuối bữa ăn có thể cho trẻ ăn tráng miệng – hoa quả thái lát là lựa chọn tốt nhất. Còn nếu muốn đặc biệt hơn, bạn có thể cho trẻ tráng miệng với kem vani hoặc bánh chuối. Những món nhiều đường như sô cô la thì hãy để dành cho những dịp đặc biệt, chẳng hạn như sinh nhật.
Trẻ thường quan sát những gì bạn ăn. Vì vậy, bạn có thể giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách tự bản thân mình ăn uống lành mạnh. Hãy cố gắng từ bỏ ít nhất 1 hoặc 2 đồ ăn vặt. Nếu bạn không để bánh quy và khoai tây chiên trong nhà, điều đó có thể tạo nên sự khác biệt lớn đối với con bạn.
Ăn quá nhiều hoặc không đủ?
Có thể bạn lo lắng liệu rằng con bạn có ăn uống đủ chất. Hay có thể bạn quan tâm không biết con mình có ăn quá nhiều và đang trở nên béo phì.
Cảm giác thèm ăn
Có thể nói, những giai đoạn bộc phát về sự phát triển và hoạt động của trẻ sẽ ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn của chúng. Đôi khi trẻ thực sự đói và đôi khi lại ăn như những chú chim. Miễn là bạn cho trẻ ăn những thức ăn dinh dưỡng thì bạn có thể tin tưởng cảm giác thèm ăn của trẻ sẽ dẫn dắt con bạn có dinh dưỡng cân bằng. Thực tế, ép trẻ ăn (hay khuyến khích trẻ ăn thêm) sẽ có thể gây phản tác dụng.
Thêm vào đó, nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, khoai tây chiên và bánh quy. Những loại đồ ăn này có thể làm hỏng cảm giác thèm ăn tự nhiên của trẻ đối với các loại thức ăn dinh dưỡng.
Thỉnh thoảng trẻ cần được mời ăn một loại thức ăn mới từ 6-10 lần trước khi trẻ thực sự nếm và cuối cùng là ăn thức ăn đó. Sẽ càng tốt hơn nếu trẻ cũng nhìn thấy bạn ăn loại thức ăn đó. Còn nếu trong trường hợp trẻ không nếm thử, hãy thử lại sau 3-6 tháng.
Hiểu biết về dạ dày của trẻ
Nếu biết cách dạ dày “nói chuyện” vớ bộ não thì bạn sẽ có thể giải quyết được vấn đề trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít.
- Não chúng ta chỉ phát tín hiệu no khoảng 20 phút sau khi thức ăn vào dạ dày
- Cảm giác đói một phần được quyết định bởi chiếc “đồng hồ bụng” của trẻ - lượng thức ăn trẻ ăn vào giờ này hôm qua. Những bữa ăn chính đều đặn sẽ giúp kích thích cảm giác thèm ăn nhiều của trẻ ở những bữa ăn sau. Vì vậy bạn có thể lợi dùng phương pháp này theo cả 2 hướng mong muốn.
- Bạn có thể khuyến khích những trẻ thường ăn ít bằng cách hạn chế đồ ăn vặt. Ngược lại, đối với trẻ ăn quá nhiều, bạn có thể cho trẻ ăn những đồ ăn vặt lành mạnh sẽ giúp giảm mức độ ăn của trẻ ở bữa chính.
Trẻ ăn quá nhiều
Nếu bạn cho rằng con bạn có xu hướng ăn quá nhiều, hãy thử các cách sau để hạn chế điều đó:
- Cho trẻ ăn bằng 1 nửa bình thường. Nếu trẻ ăn hết, tiếp tục cho trẻ ăn phần còn lại 10 phút sau đó. Đôi khi, điều này sẽ giúp cho não và dạ dày của trẻ thay đổi để thích nghi
- Trước tiên, cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất (protein và rau). Đây gọi là “tuần tự thức ăn”. Con bạn không cần phải ăn tất cả các món. Sau khi trẻ ăn xong các món giàu dinh dưỡng nhất, hãy cho trẻ ăn khẩu phần chất tinh bột như bình thường (như là mì, bánh mì, khoai tây). (Cho trẻ lựa chọn, trẻ sẽ có xu hướng ăn bánh mì và mì trước. Những đồ ăn này sẽ làm trẻ đầy bụng và không thể ăn thêm các loại thức ăn dinh dưỡng nữa).
Trẻ ăn quá ít
Có thể bạn cảm thấy con bạn liên tục ăn uống không đủ mỗi bữa ăn. Nếu trẻ ngồi ăn uống vui vẻ trong khoảng 5 phút đầu và sau đó bắt đầu phá rối, mất cảm giác thèm ăn, bạn hãy thử các phương pháp sau đây:
- Dùng phương pháp tuần tự thức ăn như trên: cho trẻ ăn thức ăn chứa đạm và rau trước sau đó ăn thức ăn chứa tinh bột như là mì, cơm hoặc bánh mì
- Hãy để cho trẻ thật đói (điều này sẽ khiến dạ dày của trẻ vượt kiểm soát của não, vì vậy trẻ sẽ ăn thêm được 1 chút)
- Thêm nữa đó là bạn có thể tận dụng chiếc đồng hồ bụng của trẻ. Tức là, nếu bạn chuẩn bị bữa ăn đều đặn mỗi ngày, trẻ sẽ cảm giác đói vào cùng thời điểm đó.
Đây là chìa khóa của vấn đề: bạn là người quyết định sẽ cho trẻ ăn loại thức ăn nào và trẻ là người quyết định sẽ ăn bao nhiêu.
7 mẹo nhỏ để có bữa ăn vui vẻ
- Hãy thoải mái trong bữa ăn, cho dù nếu trẻ không chịu ăn
- Thay đổi không khí. Nếu ngày nào cũng ăn trên cùng 1 chiếc bàn sẽ gây cảm giác nhàm chán. Thay vào đó, giai đình bạn có thể tổ chức ăn ngoài trời để thay đổi không khí
- Không nhượng bộ khi trẻ cằn nhằn về việc thay đổi các món ăn bạn đã chuẩn bị
- Không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì cho đến bữa tiếp theo (trẻ sẽ có cảm giác chờ đợi)
- Lên lịch các bữa ăn nhẹ xa bữa chính (ít nhất 30 phút tới 1 tiếng)
- Bữa tối, cố gắng cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein và các loại rau củ màu sắc trước, khi trẻ đang đói nhất
- Hãy bình tĩnh, kiên định và vững vàng
Tập luyện đối với trẻ
Đi bộ, chạy, nhảy, ném xa, leo trèo và vui chơi giúp cho con bạn:
- Xương và cơ chắc khỏe
- Tim mạch và phổi khỏe mạnh
- Tăng cường khả năng phối hợp, cân bằng, tư thế và sự linh hoạt
Hơn thế nữa, tập luyện giúp trẻ tăng cường sự trao đổi chất, làm giảm nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cũng như các nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Sân chơi là nơi tuyệt vời để xả hơi và chơi cùng các bạn khác
Những chú ý đặc biệt về thời gian để mắt vào màn hình của trẻ
Đó là thời gian trẻ ngồi trước màn hình bao gồm tivi, DVD, ngồi máy vi tính và màn hình di động. Khi trẻ xem Tivi, DVD hoặc chơi game, trẻ thường ngồi yên 1 chỗ và không có hoạt động thể chất
Thêm việc ăn các đồ ăn nhanh khi ngồi trước màn hình như thế sẽ khiến cho trẻ bị béo phì. Bị thừa cân sẽ khiến trẻ không còn khỏe mạnh và không thoải mái, và thấy khó chịu
Dưới đây là thời gian ngồi trước màn hình tối đa dành cho trẻ, theo lứa tuổi:
- Trẻ dưới 2 tuổi: hoàn toàn không
- Trẻ 2-5 tuổi: <= 1 giờ/ngày
- Trẻ >5 tuổi: <= 2giờ/ ngày
Nên có một hoạt động ngoài trời sau thời gian ngồi trước màn hình (ví dụ như đi bộ trong công viên). Nếu trẻ muốn ăn vặt khi ngồi trước màn hình, hãy chuẩn bị những loại thức ăn lành mạnh cho trẻ như chuối, 1 nắm bánh dinh dưỡng, cà rốt thát lát hoặc cọng cần tây.
Theo Raisingchildren
Medshop.Vn dịch
Đánh giá