06 July, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Việc dùng ngôn ngữ và giao tiếp với người khác có thể trở thành trở ngại đối với những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc Hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên với sự giúp đỡ và sự hiểu biết, con bạn có thể phát triển các kĩ năng giao tiếp.
Những điều cơ bản
Trẻ mắc ASD có thể cảm thấy khó khăn khi giao tiếp và tiếp xúc với mọi người. Trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, không phát triển ngôn ngữ hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng về việc hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ nói.
Trẻ mắc ASD thường không hiểu được rằng giao tiếp là quá trình 2 mặt có dùng giao tiếp mắt, biểu hiện khuôn mặt và cử chỉ cũng như ngôn từ. Bạn hãy luôn ghi nhớ điều này khi giúp trẻ phát triển các kĩ năng ngôn ngữ.
Một số trẻ mắc ASD vẫn phát triển tốt khả năng sử dụng lời nói nhưng có thể gặp khó khăn trong việc biết cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác. Trẻ cũng có thể giao tiếp nhưng hầu hết là với mục đích đòi hỏi điều gì đó, hoặc phản kháng một việc hơn là với mục đích xã hội như làm quen với ai đó.
Trẻ mắc ASD giao tiếp tốt tới mức nào có ảnh hưởng quan trọng tới các lĩnh vực khác của sự phát triển, chẳng hạn như hành vi và việc học.
Trẻ mắc ASD giao tiếp như thế nào?
Đôi khi trẻ mắc ASD dường như không biết cách sử dụng ngôn ngữ hoặc sử dụng ngôn ngữ giống với cách của những đứa trẻ bình thường khác.
Cách sử dụng ngôn ngữ khác thường
Rất nhiều trẻ mắc ASD dùng từ và cách nói để giao tiếp và tương tác nhưng theo 1 cách khác so với bình thường. Lấy ví dụ như, trẻ có thể:
- Lặp lại lời nói một cách máy móc, tức là bắt chước các từ hoặc cụm từ không có nghĩa hoặc với giọng điệu khác thường
- Dùng các từ tự sáng tạo
- Dùng từ lặp
- Nhầm lẫn các đại từ và tự ám chỉ mình là “bạn”, người mà chúng đang trò chuyện là “tôi”
Đây thường là một nỗ lực để có được một hoạt động giao tiếp xảy ra nhưng không phải lúc nào hoạt động giao tiếp của trẻ cũng tiếp tục được vì người nghe không thể hiểu trẻ đang nói gì.
Ví dụ như, với những trẻ lặp lại lời nói một cách máy móc, chúng có thể học cách nói chuyện bằng cách bắt chước những cụm từ kết hợp với các tình huống, những câu biểu cảm, học nghĩa của những cụm từ này bằng cách tìm ra cách chúng được sử dụng. Trẻ có thể sẽ nói “Bạn có muốn một chiếc kẹo kéo?” khi chính trẻ muốn ăn. Đó là bởi vì khi trẻ nghe thấy câu hỏi này trước kia, trẻ đã được 1 chiếc kẹo kéo.
Qua thời gian, có nhiều trẻ mắc ASD có thể xây dựng vốn từ vựng dựa trên những sự khởi đầu này và học được cách sử dụng ngôn ngữ theo cách mà nhiều người có thể hiểu được hơn.
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Cách giao tiếp này có thể bao gồm:
- Dùng thao tác cơ thể hoặc vật thể - ví dụ như cầm tay 1 người và đẩy nó về phía vật gì đó mà trẻ muốn
- Chỉ tay, cho thấy và đưa mắt – chẳng hạn, một đứa trẻ nhìn và chỉ tay vào vật gì đó trẻ muốn và sau đó đưa mắt nhìn người khác, cho người khác biết rằng trẻ muốn thứ đó.
- Sử dụng vật thể - ví dụ, trẻ cầm một vật đưa cho người khác để giao tiếp
Các hành vi không mong đợi
Rất nhiều trẻ mắc ASD gặp khó khăn trong hành vi và những hành vi này thường liên quan tới giao tiếp.
Lấy ví dụ như, các hành vi tự hủy hoại bản thân, tức giận và gây hấn với người khác theo cách trẻ con để cho bạn biết rằng trẻ đang cần gì đó, đang không vui hoặc thấy lúng túng hoặc sợ hãi.
Nếu con bạn gặp khó khăn trong cách hành xử, bạn hãy cố gắng nhìn nhận tình hình từ quan điểm của trẻ để tìm ra thông điệp đằng sau hành vi của trẻ.
Tại sao trẻ mắc ASD giao tiếp?
Những lý do để trẻ giao tiếp khá đơn giản – trẻ giao tiếp bởi vì trẻ muốn gì đó, trẻ muốn được chú ý hoặc vì những lý do có tính chất xã hội khác nữa.
Những đứa trẻ phát triển bình thường có thể thường xuyên giao tiếp vì tất cả các lý do trên và khả năng giao tiếp đa chức năng của chúng cũng phát triển đồng thời. Nhưng đối với trẻ mắc ASD lại khác, việc phát triển khả năng giao tiếp như vậy đối với chúng lại mất nhiều thời gian.
Đầu tiên, trẻ dùng giao tiếp để kiểm soát hành vi của người khác, để đòi hỏi gì đó, để kháng cự hoặc để thỏa mãn nhu cầu thể chất.
Sau đó, trẻ giao tiếp để nhận hoặc duy trì sự chú ý của một ai đó – ví dụ, một đứa trẻ có thể đòi hỏi được làm cho thoải mái, chào hỏi và thậm chí là khoe khoang.
Cuối cùng và khó khăn nhất, trẻ dùng các kĩ năng giao tiếp cần có để chuyển hướng chú ý của một người tới một vật thể hoặc một sự kiện với những lý do mang tính xã hội.
Nếu bạn đang tìm kiếm các chiến lược và các liệu pháp để giúp trẻ phát triển các kĩ năng giao tiếp thì việc nắm bắt được mức độ giao tiếp của con bạn sẽ giúp bạn lựa chọn được cách tốt nhất giúp con bạn.
Tạo ra nhiều nhất những nỗ lực để giúp trẻ giao tiếp
Bạn có thể chờ đợi hoạt động giao tiếp của trẻ mắc ASD, thậm chí nếu hoạt động ấy không diễn ra theo cách bính thường như những đứa trẻ khác. Bạn có thể giúp con bạn bằng cách:
- Dùng những câu ngắn – chẳng hạn như: “Mặc áo vào. Giờ tiếp tục đội mũ vào”
- Dùng ngôn ngữ theo cách trẻ con – ví dụ: “Đắt nặn là một thứ đáng ghê trong miệng con”
- Phóng đại giọng điệu của bạn – ví như, “oh..nước đó RẤT là nóng”
- Khuyến khích trẻ và gợi ý, mớm lời cho trẻ tiếp tục khi tới lượt trẻ nói – ví dụ: “hãy nhìn con chó đó. Nó màu gì nhỉ?”
- Hỏi trẻ những câu hỏi cần câu trả lời – chẳng hạn: “con có muốn dùng nước sốt không?”.
- Cung cấp đủ thời gian trong suốt một hoạt động để trẻ có cơ hội phản hồi lại
- Khuyến khích trẻ dùng giao tiếp mắt – ví dụ: “đây là kẹo kéo của con. Nó ở ngay đây này”
Giao tiếp bằng mắt là yếu tố then chốt trong giao tiếp phi ngôn ngữ và những trẻ mắc ASD cần phải được chỉ dạy về phần này. Con bạn cần một lý do thật sự để nhìn vào bạn vì vậy bạn có thể làm những điều tương tự như việc luôn luôn nắm giữ các vật mà con bạn muốn ở ngay phía trước bạn. Hãy cứ làm điều này cho tới khi con bạn tự động tìm kiếm khi trẻ muốn thứ gì đó.
Medshop.Vn dịch
Theo Raisingchildren
Các bài gần đây
Đánh giá