03 February, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Hầu hết thanh thiếu niên đều quan tâm tới dáng vẻ bề ngoài của mình. Không những thế, chúng còn luôn so sánh ngoại hình của mình với các bạn khác. Vì vậy, có một nhận thức/ cảm nhận hình ảnh cơ thể tích cực là phần không thể thiếu đối với lòng tự trọng của mỗi thanh niên. Và bạn có thể giúp con bạn suy nghĩ và cảm nhận tích cực về dáng vẻ bề ngoài của bản thân.
Hình ảnh cơ thể là gì?
Hình ảnh cơ thể là cách mà bạn suy nghĩ và cảm nhận về cơ thể của mình. Nó cũng bao gồm cả hình ảnh cơ thể của bạn trong tâm trí mình, có thể giống hoặc không giống so với hình dạng và kích thước thực.
Một hình ảnh cơ thể tích cực là khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng về cơ thể của mình cũng như cảm thấy thoải mái và chấp nhận vẻ bề ngoài của mình. Ngược lại, hình ảnh cơ thể tiêu cực là cảm giác không hài lòng với vẻ bề ngoài của mình. Kèm theo đó là xu hướng muốn thay đổi hình dạng hoặc kích thước của cơ thể.
Vẻ bề ngoài của mỗi người đều có thể thay đổi theo thời gian liên quan mạnh mẽ tới lòng tự tin của bản thân và cách lựa chọn lối sống. Khi cảm thấy hài lòng với cơ thể mình, bạn sẽ trở nên tự tin, tinh thần tốt cũng như có thái độ kết hợp hài hòa giữa ăn uống và hoạt động thể chất.
Tự tin với vẻ bề ngoài sẽ giúp trẻ có 1 sức khỏe tinh thần và thể chất tốt cho tương lai. Còn tự ti với hình ảnh cơ thể lúc nhỏ sẽ để lại hậu quả lâu dài cho trẻ
Tất cả mọi người nam giới và nữ giới nói chung đểu có thể bị ảnh hưởng bời vấn đề hình ảnh cơ thể theo những cách khác nhau. Chẳng hạn như, các teen nữ không hài lòng với ngoại hình của mình thường có xu hướng muốn giảm cân, muốn trở nên mảnh mai. Đối với các teen nam giảm cân sẽ giúp chúng trông cao hơn hoặc có cơ bắp hơn.
Vẻ bề ngoài của con bạn
Vẻ bề ngoài của con bạn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như môi trường gia đình, màu da, khuyết tật hoặc không, thái độ của bạn bè, quảng cáo, truyền thông và xu hướng thời trang. Nền tảng văn hóa cũng là một yếu tốt có thể ảnh hưởng tới trẻ. Các nền văn hóa khác nhau thì quan điểm về hình dáng, kích thước cơ thể là khác nhau – một số nền văn hóa thì thực tế hơn một số nền văn hhóa khác.
Trẻ 5, 6 tuổi đã bắt đầu biết quan tâm tới hình dáng cơ thể nếu được xem các video ca nhạc hoặc tạp chí dành cho người lớn.
Tới tuổi dậy thì, việc ăn mặc, dáng vẻ sao cho giống người khác rất quan trọng với trẻ. Cùng lúc này, cơ thể trẻ bắt đầu có nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Điều đó có nghĩa là trẻ càng cảm thấy áp lực với hình ảnh cơ thể của mình.
Các yếu tố có thể làm trẻ cảm thấy tự ti với vẻ bề ngoài của mình
Một vài trẻ cảm thấy tự ti với ngoại hình của mình hơn so với các bạn khác. Trẻ sẽ có nguy cơ tự ti nếu:
- Cảm thấy áp lực từ gia đình, bạn bè hoặc các phương tiện truyền thông để chạy theo ý tưởng về vẻ đẹp và sự hấp dẫn của 1 bộ phận nhỏ trong xã hội.
- Bị các thành viên gia đình hoặc bạn bè chế nhạo về ngoại hình.
- Quá chú ý tớ các chuẩn mực về vẻ đẹp và ngoại hình – chẳng hạn các hình ảnh trong các video ca nhạc hoặc tạp chí.
- Là người quá cầu toàn.
- Quá chú trọng tới việc người khác trông mình thế nào.
- Thiếu tự tin.
- Bị mắc chứng trầm cảm.
- So sánh mình với người khác.
- Có hình dáng và cân nặng khác biệt so với đa số các bạn cùng trang lứa hoặc ngoại hình khác hoàn toàn so với thân hình lý tưởng trên các phương tiện truyền thông.
- Trong độ tuổi thanh thiếu niên - ở độ tuổi này, trẻ có xu hướng suy nghĩ tiêu cực hơn về vấn đề ngoại hình của bản thân so với trẻ nhỏ tuổi.
- Là giới nữ - teen nữ thường hay tự ti với vẻ bề ngoài hơn so với teen nam và thường cảm thấy áp lực để có được thân hình lý tưởng (tuy nhiên cũng nhiều bạn nam có suy nghĩ như thế này).
- Bị thừa cân – những người trẻ thừa cân thường sẽ tự ti hơn so với các bạn của mình.
- Phụ thuộc vào văn hóa nhóm, như nhóm bạn, nhóm chơi thể thao hoặc nhóm múa thì sẽ thường theo 1 mẫu thân hình nhất định.
- Bị khuyết tật cơ thể
Ảnh hưởng của hình ảnh cơ thể tiêu cực
Một hình ảnh cơ thể tiêu cực sẽ tác động trực tiếp tới lòng tự tin của trẻ, dẫn tới tâm trạng tiêu cực và sự lo âu buồn phiền. Những người trẻ tuổi tự ti với vẻ bề ngoài của mình hay chú ý tới những lời phê bình của mọi người xung quanh và dẫn đến việc so sánh tiêu cực giữa cơ thể mình và 1 cơ thể lý tưởng.
Tự ti và có một hình thể không đẹp sẽ dẫn tới nguy cơ trẻ giảm cân, mắc rối loạn trong việc ăn uống và rối loạn tinh thần như chứng trầm cảm.
Những dấu hiệu của trẻ bạn cần quan tâm
Việc trẻ có ý thức về ngoại hình và muốn trông mình đẹp là điều rất bình thường và điều này sẽ hướng trẻ có lối sống lành mạnh. Nhưng khi trẻ quá chú ý tới vẻ bề ngoài của mình thì sẽ dẫn tới tâm trạng lo lắng và căng thẳng.
Nếu bạn nghĩ trẻ đang có những dấu hiệu sau đây, hãy nói chuyện với con về sự quan tâm của bạn. Nếu sự việc không thay đổi và bạn vẫn lo lắng, hãy cân nhắc việc gõ cửa các chuyên gia về sức khỏe.
Con bạn có thể:
- Cảm thấy không hài lòng hoặc tự chê bai cơ thể mình – trẻ có thể sẽ bảo rằng mình xấu.
- Liên tục so sánh ngoại hình của mình với những người khác.
- Không muốn ra khỏi nhà vì lo ngại với dáng vẻ bề ngoài.
- Không thực hiện các hoạt động bình thường hoặc làm các hoạt động mới do cách cảm nhận về ngoại hình.
- Bị ám ảnh về việc giảm cân hoặc ám ảnh với những phần cụ thể trên cơ thể, như là mặt hoặc chân.
- Liên hệ thức ăn với cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc đổ lỗi.
Những điều bạn có thể làm lúc này
Nói chuyện về ngoại hình
Rất nhiều bạn trẻ cảm thấy bối rối hoặc quan tâm tới những thay đổi thể chất trong lứa tuổi dậy thì.
Bạn có thể giúp đỡ con bằng việc lắng nghe cảm nhận của con bạn về cơ thể và những thay đổi cơ thể. Việc lắng nghe con trò chuyện sẽ giúp xây dựng không khí cởi mở giữa bạn và con. Hơn thế nữa trẻ sẽ nhận thấy rằng bạn thực sự quan tâm tới những gì trẻ đang chia sẻ.
Nếu con bạn không nói chuyện hoặc không cởi mở với bạn có lẽ trẻ thích nói chuyện với một người lớn khác mà trẻ tin tưởng. Hoặc trẻ cũng có thể muốn gọi điện tới các trung tâm tư vấn thay vì nói chuyện với bố mẹ.
Hơn nữa, một điều quan trọng nên làm là hãy nói với các thành viên trong gia đình bạn biết việc chế nhạo ngoại hình của bất kì ai là không nên. Bị các thành viên trong gia đình chê bai hoặc trêu chọc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh cơ thể của trẻ. Bị chế nhạo ở nhà cũng có thể khiến trẻ trở nên hung hăng ở trường.
Chòng ghẹo về cân nặng – bao gồm tung tin đồn, hăm dọa trên mạng, bị tung hình ảnh xấu – cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hình ảnh cơ thể của trẻ. Lúc này, bạn có thể nói chuyện với các bạn học của con bạn để biết được liệu chúng có làm như thế với con bạn.
Làm gương cho con
Nếu bạn có thái độ tích cực với ngoại hình của bạn, thì con bạn cũng sẽ dề dàng cảm thấy tự tin với ngoại hình của mình. Thái độ tích cực bao gồm:
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh và tập luyện thể chất cho gia đình bạn và tránh việc ăn kiêng – điều này sẽ giúp trẻ tìm thấy sự cân bằng.
- Coi trọng những gì cơ thể có thể làm được chứ không chỉ trông như thế nào.
- Tự hào với những gì không liên quan tới ngoại hình như khiếu hài hước, chăm chỉ, chu đáo hoặc tốt bụng – bạn có thể chỉ ra những phẩm chất ấy của chính mình và của con bạn.
- Tôn trọng mọi người cho dù trông họ như thế nào và không bàn luận về ngoại hình của mọi người.
Đôi khi bạn vô tình thể hiện thái độ khen chê về ngoại hình thông qua những câu nói tế nhị như “ Dạo này trông cô đẹp thật – chắc là giảm nhiều cân lắm đây”. Những lời bình luận như thế này dần dần sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ của trẻ về ngoại hình.
Xem các chương trình ăn kiêng giảm cân. Tất cả chế độ ăn kiêng hà khắc đều gây nguy hiểm. Ăn kiêng sẽ dẫn tới những rối loạn về tiêu hóa, đặc biệt đối với những người béo phì. Nếu con bạn muốn thay đổi lối sống, bạn phải chắc chắn là trẻ có lý do thỏa đáng. Hãy để trẻ biết rằng ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục không phải để giảm cân mà nó là cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, bây giờ và cả sau này.
Nhận diện công nghệ chỉnh hình
Hằng ngày, chúng ta nhìn thấy hàng trăm lần các hình ảnh về “những người đẹp” trên tivi, áp phích và tạp chí – nhiều hơn số lần chúng ta gặp mặt các thành viên trong gia đình. Đa số tất cả những hình ảnh này đều được chỉnh sửa hoặc chỉnh kĩ thuật số, vì vậy những người đó trông đẹp hơn so với thực tế. Bạn có thể nói chuyện với con về công nghệ chỉnh hình, ánh sáng và góc quay camera có thể tạo nên những điều kì diệu như thế nào.
Tất cả những người trẻ tuổi đều cần được giúp đỡ để phân biệt và hiểu các thông điệp của cơ thể họ. Họ cũng có thể cần giúp đỡ để nhận ra rằng những hình ảnh họ nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông chỉ là “đẹp giả tạo” – tức là trông họ đẹp nhưng không thật.
Chú tâm tới những điều quan trọng
Điều này có nghĩa là bạn cần ca ngợi bản thân con bạn và những điều trẻ có thể làm được thay vì chỉ quan tâm tới vẻ bề ngoài. Thực tế, mỗi người đều có hình dáng cơ thể khác nhau và các nền văn hóa khác nhau thì đề cao những hình dáng cơ thể khác nhau. Bạn cũng có thể gửi cho bạn những thông điệp tích cực về bản thân trẻ bằng việc chú trọng tới những khả năng của cơ thể hơn là vẻ bề ngoài.
Điều quan trọng nhất đối với cuộc sống của trẻ không phụ thuộc vào kích thước, hình dáng cơ thể vì vậy hãy để trẻ biết bạn tự hào thế nào về những phẩm chất của trẻ như khiếu hài hước hay những nỗ lực ở trường, lòng tốt bụng hay những khả năng đặc biệt khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp trẻ dành thời gian cho các sở thích và các hoạt động trẻ thích làm.
Nếu việc trẻ cảm nhận về bản thân khiến bạn lo lắng, đừng ngần ngại tới hỏi ý kiến các chuyên gia về sức khỏe.
Ngoại hình của trẻ đối với những nhu cầu đặc biệt
Người trẻ tuổi cần phải cảm thấy hài lòng với ngoại hình của mình để xây dựng sự tự tin với hình ảnh của cơ thể. Đối với những người có nhu cầu đặc biệt, điều này càng trở nên khó khăn nếu cơ thể họ bị khuyết tật hoặc khiến họ đau và khó nhọc. Con bạn cũng có thể có cảm giác bị loại ra khỏi những thảo luận về vấn đề hình ảnh cơ thể vì những người có hình dáng khác thường sẽ không mấy khi xuất hiện hoặc được bàn luận trên các phương tiện truyền thông.
Không phải ai cũng có cơ thể khỏe mạnh đúng chuẩn. Vì vậy, bạn hãy nói chuyện với trẻ về hình ảnh cơ thể đẹp và nhấn mạnh rằng một ngoại hình đẹp bao gồm tất cả các hình dáng khác nhau, thậm chí là không giống bình thường.
Các bài gần đây
Bộ kit kỉ luật: Chiến lược thành công cho mọi lứa tuổi (tiếp)
Bộ kit kỉ luật: Chiến lược thành công cho mọi lứa tuổi
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bắt bệnh từ nốt ruồi trên cơ thể
Làm gì để bảo vệ con bạn khỏi những kẻ yêu râu xanh
Ánh sáng và tiếng ồn
Đánh giá