Có phải là cháu sắp mọc răng không? Sổ mũi có cần đi khám bác sĩ hay mọc răng xong sẽ hết?
Nguyễn Thảo Quyên (Hà Nội)
Mọc răng có thể là nguyên nhân gây nên rất nhiều vấn đề ở trẻ em, đặc biệt là vào ngày răng bắt đầu nhú lên và 1 ngày sau đó. Trẻ có thể bị kích thích, quấy khóc, mệt mỏi, tiết nước bọt nhiều hơn gây chảy dãi, sổ mũi, ăn kém hoặc bỏ bú, bỏ ăn. Tình trạng tăng tiết dịch như sổ mũi và tiết nhiều nước bọt có thể là dấu hiệu của viêm tại răng. Có một số đáp ứng viêm sẽ được kích thích khi răng bắt đầu nhú lên như sốt, đau bụng, mất ngủ và mất vị giác. Tuy nhiên, sổ mũi có thể còn là dấu hiệu của bệnh khác ngoài mọc răng. Vì thế, cần xác định xem trẻ có bị sốt hay không. Khi trẻ mọc răng, thông thường nhiệt độ chỉ tăng rất nhẹ, khoảng 0,1 độ C và thực sự chỉ là một sự thay đổi nhỏ mà hầu như mọi người sẽ ít khi nhận thấy. Thân nhiệt cao nhất khi trẻ thay răng là 36,8 độ C, vẫn trong giới hạn bình thường. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ bị sốt với thân nhiệt cao hơn 38 độ C khi đo tại trực tràng thì không đơn giản là do trẻ mọc răng. Hãy theo dõi nhiệt độ của trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi thân nhiệt của trẻ trên 38 độ C. Tình trạng gia tăng thân nhiệt liên quan đến mọc răng ở trẻ thường chỉ xảy ra trong vòng 3 ngày: ngày trước khi mọc răng, ngày mọc răng và ngày sau khi mọc răng. Nếu trẻ bị sốt kéo dài trên 3 ngày, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó và bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
BS. Nguyễn Thị Lý
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Bổ sung vitamin C đúng cách cho sức đề kháng khỏe mạnh
Biểu hiện nhiễm nấm Candida
Báo động tình trạng vô sinh ở vợ chồng trẻ
Sinh tố giúp cho "chuyện ấy” thêm mặn nồng
Đánh giá