06 July, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Giao tiếp với trẻ mới sinh
Bạn có thể giao tiếp với con mới sinh của mình bằng việc sử dụng giọng nói, động chạm, cách nhìn và hít, ngửi. Con bạn cũng có cách riêng để nói với bạn cái mà chúng cần.
Trẻ mới sinh muốn được ôm và âu yếm – điều này rất cần cho sự phát triển của bộ não khỏe mạnh. Một cái ôm âu yếm đáng giá một cuộc trò chuyện và làm bé thấy được cần và được yêu. Bé cũng muốn được gần gũi bạn. Giao tiếp thật gần gũi, hay được giữ trong túi, địu giúp bé thấy gần gũi và an toàn. Bạn cũng có thể thử mat-xa cho bé.
Các bé cũng dùng tầm nhìn và khả năng nghe để phân tích thế giới quanh mình. Để nói với con rằng “Mẹ rất quan tâm đến con”, bạn hãy luôn nhìn bé cho đến khi bé nhìn đi chỗ khác. Một gương mặt tươi cười nhìn vào bé và một giọng ấm áp như hát giúp con bạn thấy hài lòng và được che chở.
Khi mới chỉ được vài ngày tuổi, bé đã có thể nhận ra giọng của bạn. Bé cũng có thể phân biệt một giọng mềm mại, dịu dàng với giọng khó nghe, giận dữ. Vì cho đến khi lớn hơn chút nữa bé mới thay đổi được cư xử của mình, bất kỳ sự giận dữ nào mà bạn dành cho bé đều làm bé thấy lúng túng và sợ hãi.
Trẻ mới sinh giao tiếp thế nào
Khóc là ngôn ngữ phổ thông nhất của trẻ mới sinh và đó cũng là cách bé bảo cho mẹ biết bé cần gì (xem thêm Ứng xử của trẻ sơ sinh). Con bạn sẽ khóc khi bé cần sự quan tâm do bỉm ướt, thấy đói, đầy bụng, hoặc cần sự an ủi nào đó.
Ngôn ngữ cử chỉ: Trẻ sơ sinh muốn ‘nói’ gì vậy?
Cùng với khóc, trẻ sơ sinh còn giao tiếp bằng cách dùng cơ thể và cử chỉ gương mặt nữa. Trẻ sẽ thấy căng thẳng nếu không thoải mái và nằm ở trạng thái dễ chịu trong tay bạn khi thấy thoải mái. Trẻ cũng có thể bảo cho chúng ta biết khi nào chúng mệt mỏi nếu chúng ta học cách hiểu các ký hiệu của bé. Ngôn ngữ cử chỉ sau đây có thể cho bạn biết các dấu hiệu nhận biết về nhu cầu của trẻ sơ sinh.
- Ngáp, đặt nắm tay vào mắt, mắt mơ màng, chớp mắt: “Con đang buồn ngủ”
- Mở miệng rộng: “Con đang đói”
- Mở to mắt với chuyển động cơ thể lanh lợi: “Con đã sẵn sàng chơi và học”
- Quay đầu đi hoặc uốn lưng: “Không”
Những dấu hiệu cơ học này cho biết những nhu cầu cơ bản của trẻ sơ sinh. Bạn có thể nối quy trình tự nhiên của con với lịch trình “cho ăn, chơi, ngủ”. Lịch trình nhất quán này làm an lòng trẻ giống như gấu nhồi bông của trẻ ở tuổi nhà trẻ vậy. Nó giúp cả bạn và con biết những gì sẽ xảy ra trong ngày.
Gắn bó với trẻ sơ sinh
Gắn bó tình cảm là khi bé thiết lập mối quan hệ ràng buộc về tình cảm với một người đặc biệt trong cuộc đời (thông thường là cha và mẹ).
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trẻ em được gắn bó an toàn với người đặc biệt sẽ có các kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội tốt hơn. Chúng thường tò mò, tự tin, cộng tác tốt và có tính độc lập tốt hơn những bé không được gắn bó tình cảm an toàn. Tất cả trẻ em sẽ gắn bó tình cảm an toàn nếu cha mẹ nhất quán trong việc đáp ứng các nhu cầu về thể chất cũng như tình cảm của bé.
Đối với cha mẹ, cảm giác gắn bó có thể có được ngay khi họ nhìn thấy bé lần đầu tiên. Đối với những người khác, có thể mất thêm chút thời gian, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Đôi khi áp lực sau khi sinh cũng cản trở gắn bó tình cảm của bạn với con mình, và đó chính là lý do quan trọng mà bạn cần nói với mọi người rằng mình bị suy sụp, và tìm sự giúp đỡ càng nhanh càng tốt. Trong một số trường hợp, có những cha mẹ không hề thấy có sự gắn bó gần gũi nào, cha mẹ vẫn cần mang lại một môi trường đầy sự quan tâm, có hệ thống và hoàn toàn khỏe mạnh để giúp các bé trở thành những người trưởng thành biết thích nghi.
Theo raisingchildren.net.au
MedShop.vn dịch
Đánh giá