22 July, 2011 0 nhận xét Nhận xét
Trẻ con luôn luôn đòi hỏi. Và cách bạn phản ứng lại sẽ dạy chúng về cách giao tiếp hiệu quả trong tương lai – lịch sự và dễ thỏa hiệp.
Phản ứng lại những đòi hỏi.
Hãy thử những bước sau đây khi con bạn nêu ra đòi hỏi, bất kể là bạn định đồng ý hay không.
1. Phản ứng đầu tiên của bạn phải dựa vào cách thức mà con bạn đưa ra yêu cầu.Nếu con bạn yêu cầu 1 cách lịch sự, thì hãy khen ngợi chúng vì điều đó. Điều này sẽ gửi 1 thông điệp tới bọn trẻ rằng bạn sẽ luôn luôn chú ý khi chúng có cử chỉ đúng đắn, thậm chí nếu chẳng phải lúc nào bạn cũng chấp nhận những đòi hỏi của bọn trẻ. Cách phản ứng như thế này chắc chắn sẽ góp phần hình thành cử chỉ, thái độ tích cực trong tương lai.
Nếu con bạn nhũng nhiễu, than vãn, yêu sách hay đe dọa thì hãy để cho con bạn biết rằng bạn cần chúng có thái độ tốt. Ví dụ như, bạn có thể nói: Sascha, hãy thôi đừng than vãn, rên rỉ nữa. Con hãy nói cho nghiêm túc xem nào. Hoặc “ Con có thể hỏi mẹ 1 cách nhẹ nhàng hơn không?”.
2. Lắng ngheNếu con bạn đã yêu cầu 1 cách lịch sự thì bạn hãy dành chút thời gian để hiểu những gì con bạn đang đòi hỏi. Hãy thể hiện rằng bạn lắng nghe và hiểu, có như thế con bạn sẽ dễ dàng chấp nhận câu trả lời của bạn. Và nó cũng hữu ích nếu bạn thể hiện sự thông cảm của mình. Ví dụ như, bạn có thể nói: ờ, mẹ cũng hiểu tại sao con thích nó. Trông nó thật dễ thương.
3. Dừng lại và quyết định
Hãy cẩn thận với tác động ngược của việc nói “không”. Dừng lại dù chỉ 1 chút cũng là cho bạn cơ hội để suy nghĩ về lời đề nghị và nó có thể giúp bạn giải tỏa áp lực. Điều này cũng cho con bạn thấy rằng bạn đang suy xét mọi việc. Hãy tự hỏi mình rằng: bạn có cần thiết phải nói “không” hay vẫn có thể nói “có”. Nếu không thể chấp thuận thì liệu có thể thương lượng ko? Thực tế có thể có trường hợp mà tốt nhất bạn không nên nói “không” mà hãy thương lượng với con bạn để đưa ra giải pháp tốt nhất cho tất cả.
Thường thì bạn sẽ có thể đồng y với đòi hỏi của con bạn. Những lúc khác bạn lại có thể đàm phán với bọn trẻ và đưa ra giải pháp cả 2 bên đồng thuận. Một trong 2 cách đó, cách trả lời nhất quán và công bằng sẽ giúp con bạn học cách đưa ra yêu cầu tích cực và hiệu quả.
Nói không
Thường là khó để nói không với bọn trẻ vì bạn luôn muốn con mình vui. Nhưng đôi khi bọn trẻ không thể có tất cả những gì chúng muốn. Và đây là cách làm sao để nói ”không” thuyết phục hơn.
- Đưa ra lí do của bạn trước: nếu bạn quyết định là không đồng ý với yêu cầu của bọn trẻ thì hãy đưa ra lí do trước. Điều này sẽ giúp bọn trẻ hiểu với quyết định của bạn. Ví dụ như “ chúng ta không có thời gian để chơi vòng quay ngựa gỗ. Chúng ta sẽ chơi lần khác vậy”. Nếu con bạn đang thấy thất vọng vì câu trả lời là "không” thì chúng sẽ không quan tâm tới lí do đằng sau nữa.
- “Không” nghĩa là “không” không phải là “có thể” : nếu bạn nói “không” và sau đó nhượng bộ, bọn trẻ sẽ càng nhũng nhiễu những lần sau đó với hi vọng sẽ may mắn thêm lần nữa.
- Đưa ra giải pháp thay thế: nếu có thể, bạn hãy đề nghị 1 lựa chọn khác. Ví dụ như “mẹ ko thể mua cái này cho con vì nó quá đắt nhưng chúng ta có thể về nhà và tự làm bánh sô cô la.”
- Giữ vững quyết định: nếu bạn thay đổi quyết định của mình thì bọn trẻ sẽ học được rằng bạn nói “không” thì không phải đã là quyết định cuối cùng và sẽ không đáng để chúng tranh luận với bạn nữa. Đặc biệt là bạn không được nhân nhượng khi con bạn cư xử xấu.
- Đưa ra phản hồi có tính xây dựng: nếu con bạn chấp nhận câu trả lời là “không” thì hãy khen ngợi chúng thật nhiều. Ví dụ như, “ mẹ thật sự thích cách con nói “vâng” khi mẹ không đồng ý. Hoặc là “ thật là tuyệt khi chúng ta cùng tìm ra được giải pháp”. Nếu cần thiết bạn có thể nhắc nhở con bạn cách ứng xử tốt hơn ở những lần sau. Giả dụ như “Brendan, lần sau con nhớ là chỉ hỏi 1 lần thôi nhé.”
Để có thể chấp nhận câu trả lời là “không” là cả 1 kĩ năng xã hội và xúc cảm quan trọng. Trẻ con phải học làm thế nào để điều khiển sự thất vọng. Nói “không” với trẻ con cũng là 1 cách để thể hiện với chúng khi nào và làm thế nào để quyết đoán.
Giảm sử dụng “không”
Một trong những cách tốt nhất để giúp con bạn học cách đương đầu khi bị nói “không” là không nói nó quá nhiều. Khi “không” được dành cho những quyết định quan trọng, bọn trẻ sẽ coi trọng hơn.
Sau đây là 1 vài y kiến để giảm số lần nói “không” của bạn:
- Đặt ra 1 vài nguyên tắc cơ bản: ví dụ, trước khi bạn đi mua sắm, hãy nói với con bạn về lí do bạn đi. Hãy để con bạn biết về điều mà bạn mong đợi và những nguyên tắc khi đòi hỏi thứ gì đó. Điều này có thể làm giảm số lần bạn phải nói “không”. Ví dụ như “con chỉ có thể chọn 2 túi xách.” Hoặc “ đừng đòi hỏi trong chuyến mua sắm này”
- Dừng lại và suy nghĩ: về câu trả lời của bạn khi con bạn đòi hỏi thứ gì đó. Bạn ko cần phải trả lời ngay. Hãy cẩn thận về tác động ngược của câu trả lời “không”
- Nói “có” : nếu có thể và không có hại gì cả, tại sao không?
- Thương lượng thay vì nói “không”: hãy suy nghĩ về câu trả lời của bạn vì biết đâu “có lẽ” sẽ có thể đổi thành câu trả lời là “được” nhưng chỉ với điều kiện là con bạn sẵn sàng thương lượng và thỏa hiệp. Ví dụ như, “mẹ sẽ trả 1 nửa số tiền nếu con chi 1 nửa từ số tiền tiêu vặt của con”, hoặc “ chúng ta không thể ra công viên hôm nay nhưng chúng ta sẽ tới vào ngày mai.” Nó cũng sẽ có ích khi suy nghĩ về điều sẽ xảy ra và cảm giác như thế nào khi người lớn yêu cầu trẻ con điều gì đó và trẻ con học được cách làm thế nào để thương lượng với những yêu cầu đưa ra.
Phát hiện ra 1 đòi hỏi
Thường thì trẻ con chỉ đòi hỏi những gì chúng muốn. Nhưng khi chúng thực sự muốn có theo cách của mình chúng sẽ có thể dùng nhiều kế, nhiều mẹo. Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị để phản ứng lại khi bạn có thể nhận ra mẹo của bọn trẻ.
Cách bọn trẻ có thể hỏi |
Mục đích |
Nếu mẹ không..con sẽ…. |
Dùng lời đe dọa để thuyết phục |
Bà nói… |
Con bạn đang cố thuyết phục bạn bằng cách đưa ra dẫn chứng về sự đồng ý của ai đó |
Con sẽ dọn dẹp phòng ngủ mỗi sáng ... |
Ngược lại bạn được hứa hẹn điều gì đó |
Tất cả chúng con đều muốn… |
Bọn trẻ tạo thành nhóm để thuyết phục bạn |
Mẹ là người mẹ tốt nhất …. |
Bạn đang được nịnh nọt để chắc chắn rằng bạn đang có tâm trạng tốt khi nghe yêu cầu của chúng |
Nhưng nó có ý nghĩa |
Đây là nỗ lực dùng sự lo gic để thuyết phục bạn |
Nếu mẹ thực sự yêu con… |
Con bạn đang “tống tình” bạn để gây ảnh hưởng tới quyết định của bạn |
Mẹ nghĩ sao? |
Con bạn chuyển lời đề nghị thành câu hỏi |
Tuổi tác và sự phát triển ảnh hưởng thế nào tới yêu cầu của bọn trẻ.
Khả năng đưa ra đề nghị của trẻ con cũng như khả năng gây ảnh hưởng nói chung phát triển khi chúng lớn dần. Điều này có nghĩa là các bậc cha mẹ hầu như sẽ phản ứng lại 1 cách tích cực những yêu cầu được đưa ra từ trẻ lớn.
Trẻ nhỏ thường dùng các cách như gây ồn và chỉ trỏ. Chúng hay kêu ca hoặc giận dỗi khi không được thứ chúng muốn. Lúc này cha mẹ thường nói “không” và không thay đổi y kiến đối với trẻ nhỏ.
Khi đứa trẻ học tiểu học, chúng học được cách thương lượng và thỏa hiệp. Chúng bắt đầu hiểu về quan điểm của bạn. Điều này nghĩa là chúng đang dần có khả năng tranh luận tốt hơn để thuyết phục bạn. Một vài nhà nghiên cứu tìm ra rằng kĩ năng gây ảnh hưởng phát triển nhanh chóng khi trẻ khoảng 8 tuổi.
Trẻ con học cách phán đoán những gì cha mẹ sẽ đồng ý dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ. Nó có nghĩa là chúng trở nên có sức thuyết phục hơn và cũng có nghĩa là bạn cần chú ý hơn và chắc chắn về những gì bạn nói đồng ý.
Theo Babycenter.com
Medshop.vn dịch
Đánh giá