09 July, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Giao tiếp với trẻ
Giao tiếp với trẻ nhỏ là giao tiếp bằng mắt, bằng giọng nói và bằng những cử chỉ âu yếm của bạn với con.
Quá trình tìm hiểu nhau giữa cha/mẹ và con đã bước sang một mức độ mới, thú vị hơn nhiều. Giờ đây con bạn đã nhìn tốt hơn và hiểu nhiều hơn về người thân của mình. Bé đã có cảm xúc và không ngại ngần thể hiện chúng. Dù bạn đang hát hay nói với con có gì cho bữa tối, cách giao tiếp của bạn đang giúp bé học và phát triển. Nói chuyện với con giúp dạy con về ngôn ngữ, và hãy nhớ rằng, càng nói nhiều càng tốt. Khi được 9 tháng tuổi, trí nhớ của bé phát triển nhanh và bé biết gắn bó dần với mọi người và mọi vật. Để giúp con hiểu cách mọi thứ biến mất và xuất hiện lại ra sao, bạn có thể chăm sóc con về thể chất thật chu đáo và nói với con nơi bạn đang đứng khi bạn di chuyển trong phòng. Trò chơi giấu đồ vật cũng có thể có tác dụng rất lớn.
“Nói chuyện” với con như thế nào?
Giai đoạn tuổi thơ là khoảng thời gian có rất nhiều trò thay đổi khuôn mặt (giữa bạn và con), sự giao tiếp không ai hiểu (nhưng ai cũng thích) và tiễng cười. Trẻ dành cả ngày chỉ để nhìn vào mặt mọi người và nghe họ nói chuyện.
“Chào coooon yyeeeeeu của mẹeeeee”
Các nhà nghiên cứu gọi cách đặc biệt người lớn nói chuyện với trẻ con, và được trẻ rất thích là nói nựng “parentese”. Ngoài ra họ cũng khám phá ra rằng trẻ nhỏ thích “parentese” hơn là cách nói chuyện người lớn. Kiểu nói cao giọng, giống như hát, cùng với sự biểu cảm cường điệu trên mặt có thể giúp trẻ học được các âm thanh của ngôn ngữ.
Giao tiếp bằng mắt
Ở tuổi này, trẻ rất thích quan sát cách bạn phản ứng bằng mắt đối với những việc bé làm. Theo các nhà nghiên cứu, điều này giúp trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh mình và hình thành các mối quan hệ. Khi con bạn chủ ý tìm mắt bạn, bạn có thể nhìn lại, và sâu vào mắt bé. Tiếp tục nhìn bé như vậy cho đến khi bé nhìn ra chỗ khác. Khi bé làm ồn, bạn có thể khuyến khích bé. Các hành động như cười, gật đầu, hay khuyến khích các khả năng của bé (‘Con nói gì thế nhỉ?’, ‘Con nói giỏi thế?’ đều giúp bé giao tiếp tốt hơn.)
Nói chuyện để trẻ nói chuyện
Khi gần được 12 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu bập bẹ. Khi bé bắt đầu nói những âm thanh ngắn, dễ thương như ‘ba ba ba’ hay ‘da da da’, bạn có thể nhắc lại chúng với con. Cố gắng không ngắt lời bé khi bé chưa hoàn thành “câu nói” của mình. Ngoài ra, nhắc lại với bé những gì bạn đã nói với con (‘Con có đói không?’ ‘Con đói rồi à?’ ‘Ôi mẹ đói quá!’) có thể dạy bé ý nghĩa của những từ đó.
Ngôn ngữ tín hiệu của trẻ
Ngôn ngữ tín hiệu của trẻ là cách rất đơn giản và thú vị để bạn giao tiếp với con mình trước khi bé biết nói. Bạn có thể bắt đầu bằng việc giới thiệu các tín hiệu đơn giản cho ‘sữa’, ‘nhiều hơn’, ‘đồ ăn’ và ‘nước’ khi bé được nửa năm. Thông thường trẻ biết sử dụng các tín hiệu đơn giản khi được 9-12 tháng tuổi.
Theo raisingchildren.net.au
MedShop.vn dịch
Đánh giá