04 August, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Nguyên nhân
Bạn sẽ ngạc nhiên khi bị trẻ tấn công song hành vi hung hăng này là một phần bình thường trong giai đoạn phát triển này ở trẻ mới biết đi. Các kĩ năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện, cộng với nguyện vọng dữ dội muốn được tự lập kết hợp cùng khả năng kiểm soát xung động chưa phát triển khiến cho đứa trẻ tuổi này ưa dùng các hoạt động thể chất.
“Một số mức độ cắn và đánh thì hoàn toàn bình thường đối với một đứa trẻ mới biết di”, chia sẻ của Nadine Block, giám đốc điều hành trung tâm Center for Effective Discipline in Columbus, Ohio.
Điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua. Cần phải cho con biết rằng hành động này là không thể chấp nhận và chỉ cho con một cách khác để bày tỏ cảm xúc của bản thân.
Điều nên làm
Theo dõi hậu quả hợp lý. Nếu trẻ vớ được quả bóng ở cửa ra vào trung tâm vui chơi, ngay lập tức ném nó vào những đứa trẻ khác, hãy lôi bé ra ngoài ngay. Ngồi xuống với trẻ và xem những trẻ khác chơi đồng thời giải thích rằng bé có thể quay trở lại để chơi nếu bé sẵn sàng tham gia vui vẻ mà không làm tổn thương các trẻ khác. Tránh lí sự với con chẳng hạn hỏi bé “Thế nào mà con lại thích ném bóng vào bạn thế?”. Trẻ mới biết đi chưa chín chắn về nhận thức để có thể tưởng tượng đặt mình vào vị trí của trẻ khác hay thay đổi hành vi dựa trên lời giải thích miệng. Nhưng trẻ có thể hiểu hậu quả.
Giữ sự vui vẻ. La hét, đánh đập hay nói con hư sẽ không thể khiến bé thay đổi hành vi- bạn sẽ chỉ càng chọc tức con cũng như cho con ví dụ về những thứ mới để thử. Thực tế, quan sát con kiểm soát tâm trạng là bước đầu tiên trong việc học để kiểm soát của bé.
Đặt giới hạn rõ ràng. Thử phản hồi ngay khi con hung hăng. Đừng đợi tới khi con đánh anh lần 3 rồi mới nói “Thế đủ rồi”. Trẻ nên biết ngay khi làm gì đó sai. Tách trẻ ra khỏi tình huống đó để yên tĩnh một thời gian ngắn (chỉ 1, 2 phút là đủ). Đây là cách tốt nhất để giúp con hạ hỏa và sau một lúc, trẻ sẽ kết nối hành vi của bản thân với hậu quả và phát hiện rằng nếu trẻ đánh hay cắn, sẽ có người khác ngừng hành động của con.
Kỷ luật nhất quán. Trong mọi trường hợp, cố gắng phản hồi cùng một cách giống lần trước đó. Hành động có thể đoán trước của bạn (Con lại cắn em – nghĩa là con sẽ bị phạt úp mặt) sẽ hình thành kiểu mẫu bé nhận ra và chờ đợi. Cuối cùng, sẽ thành thói quen rằng nếu bé sai phạm, bé sẽ bị phạt. Ngay cả ở nơi công cộng, bạn có thể bị xấu hổ bởi hành vi của con, song đừng nên để sự e ngại đó khiến bạn đả kích con. Các bậc phụ huynh khác cũng đang ở đó – nếu mọi người đứng nhìn, đơn giản chỉ cần phê bình phê bình “Thật khó khi con 2 tuổi” và sau đó phạt con như bình thường.
Dạy con cách thay thế. Đợi tới khi trẻ bình tĩnh rồi nhẹ nhàng thuật lại mọi chuyện vừa xảy ra. Hỏi con có thể giải thích nguyên nhân tại sao trẻ lại nổi cáu như vậy. Hãy nhấn mạnh (ngắn gọn) rằng cảm giác tức giận là hoàn toàn tự nhiên nhưng thể hiện bằng cách đánh, đá hay cắn thì không được. Khuyến khích con tìm cách khác hiệu quả hơn để bộc lộ cảm xúc – bằng cách nói ra chẳng hạn (Chíp, em làm chị phát điên đấy) hoặc nhờ người lớn giúp đỡ.
Hãy chắc chắn con hiểu rằng trẻ cần phải nói xin lỗi sau khi làm tổn thương người khác. Ban đầu, có thể lời xin lỗi ấy không được chân thành song bé sẽ ngấm dần. Đôi khi niềm đam mê của tuổi mới biết đi có thể vượt qua sự từ bi tự nhiên của trẻ. Cuối cùng bé sẽ đạt được thói quen xin lỗi khi làm tổn thương người khác.
Thưởng cho hành vi tốt. Không chỉ chú ý khi bé mắc sai lầm mà bạn cũng nên để tâm tới các hành động tốt của con – chẳng hạn, khi khi bé đề nghị được chơi cùng thay vì đẩy trẻ khác ra để tranh lượt. Hãy tán dương trẻ bằng lời nói (Đúng rồi, tuyệt quá, con biết xin lượt để chơi) và cùng lúc trẻ sẽ nhận ra sức mạnh của ngôn từ như thế nào. Sau đó, bạn cũng đề nghị con cho mình được chơi hoặc chơi cùng con sau đó.
Hạn chế thời gian xem ti vi. Hoạt hình và các chương trình khác dành cho trẻ em có thể chứa nhiều cảnh la hét, đe dọa, thậm chí xô đẩy và đánh. Cố gắng kiểm soát các chương trình con xem đặc biệt nếu bé có xu hướng hung hăng. Khi bạn để con xem ti vi, hãy xem cùng con và nói chuyện với con về các tình huống xảy ra: “Đó không phải là cách hay để đạt được những thứ nhân vật đó muốn, đúng không nào?” (Viên Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, trẻ dưới 2 tuổi không nên xem ti vi).
Cung cấp các hoạt động thể chất cho con. Bạn có thể phát hiện ra rằng nếu trẻ không có cơ hội để giải tỏa năng lượng dư thừa ra ngoài, sẽ thật là mối hiểm họa ở nhà. Nếu con luôn trong tình trạng hừng hực khí thế, hãy tạo cho trẻ thật nhiều hoạt động yêu thích ngoài trời để đốt cháy năng lượng trong người.
Đừng lo sợ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Đôi lúc, sự tấn công của một đứa trẻ cần nhiều hơn sự can thiệp từ bố mẹ. Nếu trẻ thường xuyên hung hăng, hơn vài lần mỗi tuần, làm cho các trẻ khác sợ hãi và buồn bực, nếu trẻ tấn công người lớn hoặc nỗ lực cải thiện hành vi cho con của bạn ít hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ tâm lý để được tư vấn kĩ hơn. Cùng làm việc với bác sĩ để tìm ra nguồn cơn hành vi và giúp đỡ con. Hãy nhớ, con bạn vẫn còn rất nhỏ. Nếu làm việc với con một cách kiên nhẫn và sáng tạo, sẽ có cơ hội giúp bé cải thiện khuynh hướng hay gây gổ trong tương lai không xa
Medshop.vn
Theo Babycenter
Các bài gần đây
CPR cho trẻ: biện pháp cấp cứu nghẹt thở ở trẻ nhỏ 1 tuổi trở lên
Đánh giá