22 June, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Cho trẻ bú sữa là điều cả mẹ và bé cần phải học. Đôi khi cho trẻ bú, các bà mẹ gặp vấn đề về nguồn sữa. Đây là những vấn đề có thể giải quyết được và việc sớm tìm sự giúp đỡ sẽ giúp mang lại hiệu quả cho bạn.
Mẹ không đủ sữa
Rất nhiều bà mẹ lo lắng rằng họ sẽ không có đủ sữa cho con mình. Đặc biệt là những ngày đầu tiên, việc trẻ khóc sau khi bú sẽ khiến các bà mẹ thực sự nóng lòng. Nhưng trẻ sơ sinh có thể khóc vì rất nhiều lý do. Khi trẻ khóc có thể là trẻ đang đói nhưng cũng có thể là trẻ mệt hay đau bụng
Vì vậy bạn không cần phải cho trẻ ăn thêm sữa ngoài.
Cách tốt nhất để biết được trẻ có được ăn đủ sữa hay không là quan sát tã lót của trẻ và việc tăng cân của trẻ. Trẻ ăn đủ sữa là khi:
- Một ngày ướt ít nhất 6 – 8 tã lót hoặc 5 chiếc bỉm trong vòng 24h
- Đại tiện mỗi ngày (nếu trẻ dưới 6 -8 tuần tuổi)
- Tăng cân đúng mức (hỏi ý kiến của bác sỹ)
Nếu con bạn bị sút cân, bạn nên cho bé dùng thêm sữa ngoài (trừ tuần đầu tiên sau khi sinh vì trẻ thường bị sút cân 1 chút). Bạn có thể vắt sữa của mình hoặc nếu không có sữa hãy dùng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn lo ngại ảnh hưởng của việc mút bình sữa, có thể dùng tách để cho bé uống sữa vắt.
Thậm chí khi bạn phải dùng sữa công thức, điều đó không có nghĩa là bạn ngừng cho trẻ bú. Bạn có thể bồi dưỡng để tăng tiết sữa rồi cho trẻ bú lại đầy đủ
Bồi dưỡng tăng nguồn sữa mẹ
Cho con bú thường xuyên là cách tốt nhất để đảm bảo cho bạn có nguồn sữa dồi dào, vì vậy bạn có thể cố gắng cho trẻ bú thêm bữa mỗi ngày.
Chẳng hạn như, nếu bình thường bạn cho trẻ bú các bữa cách nhau 3 – 4 tiếng, thì bạn có thể cố gắng cho trẻ bú thêm bữa nhỏ xen giữa các bữa chính.
Cho trẻ bú thêm bữa đêm hoặc bú đều đặn mỗi tối cũng là 1 cách hiệu quả giúp bạn tăng tiết sữa. Lý do là nồng độ prolactin hooc môn tăng tiết sữa cao hơn vào buổi tối.
Nếu con bạn chưa chịu ngủ sau khi bú, hãy cho trẻ nghỉ 1 lúc rồi cho trẻ bú lại trong khoảng 20 – 30 phút. Lúc đó bạn sẽ có nhiều sữa hơn và cũng giúp bạn tăng tiết sữa hơn. Bạn cũng có thể cho trẻ bú lại vài lần trước khi cho trẻ dùng sữa công thức. Mỗi lần trẻ bú như vậy, vú sẽ nhận được tín hiệu để tạo thêm sữa.
Nếu trẻ buồn ngủ trong 1 thời gian dài hoặc đã rất buồn ngủ và không thể bú thường xuyên, hãy vắt sữa cất giữ. Bạn có thể giữ lạnh sữa để dùng lần sau. Bạn có thể cho trẻ ăn sữa khi trẻ đang lim dim ngủ.
Bạn có thể coi thời gian cho trẻ bú là thời gian nghỉ ngơi để tạo cho mình cảm giác thoải mái. Hãy gác chân lên, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng và không dùng điện thoại. Thêm vào đó, việc chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng rất quan trọng. Để có sức khỏe tốt bạn cần chú ý ăn đầy đủ chất, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý
Hãy tham kháo ý kiến bác sỹ nếu bạn lo ngại tới việc tăng cân của trẻ hoặc khi bạn cho trẻ bú thêm mà vẫn không tăng tiết sữa
Mẹ quá nhiều sữa
Quá nhiều sữa cũng có thể là 1 vấn đề nếu con bạn làm ướt quá nhiều tã lót nhưng bạn lại thấy các vấn đề khác trong và sau lúc trẻ bú
Ví dụ như, trẻ bị đau bụng, ợ hơi hoặc trẻ khóc nhiều, đặc biệt là sau khi bú. Có thể bạn nhận thấy sữa ra rất nhanh và trẻ không nuốt kịp
Bạn có nhiều sữa là một điều rất tốt, vì như thế sẽ đáp ứng được nhu cầu của bé trong những tuần đầu tiên.
Nếu như nguồn sữa quá dồi dào của bạn là 1 vấn đề, bạn có thể thử các cách sau:
- Bạn có thể chỉ cho trẻ bú 1 bên mỗi lần. Tiếp tục cho trẻ bú bên đó nếu trẻ bú lại ngay lúc sau. Khoảng 2 – 4 tiếng sau thì cho trẻ bú đổi bên.
- Nặn 1 chút sữa trước khi cho trẻ bú cũng là 1 cách giúp cho dòng sữa điều hòa hơn để trẻ dễ bú
- Kiểm tra tư thế và kĩ thuật cho trẻ bú.
- Bạn có thể nặn bớt 1 chút sữa nếu thấy căng tức vú. Nhưng chú ý rằng, nếu bạn nặn quá nhiều sữa sẽ khiến sữa càng chảy ra nhiều vì vậy chỉ nên nặn đủ để bớt cảm giác căng tức vú
Vú bị căng sữa (vú đầy sữa, vú đau)
Để giảm hiện tượng vú bị căng sữa, bạn có thể thử các phương pháp sau
- Cởi bỏ áo ngực trước khi cho trẻ bú
- Làm ấm bầu vú với khăn ấm trước khi cho trẻ bú sẽ giúp bạn giảm căng tức
- Dùng tay nặn ra 1 chút sữa hoặc xoa ấn nhẹ nhàng quầng vú trước khi cho trẻ bú. Điều này sẽ giúp trẻ bú dễ dàng hơn
- Nhẹ nhàng mát xa vú trong khi cho trẻ bú
- Thay đổi đa dạng tư thế cho bú – ví dụ, bạn có thể bế ngang cho trẻ bú hoặc cho trẻ bú theo kiểu bế ru ngủ
- Có thể đặt miếng khăn lạnh làm giảm nhiệt ở ngực để giúp giảm đau sau khi cho trẻ bú. Hoặc 1 số bà mẹ cũng hay dùng lá bắp cải ướp lạnh đặt lên ngực để giảm đau
Medshop.Vn dịch
Theo Raisingchildren
Đánh giá