27 May, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Ai biết mũi của con ở đâu nào?
Bé tuổi chập chững biết đi đã có thể chỉ ra điều đó. Hãy cùng khám phá khi nào thì bé con nhà bạn có thể bắt đầu nhận dạng các bộ phận cơ thể và cách giúp trẻ học thành công.
Nội dung
- Học về các bộ phận cơ thể
- Phát triển khiếu hài hước
- Tự thừa nhận – khi nào trẻ biết hình ảnh của mình trong gương
- Trẻ nhảy múa
- Bắt đầu nói thành câu
- Học hát
- Chơi trò đóng giả
- Học nhảy
Bạn từng yêu thích cái mũi của bé từ ngày con sinh ra và giờ đây, khi chập chững biết đi, bé đã sẵn sàng để khám phá tỉ mỉ mọi thứ. Trò chơi đố bộ phận cơ thể (“Mũi con đâu). Đây này!’) rất hữu ích cho cả trẻ sơ sinh tuy nhiên khoảng 13 – 14 tháng tuổi, bé mới thực sự bắt đầu học về các bộ phận trên cơ thể - và có thể chỉ ra ví trí chiếc mũi nhỏ xinh của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên đề cập tới các bộ phận khác trên mặt trong trò chơi vì trẻ sẽ có khả năng chỉ ra các bộ phận này đầu tiên. Tại sao ư? Trẻ luôn luôn để tay lên mặt (khi bạn không chú ý) và bạn có thể nêu tên các bộ phận đó khi bé sờ vào chúng ( chẳng hạn nói “miệng” khi các ngón tay mũm mĩm chạm vào môi). Sự lặp lại giúp bé hiểu đâu là miệng mình, thậm chí còn có thể nói “miệng”. Đồng thời cũng cần giải thích chức năng của các bộ phận cho bé cảm nhận: “Mắt giúp con có thể nhìn” hay “Tai là để nghe”. Điều này sẽ giúp trẻ củng cố sự khác nhau giữa các bộ phận và dễ dàng hơn để nói ra.
Khi được 2 tuổi, trẻ có khả năng chỉ ra 10 bộ phận khác nhau trên cơ thể. Khi bạn nhắc lại tên mỗi bộ phận bé tìm ra, ý thức về cơ thể sẽ tăng cùng với vốn ngôn từ - bé sẽ nhanh chóng nói được “đầu gối” chẳng hạn thay vì chỉ nhận dạng được bộ phận ấy bằng cách chỉ.
Một số game về bộ phận cơ thể cũng giúp thúc đẩy trẻ phát triển. Sau đây là một vài trò chơi hữu ích bạn có thể cho bé chơi khi học về bộ phận cơ thể.
- Hát. Bạn có thể dựa vào một giai điệu quen thuộc để sáng tác lời, ví dụ: “Đây là cách chúng ta chạm vào mũi, chạm vào mũi, chạm vào mũi. Đây là cách chúng ta chạm vào mũi, lúc sớm vào buổi sáng”. Sau đó thay từ “mũi” bằng từ “cằm”, “khủyu tay” rồi “đầu”.
- Nhân đôi niềm vui. Hãy hỏi con chỉ cho bạn ngón tay hoặc tai của bé rồi lại hỏi bé chỉ bộ phận của bạn. Bé sẽ thích thú khi được cho và nhận cũng như niềm vui khi thể hiện cho bạn thấy bé học tốt chừng nào.
- Channel Picasso. Làm dấu bàn tay hoặc bàn chân của con trên một mẩu giấy rồi tìm các bộ phận cơ thể cùng nhau- chẳng hạn ngón cái hay ngón chân. Bạn cũng có thể vẽ một khuôn mặt và vẽ các bộ phận khi gọi tên.
- Dùng gương. Chỉ vào hình các bộ phận của bé trong gương cũng như các bộ phận của các nhân vật trong sách mỗi khi nêu tên chúng. Bày cho trẻ nhiều cách khác nhau để thực hành xác định các bộ phận cơ thể sẽ khiến cho việc học trở nên thú vị hơn với cả 2 bạn.
- Chơi đố. Chơi chỉ bộ phận với trẻ lớn hơn: hỏi con bộ phận giúp bé chạy và đợi con chỉ vào chân hoặc bàn chân. Sau đó, hỏi xem bộ phận nào giúp trẻ nói và ngừng để đợi bé chỉ vào miệng. Nếu bé cần gợi ý, hãy chỉ vào bộ phận ấy và để con tự nêu tên.
- Trò chơi thể chất. Bất kì game nào giúp bé đốt cháy năng lượng đều tốt cả. Bạn có thể thử vài trò chỉ dẫn hành động trên cơ thể chẳng hạn lung lay ngón tay hoặc chơi hokey –pokey đơn giản như “con đặt tau vào nhé”, rồi nói qua phải hoặc trái tùy ý.
Phát triển khiếu hài hước
Nhìn xem ai đang cười kìa! Mặc dù có nhiều việc ngẫu nhiên làm bé cười khanh khách song phải đến giai đoạn chập chững biết đi trẻ mới thực sự phát triển khiếu hài hước. Sau đây là thời điểm xương buồn cười của bé chín muồi cũng như những diều bạn có thể làm để khuyến khích con vui cười.
Việc mặc một đôi quần chíp lên đầu có lẽ không được lịch sự trong một bữa tiệc của người lớn nhưng nếu trong giờ giải trí với toàn trẻ con thì việc làm khôi hài này rất hữu ích. Hoặc bạn cài vài chiếc ống hút lên vành tai hoặc giữ thìa trên mặt bằng cách cụm môi dưới.
Có thể bạn không nhận ra nhưng mỗi hành động của bạn không chỉ là yếu tố gây cười: sau mỗi tình huống ngờ ngệch bé sẽ phát triển thêm khiếu khôi hài của mình, đây là điều cần nuôi dưỡng không có tính di truyền. Vì vậy, khi trẻ nào trẻ bắt đầu cười khi gặp các vật khôi hài? Khi trẻ được khoảng 14, 15 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hiểu rằng đó là những kiểu mặt gây cười và những hành động phi lô gic hài hước. Khi bạn làm gì đó rõ ràng ngờ ngệch, chẳng hạn giả ăn trong đĩa giống chú cún chẳng hạn, tình huống làm bé thấy thích thú vì bé chắc chắn thật sự không phải như vậy và cảm giác chắc chắn là một thứ cảm giác tuyệt vời đối với bé ở độ tuổi vẫn chưa chắc chắn nhiều về những gì đã trải nghiệm.
Khi phát triển sự khôi hài, trẻ thường đánh giá cao các sự việc buồn cười về thể chất đặc biệt có yếu tố bất ngờ nhu ú òa hay đột ngột cù trẻ. Hoặc bạn có thể tự lấy gối che mặt và giả vờ ngã xuống – bất kì trò đánh lừa nào.
Và khi các kĩ năng ngôn ngữ của bé nở rộ, bạn còn phát hiện ra các giai điệu và ngôn ngữ vô nghĩa thú vị nữa. Bé cũng có thể sẽ thử làm bạn cười có thể bằng cách dùng lược chải tóc của bạn làm điện thoại chẳng hạn. Khoảng 24tháng, có thể bé sẽ chỉ vào khuỷu tay khi được hỏi “chỉ cho mẹ cái mũi của con nào” hay nhặt 1 con búp bê và gọi đó là ô tô tải, đơn giản chỉ là để trêu bạn. Và bé sẽ lặp đi lặp lại hành động đó nhiều lần. Trò đùa có thể đã cũ nhưng tiếng cười của bạn sẽ kích lệ bé tự tin làm trò – vì thế không bỏ qua những hành động này. Ngay sau đó, trẻ sẽ bắt đầu dự đoán sự hài hước, do đó nếu là người lặp lại trò đùa, bạn sẽ phát hiện con sẽ cười trước khi bạn giả vờ đấm bé. Tất cả đều tốt.
Sau đây là thêm một số cách giúp trẻ linh hoạt các cơ cười:
- Lờ đi. Giả vờ không nhìn thấy bé và đi tìm dưới gầm giường, tủ quần áo và tủ sách chẳng hạn, rồi hỏi, “Con đâu rồi? Mẹ chẳng nhìn thấy ở đâu cả”.
- Tạo âm thanh thú vị từ các vật dụng thông thường. Ví như khi múc thìa khoai tay vào đĩa của trẻ, bạn có thể tạo âm thanh đi kèm như “bụp”, hay sau khi bé tắm xong, giả vờ lấy chiếc khăn tắm làm máy lau khô tạo ra các âm thanh khác nhau khi tới mỗi phần trên cơ thể.
- Thay đổi quy định. Thử xáo trộn vị trí các vật dụng khác với bình thường – như đặt con thú nhồi bông trong tủ đồ với những chiếc đĩa. Khi cùng với trẻ bên cạnh (như thể bé vừa ở đâu đó), hãy mở cửa và hỏi con “Sao nó lại ở đây thế này?”.
Không tự coi mình là một nhà hài kịch tự nhiên ư? Chỉ cần bạn cởi mở và chơi đùa. Nếu bạn vui vẻ, con cũng vậy. Đồng thời luôn luôn sẵn sàng cười với người khác và với bản thân mình. Bạn cần thêm nhiều động lực để thả lỏng ư? Trẻ phát triển tốt khiếu hài hước sẽ hạnh phúc hơn, lạc quan hơn, có lòng tự trọng cao hơn và dễ dàng hơn để xử lý sự khác biệt giữa trẻ và các bạn. Vì vậy, hãy cười đùa lên.
Tự thừa nhận – khi nào trẻ nhận ra hình ảnh trong gương là mình
Bé có thể là hình ảnh trong gương thu nhỏ của bạn song khi nào mới có thể nhìn vào trong gương, rồi nhận ra đó là mình. Hãy cũng tìm hiểu trẻ nắm vững kĩ năng tự nhận thức này.
Bạn trông thấy bé bi bô và cười với hình ảnh của mình trong gương tuy nhiên trẻ vẫn chưa biết rằng đôi má phúng phính và đôi mắt nâu to ấy là của mình. Vì trẻ chưa thể nhận ra bản thân, nhìn vào gương là một hoạt động xã hội với chúng “Bạn chắc không biết rằng, trẻ không ngừng xuất hiện ở cùng một nơi giống tôi”. Ở độ tuổi này, việc ngắm nhìn một khuôn mặt cứ nhìn lại mình trong gương vô cùng thú vị chứ chưa phải là sự tự nhận thức.
Hãy nghĩ việc này giống như sự khủng hoảng bản sắc trẻ con: bé không những chưa tự nhận thức được mà còn vẫn nghĩ bạn với bé là một trong suốt những tháng nhỏ tuổi. Điều này hoàn toàn có nghĩa: bé đi đâu, bạn đi đó và ngược lại (nói chuyện về việc gắn kết mất thiết với nhau) Nhưng khi đứa trẻ tự lập hơn – đi và nói chuyện riêng rẽ với bạn – chúng khám phá bản thân mình là một thành viên tách rời trong gia đình và bắt đầu nắm được kĩ năng tự nhận thức. Thực tế, hầu hết trẻ tuổi tập đi sẽ có khả năng nhận ra chính mình trong gương hoặc trong ảnh vào cuối tháng tuổi thứ 15.
Vậy, làm sao để biết khi bé đạt mốc phát triển này? Một cách để biết được sự kết nối này là xem phản ứng của trẻ khi nhìn thấy thứ nào đó mới xuất hiện trên ảnh trong gương của bé. Chẳng hạn, để con ngồi trước gương, kẹp tóc cho con và sau đó nhìn xem con sẽ làm gì khi phát hiện ra chiếc kép tóc. Bé có tiến lại gần vật thể mới trong gương không hay sờ vào chiếc kẹp trên đầu mình? Nếu bé chạm vào tóc nghĩa là con nhận ra mình và hình trong gương là một. Còn nếu bé với tới hình trong gương nghĩa là vẫn chưa tự nhận thức được và vẫn coi bạn trong gương là người khác (điều này hoàn toàn bình thường).
Sau đây là một vài cách giúp bé tự nhận ra bản thân mình:
- Bắt chước khuôn mặt hài hước của trẻ. Có lẽ bạn cũng từng làm điều này rồi (ai mà cưỡng lại được chứ). Song việc thủ thỉ và tạo hình khuôn mặt tới lui trong khi đôi mắt không rời không chỉ có tính chất giải trí – đó là một cách hay để giúp con yêu học được rằng bé tồn tại độc lập với bạn.
- Lật từng tấm ảnh của con. Cho bé xem các tấm hình của mình và nói chuyện về mỗi bức ảnh. Bé càng được nhìn mặt mình nhiều, càng nghe bạn nói nhiều về mình thì bé sẽ càng nhanh chóng tạo được sự kết nối.
Trong khi những cách trên này giúp kích thích khả năng tự nhận thức của trẻ, 16 tháng tuổi vẫn còn quá sớm đối với hầu hết các bé để bắt đầu nói chuyện về bản thân. Bé sẽ bắt đầu nói “Con” khi đuợc 22 – 24 tháng tuổi và khi nó xảy đén, hãy cùng khám phá những điều thú vị.
Trẻ học nhảy múa
Hãy cùng tìm hiểu thời điểm thích hợp mở nhạc để con nhảy múa lắc lư và hò reo.
Tất cả trẻ đều bị thu hút tự nhiên với âm thanh và giai điệu (một lý do tại sao việc di chuyển có thể xoa dịu đứa trẻ sơ sinh) và nhiều tháng sau đó, con bạn sẽ phản hồi lại âm nhạc bằng nụ cười, những cái lúc lắc thậm chí cả vỗ tay. Nhưng khi có thể tự đi bằng 2 chân, bé sẽ đủ kiểm soát cơ thể để nhảy múa theo nhạc.
Tuổi này, bạn đừng vội mong con sẽ nhảy múa đẹp được. Khoảng 14 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu những điệu nhảy đầu tiên bằng cách nhún nhún đôi chân dưới sàn mỗi khi nghe thấy một giai điệu hay chỉ là tiếng hát đơn thuần. Giữa 17 – 18 tháng tuổi, có thể bé con sẽ thử một vài điệu phức tạo hơn như đung đưa sang 2 bên hoặc xoay vòng tròn. Khi càng gần tới sinh nhật thứ 2, bé sẽ kết hợp thêm cả cánh tay nữa.
Khuyến khích trẻ nhảy múa theo nhạc rất tốt vì: đơn giản là nghe nhạc giúp bé suy nghĩ và thể hiện bản thân một cách sáng tạo hơn, một kĩ năng chắc chắn có ích cho trẻ khi tới tuổi đi lớp. Thêm vào đó, việc nhảy múa đung đưa theo nhạc giúp trẻ cải thiện khả năng kết hợp và ý thức về cơ thể phù hợp với xung quanh. Đồng thời, nhảy múa cũng khiến cho giai đoạn năng động này của bé tràn ngập các kiểu di chuyện vận động.
Làm thế nào để bắt đầu? Trẻ phản hồi tốt nhất với âm nhạc khi được chủ động trải nghiệm. Nghe nhạc thụ động (kiểu như trên ô tô) cũng tốt nhưng hãy tận dụng cơ hội để bé lắc lư, đung đưa, nhún nhảy theo điệu nhạc (mặc dù bé vẫn chưa thể làm được một số động tác tới khi đủ 2 tuổi). Không cần phải đầu tư vào hệ thống âm thanh xung quanh: tất cả những điều cần thiết là giai điệu hấp dẫn và không gian để tung tăng. Nếu bạn không có Ipod hay đĩa nhạc? Không sao cả. Chỉ cần hát cho bé nghe là được đồng thơi vỗ tay theo nhịp hát.
Cũng đừng quên: trẻ tập đi thích có bạn nhảy vì thế hãy tiến về phía trước và tham gia cùng con. Một số động tác hấp dẫn của mẹ sẽ là điều khuyến khích tốt nhất đế bé nhảy múa vui vẻ.
Bắt đầu nói thành câu
Từ đầu tiên bé nói được đã tuyệt nhưng câu đầu tiên mới thực sự là chương mới trong việc giao tiếp thực sự. hãy cùng khám phá thời điểm bé bắt đầu nói được thành câu cũng như cách giúp trẻ phát triển kĩ năng này.
Trẻ không có khả năng nói dễ dàng và tự tin ngay từ đầu. Đó quả thật là một cuộc hành trình gian nan từ lúc bé bi bô, tới khi nói được từng từ một rồi dần dần kể chi tiết được các sự việc diễn ra trên sân chơi. Và giữa khoảng ấy có một mốc phát triển nhỏ giúp cho kết quả cuối cùng xảy ra: chính là việc học nói thành câu.
Giữa 18 – 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết dùng các câu 2 từ đơn giản. Dù cho có thể là “con chơi”, hay “không ngủ”, bạncũng sẽ nhận ra rằng có những cụm từ 2 chữ bé nói đi nói lại nhiều lần. Đó là do trẻ thường không hiểu đầy đủ nghĩa của các từ trong độ tuổi này vì thế bị tắc lại ở một số từ giống nhau. Và vì khóc vẫn dễ dàng hơn nói thành câu, đặc biệt khi con mệt, cáu kỉnh, quá bẩnộn, bé sẽ vẫn dùng nước mắt để truyền tải thông tin khi chưa thể nói ra thành câu được.
Khi được 2 tuổi, bé sẽ bắt đầu chuyển các câu 2 từ thành câu hỏi (“Về nhà ah?”) và dùng các từ mới trong các câu ngắng. Một năm sau, bé gần như biết mọt từ muốn nói và vừa cấu tạo thành câu, vừa thành câu hỏi đủ để mọi người có thể hiểu (hầu hết mọi lúc). Thậm chí nếu đôi khi không hoàn toàn là vậy, song miễn là con nói được những từ mới và dùng câu chữ theo các cách khác nhau, đây được coi là sự tiến bộ quan trọng.
Sau đây là một vài cách giúp trẻ tiến qua các cụm câu 2 từ:
- Không hoàn thiện câu hoặc ngắt lời của con. Trẻ sẽ chán nản nếu bạn thường xuyên nhảy vào khi con nói – và đôi khi còn từ bỏ cả ý định thử nói thành câu.
- Cho bé nhiều cơ hội để nói. Cho trẻ cùng tham gia câu chuyện với bạn bè và với trẻ lớn hơn để cho bé có cơ hội chuyện trò.
- Tránh nói kiểu trẻ con. Nói rõ ràng và đơn giản, dùng các từ thực và hoàn thiện câu để con biết cách học theo.
- Thuật lại. Khi bạn đi ra ngoài với trẻ, hãy nói về mọi thứ bạn đang làm cùng con : “Hãy đi xuống gian hàng này để mua gà nhé, về chúng ta sẽ nấu bữa tối”.
- Phản hồi lại các từ của trẻ bằng nhiều từ hơn. Nếu bé reo lên “Gà” trong bữa tối, hãy nói “Đúng rồi, chúng ta có món dai gà cho bữa tối”. Thêm tính từ vào câu chuyện và bé sẽ nhanh chóng làm vậy.
- Hỏi mở. Một cuộc trò chuyện 2 chiều sẽ là một cách tốt để giúp tăng cường phát triển ngôn ngữ vì chúng giúp trẻ thực hành các kĩ năng mới. Vì vậy, hãy đặt câu hỏi cho con và gợi nhắc để trẻ trả lời không chỉ bằng “có” hoặc “không”. Chỉ cần không gây áp lực lên câu trả lời nếu bé bé chưa sẵn sàng.
- Chú ý hoàn toàn. Hãy giữ tập trung khi con đang nói. Nếu bạn bị phân tâm, con cũng sẽ vậy.
Nếu bé có vẻ căng thẳng khi cố gắng nói thành câu hoặc tránh nói chuyện cùng nhau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ giúp bạn nhận ra nếu con thực sự bị trì hoãn khả năng nói và cho bé test thính lực hoặc đánh giá với chuyên gia ngôn ngữ để tiến hành các liệu pháp cần thiết để giải quyết vấn đề.
Học hát
Khi nào bé sẽ bắt đầu biết hát? Hãy cùng tìm hiểu thời điểm bạn có thể nghe thấy con hát theo đài và cách để khuyến khích con học hát.
Ngay khi bé có thể cất lên giai điệu i-ai-i-ai-âu đã xứng đáng nhận được sự khen ngợi, ít nhất là 1 tràng pháo tay cho dù còn lâu nữa bé mới hát được đúng giai điệu. Mốc phát triển điệu nhạc du dương này vẫn đang được hình thành vì đứa trẻ đã đạp trong bụng mẹ, lắng nghe nhịp tim của mẹ, mặc dù bé sẽ kông thực sự biết hát tới khi 22 – 24 tháng tuổi..
Trẻ mới biết đi không thể có những ghi chú cá nhân khi nghe một bài hát song lại thích nghe giọng nói của chính mình và thử nghiệm với các cao độ khác nhau. Vì vậy bạn có thể sẽ được nghe con bắt đầu hát bằng giọng điệu tự chế từ cao xuống thấp và ngược lại. Đồng thời, vì tuổi này bé không quan trọng về nhịp điệu nên thể loại nhạc tự chế của bé sẽ không có giai điệu bình thường (song nó cũng sẽ hấp dẫn bạn).
Dần dần, bé sẽ hát theo nhịp hơn và có khi còn kết hợp với việc nhún nhảy di chuyển. Hãy khuyến khích trẻ bằng cách giậm chân theo nhịp khi bạn hát và hát những giai điệu hấp dẫn đơn giản cho con nghe.
Một khi bé có âm nhạc trong người, bé sẽ chạy nhảy xung quanh – sẽ có một vài bài hát và giai điệu yêu thích trẻ muốn được nghe và hát với bạn nhiều lần. Có thể việc lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bạn không thích thú song lại rất hữu ích với con: nó giúp con học các từ vựng, giai điệu và nhịp điệu của bài hát. Ngy khi học được rồi, sẽ sẽ sẵn sàng hơn để học thêm một vài bài hát mới.
Bạn mới có vìa bài nhạc download và đĩa CD ư? Đừng lo, có vô vàn các bài nhạc thiếu nhi từ nhạc dân gian tới hiện đậi. Thêm vào đó, có lẽn bạn đã thuộc một số bài hát dành cho lứa tuổi thiếu nhi rồi hay cảm thấy thoải mái để sáng tác một số đoạn khi hát, kết thúc bài với những từ ngữ ngộ nghĩnh, những nhịp điệu du dương và các động tác tay thu hút trẻ. Cố gắng đưa tên con vào bài hát để tạo thêm thú vị hoặc chỉ đơn giản là bật rađio lên và hát to cùng các bài hát.
Chơi trò đóng giả
Một tấm hình chụp cảnh bé mặc đồ của bạn chắc chắn sẽ khiến cho cuốn anbum gia đình thêm rực rỡ. Song mốc nhỏ này không chỉ đáng yêu mà việc chơi trò đóng giả thực sự là một thành tựu.
Tại sao đôi giày bạn đi lại lọt vào tầm mắt của con? Một phần lí do bởi chúng trông hấp dẫn hơn dép đi của bé: chúng dễ đi, dễ bỏ và chúng có thể chơi vơi khóa kéo rồi những đoạn ren bí ẩn. Tuy nhiên, hấp dẫn hơn với bé có lẽ vẫn là mặc đồ của người lớn.
Giữa 22 – 24 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bắt chước các hành vi của người lớn khi chơi trò đóng giả (hay còn gọi là trò chơi mang tính biểu tượng, giàu trí tưởng tượng hay đóng giả người lớn). Và cách tốt hơn để bắt chước bạn chính là mặc quần áo đồng thời xỏ chận vào giày của bạn. Có thể bé sẽ bắt đầu cầm chổi quét nhà, cho búp bê ăn và nấu ăn. Mặc dù có vẻ không giống một mốc nào đó nhưng khi cầm chiếc lược chải tóc và “nói chuyện” điện thoại nghĩa là bé đã nhảy tới một tới phát triển quan trọng.
Bận rộn chơi trò đóng giả nghĩa là con hiểu rằng trẻ có thể chọn một vật dụng (lược) để tượng trưng cho vật khác (điện thoại chẳng hạn). Đây là một khái niệm lớn và có giá trị. Hãy nghĩa: số và chữ cái hoạt động theo cách giống nhau nhưng mỗi dạng kí tự và hình dáng riêng biệt lại dùng trong môn toán hoặc ngôn ngữ.
Sau đây là một vài điều trẻ học được thông qua trò chơi giả trang:
- Kĩ năng ngôn ngữ. Khi bé trò chuyện với búp bê và thú nhồ bông về kế hoạch vui chơi của mình, nghĩa là bé đang tự tăng cường vốn từ và luyện giọng nói.
- Giải quyết vấn đề. Bộ não của trẻ hoạt động không ngừng giống như đang quay các cảnh trong đầu. Vậy bé sử dụng thứ gì để lấy cảnh? Và cần chuẩn bị gì cho bạn búp bê đi ngủ?.
- Can đảm. Giai đoạn mới biết đi có chút sợ hãi với trẻ và chơi trò đóng giả là một cách an toàn cho bé để khám phá các cảm giác của bản thân. Đó là lý do vì sao một bộ đồ chơi giả làm bác sĩ cần phải có cho những trẻ sợ đi khám.
Một số lợi ích tốt nhất của trò chơi đóng giả là gì? Hãy giữ các hợp đồ chơi như dưới đây:
- Trang phục hóa trang như mũ, kính và áo dài.
- Các con rối, thú nhồi bông, búp bê và các dùng cụ chăm sóc như bình sữa, chăn và bỉm.
- Các vật chứa đựng và hộp với nhiều hình dạng khác nhau.
- Các vật dụng đồ chơi như điện thoại và điều khiển từ xa (có thể là vật thật đã được bỏ pin ra) để trẻ ấn nút và tưởng tượng chức năng của mỗi phím.
- Các dụng cụ nhà bếp và dụng cụ gia đình, cả đồ chơi và đồ thật (cốc đong, thìa gỗ, bọ uống trà, máy hút bụi hoặc chỗi lau nhà cỡ nhỏ).
Hộp cac tông to (để làm nhà, cửa hàng, tàu hỏa, máy bay và bất cứ thứ gì khác trẻ tưởng tượng ra được).
Trước khi ngồi lại và thưởng thức chương trình, hãy đảm bảo chuẩn bị cho bé 1 nơi an toàn để hóa trang (tránh xa nơi bậc thang) phòng trường hợp bé bị vấp nhã do phụ kiện quá cỡ. Để các đôi giày cao gót ngoài tầm với để tránh cho bé khỏi bị trẹo chân – cũng như những đôi giày đế kim loại hoặc đế dày có thể khiến bé bị thương khi rơi xuống.
Học nhảy
Con nhà bạn đã sẵn sàng để nhảy chưa? Học cách nhảy là một mốc nhỏ thú vị nhất đối với hầu hết trẻ tập đi. Hãy khám phá các cách đê khuyến khích bé nhảy nhót (và giữ cho bé an toàn) khi thực hiện các động tác này.
Mặc dù sẽ mất một thời gian trước khi bé có thể dẫn đầu trong chơi trò nhảy cóc, song bạn cứ hy vọng điều đó sẽ chóng tới thôi. Tuy nhiên việc kiễng gót trên sànđù chỉ 1cm cũng cần sự phối hợp, sức mạnh và hơn tất cả chính là sự can đảm. Do đó, trước khi học nhảy, bé sẽ thử những gì cơ thể có thể làm. Chẳng hạn, bạn có thể để bé 1 tuổi chuyển trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân kia – đây là bước tập luyện cho cảm giác thú vị khi cho cả 2 chân rời mặt đất.
Sau đó, ngay khi được 2 tuổi, trẻ sẽ học cách nhảy xuống đơn giản (từ bậc cầu thang cuối cùng trong phòng). Cách này dễ dàng hơn học nhảy lên từ mặt đất và ngược lại khi đứng trên cao dù là từ cùng mặt phẳng, vẫn sẽ đơn giản hơn. Khoảng 26 tháng tuổi, trẻ sẽ tiếp thu được các kĩ năng khó hơn.
Bị trượt ngã xuống đất dù chỉ 1 giây cũng gây sợ hãi cho bé – chỉ cần kiểm tra nụ cười trên mặt con sau khi học cách nhảy vào một vũng nước lớn hay nhảy qua vết nứt trên đường đi – do đó hãy tạo cho trẻ 1 nơi an toàn để thực hành bước di chuyển này. Lâu sạch phòng gia đình (lót thảm hoặc gối) để con có thể học nhảy an toàn.
Khi trẻ ngày càng lớn, sau đây là một vài mẹo giúp trẻ cải thiện kĩ năng vận động này đồng thời thúc đẩy sự tự tin:
- Luyện cách nhảy giống như cóc, bắt đầu nhảy từ vị trí đứng. Chỉ cho con cách tiếp đất ở tư thế ngồi xổm và vung tay lên khi nhảy. Một số cách nhảy cóc sẽ giúp ích cho tư thể nhảy đứng.
- Nhảy từ bậc xuống. Nắm tay con, đứng cạnh bé trên một bậc cửa hoặc bậc thấp cầu thang rồi hô “1,2,3” và cùng nhảy xuống. Bạn nên tập luyện khi trẻ tới tuổi đi mẫu giáo (kể cả sau đó, hãy chắc chắn có thể đỡ lấy lưng con).
- Giúp con 1 tay. Để bé dựa vào bạn trong những lần thử tập nhảy đầu tiên. Khi đã khá hơn, hãy yêu cầu con dang tay ra 2 bên hoặc để tay vào hông mỗi khi nhảy. Các cử động này giúp giữ thăng bằng.
- Thực hiện mô phỏng. Quan sát nếu bé bắt chước cách nhảy của động vật. Thử kiểu của thỏ (để tay lên đầu làm tai) hoặc kiểu gà (gập cánh tay giống cánh) hoặc kiểu kangaroo (tay giữ bụng giống như túi của con mẹ).
- Lập ra kế hoạch tập luyện mục tiêu. Đính một mẩu giấy dưới mặt đất cùng với dây vải để nó không bị trượt. Sau đó dùng một chiếc ghế chắc chắn hoặc bất kì vật gì làm bậc nhảy, khuyến khích con nhảy trực tiếp vào vật mục tiêu. Việc này cần sự tập luyện tuy nhiên hãy vỗ tay cổ vũ con mỗi lần bé nhảy. Khi tập tốt lên, làm nhỏ vật mục tiêu hoặc cho bé nhảy từ độ cao lớn hơn nhưng an toàn.
Với những trẻ có tình yêu với việc được bay, hãy chắc chắn tạo ra một khu vực an toàn cho phép con nhảy. Bàn, tử bàn bếp và tất cả các đồ đach nên hạn chế không cho bé nhảy. Phải nhắc nhở việc này với con ngay từ đầu và nhắc thường xuyên.
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá