07 September, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Karen Miles
Tại sao trẻ ở độ tuổi đi lớp lại lờ cha mẹ đi
Có khi bạn bảo con thôi trò xếp hình lại nhưng trẻ vẫn tiếp tục chơi, lắp cầu rồi kênh, rồi đường. Hay khi bạn bảo con mắc khăn lên sau khi tắm nhưng trẻ lại vứt dưới nền nhà. Tại sao trẻ lại lờ đi những gì bạn nhắc nhở?
Có thể có 2 lí do ở đây, theo lời Roni Leiderman, chủ nhiệm Trung tâm Gia đình tại Đại học Nove Southern tại Fort Lauderdale: “Trẻ quá mải chơi nên không để ý tới những gì bạn nói”. Mặt khác, ở tuổi này trẻ đang phát triển quan điểm riêng về bạn – và những quy định “ngớ ngẩn” của bạn- vì thế trẻ dễ lờ bạn đi hơn là nghe theo hoặc thừa nhận. Giải pháp là hãy khiến trẻ hợp tác trong khi bạn cũng cần cho trẻ không gian để trải nghiệm sự tự do cá nhân.
Bạn phải làm gì khi trẻ lờ đi
Hãy rõ ràng và thực tế. Phải đảm bảo rằng yêu cầu của bạn cụ thể và có thể làm được. Nếu bạn nói, “Lau dọn gara đi” thì trẻ có thể chỉ phẩy phẩy chổi 1 lát, nhưng nếu bạn nói “ Con hãy quét sàn và nhặt giấy rác”, thì trẻ sẽ biết chính xác việc mình phải làm. Vì vậy, cố gắng yêu cầu trẻ một cách rõ ràng, cụ thể trong khoảng thời gian nào đấy. Thay vì cảnh báo trẻ không được thức quá khuya, hãy bảo trẻ đi ngủ trước 9h – vì “quá muộn” theo khái niệm của trẻ khác của bạn.
Vì ở tuổi này, một số việc sẽ là quá sức với trẻ - bởi trẻ biết nhiều hơn những gì có thể làm – nên với 1 số việc bạn có thể hướng dẫn trẻ khi trẻ làm lần đầu. Nếu trẻ chưa từng nhổ cỏ cho hoa, hãy hướng dẫn trẻ phân biệt giữa cỏ dại với các loài hoa dại và làm sao để nhỏ cỏ cả rễ. Việc này không chỉ mang lại thời gian vui vẻ cho bạn và con mà lần sau, khi bạn yêu cầu trẻ làm việc tương tự, bạn sẽ không phải lo trẻ không biết cách làm.
Đơn giản hóa yêu cầu. Trẻ có thể lơ đi những gì bạn yêu cầu đơn giản vì trẻ không hiểu bạn nói gì. Vì vậy, hãy yêu cầu trẻ một cách đơn giản, không quá 3 hay 4 bước thực hiện 1 lúc (Hãy đi vào nhà tắm trên tầng, nhìn xuống bồn tắm và mang băng cuốn vết thương xuống cho mẹ”).
Dõi theo từng bước. Nếu bạn yêu cầu trẻ mặc đồ trước khi tới trường, hãy khuyến khích mọi bước trẻ làm để đạt được mục đích cuối cùng. Nếu con từ chối thực hiện, hãy dẫn con ra xe và mang giày trên tay. Hay khi bạn yêu cầu trẻ không tung bóng trong nhà nhưng trẻ thì vẫn coi tường nhà là sân bóng, hãy lấy bóng và chỉ trả lại khi nào trẻ chịu nghe lời.
Tạo động lực cho con. Sự thật là chúng ta luôn nóng nảy khi trả lời “Bởi vì mẹ nói vậy!” mỗi lần trẻ quấy nhiễu. Có 1 cách tốt hơn để thúc đẩy trẻ hợp tác với bạn. Phải nhớ rằng đừng muốn con làm điều gì đúng chỉ vì trẻ sợ phạt khi không làm mà hãy để con làm vì trẻ muốn. Trẻ thích được làm hài lòng, vì thế những lời khen ngợi và khích lệ sẽ khiến trẻ sẽ làm theo lời bạn (“Zach, mẹ cảm ơn con đã tự chuẩn bị được bữa sáng cho mình” hay “Wow, con đã thực sự lớn rồi phải không”?)
Bạn có thể động viên trẻ làm gì đó bằng cách hỏi trẻ: “Khi nào con xếp gọn đồ chơi vào hộp thì mẹ con minh đi chơi nha” (không nên nói “Nếu con xếp gọn đồ chơi vào hộp…”). Một đứa trẻ ở tuổi này sẽ hào hứng với những tuyên bố nổi bật ghi trên giấy như: Sam sẽ treo khăn tắm và để quần áo gọn gàng mỗi khi tắm. Khi nào cậu ấy làm được điều này trong vòng 7 ngày liên tiếp, mẹ sẽ dẫn cậu ấy đi bơi với 1 người bạn. Hãy kí tên và để trẻ tô màu hoặc vẽ biểu tượng lên đó, sau đó dán hợp đồng ấy ở nơi trẻ có thể nhìn thấy. Lúc này, trẻ sẽ không chỉ có cảm giác người trong cuộc mà sẽ đánh giá cao mức độ trách nhiệm bản hợp đồng dành cho trẻ.
Dùng thay thế từ “không”. Nếu trẻ cố tình lơ đi khi bạn nói không được thì có thể là do trẻ nghe từ này quá nhiều. Hãy thử cách khác để nói không với trẻ. Thay vì gào lên “Không! Không được đá bóng trong bếp” hãy bảo trẻ “Con ra sân chơi bóng đi nha”. Và thay vì nói “Không, con không được ăn kẹo bây giờ” hãy nói với con rằng “Con hãy ăn 1 chút hoa quả nhé” hay là “Con có thể ăn tráng miệng sau bữa trưa”. Khi cho trẻ được lựa chọn, bạn đang cho trẻ cơ hội để khẳng định chính mình.
Và hãy nói đồng ý với trẻ khi nào có thể, khuyến khích trẻ mỗi khi có cơ hội hơn là ngăn cản trẻ. Chẳng hạn nếu trẻ thích thú với ý tưởng sơn phòng riêng của mình hãy nói với trẻ răng “ Tất nhiên rồi, con có thể làm điều đó” hay là “Cha sẽ giúp con nha” – Cả 2 cách nói trên đều tích cực hơn khi nói “Cha không nghĩ đó là ý tưởng hay”.
Hiển nhiên là sẽ có rất nhiều lúc bạn phải kiên quyết buộc trẻ ngừng ăn kẹo trước bữa tối hay chơi game tới khuya. Điều quan trọng là bạn phải chọn lựa và thể hiện quyền của mình dứt khoát khi cần thiết. Nếu bạn tạo môi trường vừa an toàn vừa thú vị thì trẻ có thể có ý thức tự giác mà không cần tới những quy định, nghiêm cấm.
Cố gắng thấu hiểu trẻ. Hãy tưởng tượng là bạn đang đọc 1 cuốn tiểu thuyết hay chat với 1 người bạn, đột nhiên bạn được yêu cầu phải dừng lại vì phải làm việc gì đó khác ngay lâp tức. Thực tế là không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để chờ trẻ lên xe tới trường hay nài nỉ trẻ chuẩn bị đồ đạc để tới lớp. Nhưng khi nào có thể, hãy cho trẻ lời nhắc trước khi giục trẻ làm ngay việc khác “Chúng ta sẽ đi trong vòng 10 phút nữa, con hãy chuẩn bị đi nhé”. Làm thế này trẻ sẽ không bị sợ hãi vì phải vội vàng ngừng chơi game hay rời bữa tiệc mà ít nhất trẻ biết rằng trẻ có thời gian để chuẩn bị tinh thần.
Nếu trẻ ít khi nghe lời bạn, bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra thính lực cho trẻ và đánh giá các chỉ số phát triển khác.
Medshop.Vn dịch
Theo Baby Center
Đánh giá