27 May, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Hãy học cách hạn chế lượng đường và và kẹo ngọt con ăn mỗi ngày.
Con bạn có thích đồ ngọt không? Và có phải bé có thiên hướng muốn ăn những thứ nhiều đường? Làm sao một miếng bánh sinh nhật có thể không tốt chứ? Hay một vài chiếc bánh quy ăn tại sân chơi? Hay chiếc bánh ngọt của bà cho? Chắc chắn, một miếng đồ ngọt bây giờ và sau này cũng không có gì là khủng khiếp nhưng nếu con luôn tìm tới đồ ngọt trong bếp ăn – hoặc tự thấy phải đánh vật để nhắc trẻ không được ăn nhiều đồ ngọt hơn bình thường, có lẽ con bạn đã thực sự gặp vấn đề.
Hãy cân nhắc: ăn càng nhiều bánh, kẹo, bánh quy, dạ dày của bé sẽ càng ít chỗ trống để chứa các loại thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Thực tế, về vấn đề trẻ nhỏ và đồ ngọt, nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ ăn nhiều kẹo hơn, chúng sẽ ăn càng ít thực phẩm, ngũ cốc và sữa. Điều này không chỉ có nghĩa trẻ bỏ lỡ các chất dinh dưỡng quan trọng mà còn đặt trẻ trước nguy cơ mật độ xương thấp, béo phì và tiểu đường tuýp 2. Và đương nhiên, thực phẩm nhiều đường sẽ không thể khiến cho hàm răng trắng ngọc ngà của con trắng hơn lên được. Quá nhiều đường trong khẩu phần ăn của trẻ cũng là nguyên nhân của tình trạng 28% trẻ 2 – 5 tuổi bị sâu răng sữa. Vậy, làm thế nào để hạn chế lượng đường đối với trẻ mới biết đi?.
Học về nhãn sản phẩm. Khoảng 70% thực phẩm cho trẻ em – ngay cả những thực phẩm tuyên bố giàu dinh dưỡng – đều có chứa nhiều đường. Nhưng bạn có thể tìm ra nhiều sản phẩm như thế chỉ bằng cách đọc trên nhãn bao bì. Vì vậy, hãy xem nhãn mác cẩn thận trước khi mua. Tất cả các thành phần của sản phẩm đều được liệt kê trên nhãn theo thứ tự ưu tiên, với thành phần đầu tiên phong phú nhất tới thành phần cuối cùng hàm lượng thấp nhất. Vì vậy, những miếng hoa quả “dinh dưỡng” chế biến sẵn, 3 thành phần được liệt kê đầu tiên gồm “đường, siro ngô fructose cao và nước hoa quả đặc”, rõ ràng là chứa nhiều đường hơn hoa quả thường. Hãy ghi nhớ, đường còn có rất nhiều tên gọi khác nhau, do đó cần chú ý các thuật ngữ như:
- High-fructose corn syrup
- Fruit-juice concentrate
- Lactose
- Maltose
- Sucrose
- Glucose
- Dextrose
- Evaporated cane juice
- Molasses
- Barley malt
- Diastatic malt
- Ethyl maltol
- Maltodextrin
- Honey
Bỏ qua đồ uống có đường. Con bạn nhận 10 -15% lượng calo hàng ngày từ đồ uống ngọt chứa đường (soda, hoa quả ép và nước ngọt). Những đồ uống này là một trong những nguồn lớn nhất chứa đường tinh luyện và calo rỗng trong khẩu phần ăn của trẻ - và là một yếu tố to lớn dẫn tới bèo phì ở trẻ. Lựa chọn tốt hơn: nước lọc, sữa bò, sữa đậu nành và sữa trái cây. Còn nước hoa quả thì sao? Hãy uống loại 100% trái cây và dùng không quá 180ml/ngày. (Để giữ cho nước trái cây để được lâu mà không cần thêm đường, hãy hòa với nước lọc).
Không cấm trẻ ăn kẹo. Vì điều này có thể tạo ra hiệu ứng ngược. Bất cứ ai thường xuyên phải ăn kiêng đều biết rằng – bạn luôn thèm muốn những gì không thể có và thường muốn nhiều hơn so với trước đó. Tương tự với trẻ mới biết đi. Cấm đường hoàn toàn va vô tình bạn biến trẻ trở thành con quỷ nghiện đồ ngọt, luôn tìm đến kẹo mỗi khi có cơ hội. Do đó, không nên cấm đoán trẻ hoàn toàn. Một số dịp, vẫn có thể cho trẻ ăn kẹo.
Làm hài lòng đứa con nghiện đồ ngọt bằng các món ăn lành mạnh. Hãy cho bé nếm vị ngọt từ các món tráng miệng lành mạnh hơn như hoa quả thái lát với sữa chua. Bằng cách đó, trẻ sẽ được thỏa mãn nhu cầu ăn ngọt đồng thời đáp ứng cả nhu cầu dinh dưỡng cho con. Có thể thiết đãi trẻ các món như: sinh tố hoa quả, hoa quả đông lạnh tự làm.
Tránh lấy kẹo để làm trẻ vui. Khi con buồn chán, đừng tự động lấy món kẹo yêu thích để làm trẻ vui lên. Điều này sẽ khiến hình thành mối liên hệ không tốt giữa cảm xúc và các thực phẩm giàu calo – nguyên nhân dẫn tới tăng cân. Vì vậy, khi trẻ cần động viên, hãy hôn bé. Tương tự với việc thưởng kẹo cho bé. Khi trẻ nhặt gọn đồ chơi hay dùng bô, hãy thưởng cho bé miếng tranh dán hoặc một cái ôm thay vì kẹo. Thực tế thì có điều gì ngọt ngào hơn những cái ôm yêu thương của bạn dành cho con?.
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá