04 September, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Karen Miles
Tại sao trẻ tới tuổi đi lớp lại hay chống đối lại cha mẹ
Rất may là trẻ ở độ tuổi này đã qua giai đoạn dễ cáu giận. Tuy nhiên tuổi này trẻ không cũng hoàn toàn nghe lời bạn. Thực tế là, trẻ có thể không vào ăn cơm tối khi bạn gọi hay lờ đi khi bạn yêu cầu trẻ nhặt bít tất lên, trả lời 1 cách gắt gỏng kiểu như “Để làm gì ah?” khi bạn bảo con vứt rác.
Có thể bạn sẽ phân vân “Chuyện gì đang xảy ra vậy?” “Có phải mình đã làm mọi chuyện rối tung hay trẻ đang cố tình trêu tức mình”.
Bạn có thể tin hoặc không, có lẽ bạn đang làm tốt. không nên nản lòng, việc trẻ 6 -8 tuổi thử lại chỉ dẫn và mong muốn của người lớn là điều bình thường. Ở tuổi này, “sự kháng cự là để tìm ra cách khẳng định chính mình”, trích lời giáo sư tâm lý học Susanne Ayers Denham trường Đại học George Mason tại Fairfax, Virginia.
Khi trẻ lớn hơn và học được nhiều hơn về thế giới quan, trẻ sẽ phát triển quan niệm ý kiến cá nhân về các mối quan hệ và các quy tắc (hoặc tiếp thu ý kiến của bạn bè). Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi trẻ cố gắng khẳng định bản thân bằng cách không nghe lời cũng như không nghe theo những hướng dẫn “ngớ ngẩn “ của bạn. Không giống như suy nghĩ của những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, sự nổi giận của bạn sẽ không có tác dụng khi bạn yêu cầu trẻ làm 1 việc trẻ không thích. Nhưng trẻ sẽ cố tình giả vờ không nghe bạn nói hoặc phản hồi chậm chạp (“Ý mẹ là, mẹ muốn con nhặt những chiếc tất đó lên hôm nay ạ?”
Bạn có thể làm gì những lúc này?
Hãy am hiểu. Khi bạn bảo con vào ăn cơm trưa, trẻ hét lên “Con không ăn bây giờ” và trẻ giận dỗi khi bạn bắt con phải vào ăn bằng bất cứ giá nào. Khi đó, hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ. Nếu trẻ đang chơi trượt ván với cún cưng hãy bảo con rằng bạn biết là thật khó để rời đi nhưng bữa trưa đã sẵn sàng.
Hãy cho trẻ thấy rằng thay vì là người gây ra chuyện, bạn luôn bên cạnh con. Cố gắng không nổi giận (thậm chí cả khi những người hàng xóm đang quan sát bạn). Bạn hãy tỏ ra mềm mỏng nhưng kiên quyết yêu cầu trẻ ra ăn cơm.
Đặt giới hạn. Tuổi này, trẻ cần thậm chí là muốn những giới hạn vì vậy hãy đặt giới hạn với trẻ và đảm bảo trẻ biết điều đó. Hãy phát âm rõ ràng : “Con không được phép gọi điện thoại mà không xin phép” hay “Con phải vào khi mẹ gọi câu thứ nhất”.
Nếu trẻ vẫn cố tình kéo dài sự việc (mọi đứa trẻ đều như thế), bạn cần tìm cách giải quyết. Hãy nói chuyện về giải pháp của bạn và cố gắng tìm hiểu ngọn nguồn sự phản kháng của trẻ.
Có thể trẻ vướng mắc trong việc làm bài tập về nhà do môn toán khó với trẻ. Khi đó, chơi game toán học hoặc hỏi anh hoặc chị lớn hơn có thể giúp giải quyết vấn đề. Hoặc có thể trẻ không thích bạn gọi vào vì trẻ không có đủ thời gian tự do vui chơi bên ngoài. Một khi trẻ biết bạn đang cùng giải quyết khó khăn với chúng, trẻ sẽ bớt chống đối lại bạn.
Tăng cường các hành vi, ứng xử tốt. Mặc dù có lúc bạn vô cùng tức giận muốn mắng mỏ khi trẻ không vâng lời, nhưng bạn không nên làm vậy. “Khi đứa trẻ tỏ thái độ không tốt, cô ấy đã cảm thấy thật tồi tệ rồi”, ý kiến của Jane Nelson, tác giả của seri sách Kỷ luật tích cực. “Từ đâu ra bạn có ý nghĩ muốn cho trẻ làm tốt hơn, chúng ta đầu tiên phải làm cho trẻ cảm thấy tồi tệ hơn?”. Thực tế, càng làm vậy chỉ càng khiến trẻ cư xử tiêu cực hơn.
Thay vào đó, cố gắng nắm bắt những hành động phù hợp của trẻ và khuyến khích trẻ phát huy. Nhớ rằng, rèn luyện cho trẻ không phải là kiểm soát trẻ - tức là dạy trẻ cách kiểm soát chính mình.
Trừng phạt để khiến trẻ vâng lời thì trẻ làm theo bạn chỉ vì sợ. Tốt nhất là khiến trẻ muốn có hành vi ứng xử đúng đắn – bởi vì trẻ sẽ cảm thấy mỗi ngày đều vui vẻ hoặc làm cho trẻ cảm thấy hài lòng với bản thân.
Nhưng cần cho trẻ biết nếu trẻ vi phạm quy định trẻ sẽ phải chịu hậu quả. Hãy cụ thể và logic hơn là mang tính trừng phạt với trẻ: “Nếu con chơi bóng đá trong nhà, chúng ta sẽ phải giữ nó trong gara”.
Dùng “thời gian lặng” (time-outs) tích cực. khi trẻ bực tức vì không được như ý mình, hãy xoa dịu trẻ. Đừng phạt trẻ “Đi vào phòng” mà hãy động viên trẻ ngồi vào 1 góc phòng ngủ yêu thích hoặc hoặc ngồi lên ghế trong phòng khách.
Có thể con bạn sẽ thích sáng tạo chỗ đó thành nơi hạ hỏa cho mình – với 1 chiếc gối to, chiếc chăn mềm và một vài cuốn sách yêu thích. Nếu trẻ không nghe theo bạn, hãy để nghị được đi cùng con để đọc sách hoặc nói chuyện.
Trao quyền cho trẻ. Cố gắng dành cơ hội cho trẻ tận hưởng cảm giác tự do của mình. Cha mẹ hãy để trẻ tự lựa chọn quần áo (miễn là quần áo sạch sẽ và không dính vết nhơ). Bạn cũng có thể để trẻ chọn loại rau yêu thích trong 3 loại rau bạn đưa ra hay cho trẻ tạo hình Batman hoặc khủng long cho giấy bọc bài tập ở trường. “Cho trẻ tham gia không có nghĩa là cho trẻ làm chủ hoàn toàn mà là cho trẻ biết bạn tôn trọng trẻ cũng như nhu cầu của trẻ”, G.S Nelson chia sẻ.
Một cách khác để giúp trẻ cảm thấy được tự chủ hơn là việc nói trẻ có thể làm gì đó thay vì những việc trẻ không thể làm. Thay vì nói “Không! Không được chơi cầu trong nhà” bạn có thể nói nhẹ nhàng với con rằng “Con hãy tập cầu ngoài sân ấy, Jake ah”. Với độ tuổi này trẻ đã đủ lớn để hiểu những lời giải thích vì vậy bạn có thể chỉ cho con nguyên nhân không nên tập cầu trong nhà.
Chọn lựa tranh luận. Nếu trẻ muốn mặc áo ngụy với quần sooc kẻ, bạn quan tâm làm gì? Nếu trẻ muốn ăn bánh quế bữa trưa, bơ lạc và tảo bữa sáng, việc đó có hại gì? Đôi khi đơn giản chỉ là nhìn sự việc theo cách khác – chẳng hạn khi trẻ chải đầu sai cách hay cất quần áo sạch dưới chiếu thay vì để trong ngăn kéo
Thỏa hiệp. Tránh các tính huống có thể khiến trẻ phản kháng bạn. Nếu một người bạn nào đó mới làm cho trẻ tức giận, bạn hãy mời một người bạn khác tới chơi cùng trẻ. Nếu trẻ ghét việc người khác sờ vào bộ sưu tập của mình, bạn hãy cất chúng trước khi những người anh em chị họ tới chơi.
Nếu rơi vào tình huống khó xử, bạn nên cố gắng giữ ý kiến trung lập, ví dụ như: “Con không thể đuổi con mèo của dì Sarah như thế được nhưng mà con có thể cho nó ăn”. Việc này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả nhưng đáng để bạn thử.
Tôn trọng độ tuổi và giai đoạn của trẻ. Khi bạn yêu cầu trẻ dọn giường hay lau nhà tắm, phải chắc chắn rằng trẻ biết làm thế nào. Cố gắng dành thời gian để chỉ dạy cho trẻ cách làm những công việc mới và làm cùng cho tới khi trẻ có thể tự làm. Đôi khi cái gọi là sự phản kháng chỉ đơn giản là trẻ không có khả năng thực hiện công việc khó khăn được giao.
Cuối cùng, hãy tôn trọng thế giới riêng của trẻ. Thay vì hi vọng trẻ sẽ vui vẻ ngừng chơi game khi trẻ đang thắng để dọn cơm, hãy cho trẻ vài phút chuẩn bị (“Zeke, chúng ta sẽ ăn tối trong vòng 5 phút nữa, con ngừng chơi lại và dọn mâm giúp mẹ nha”).
Có thể trẻ sẽ không vui vẻ khi phải dừng chơi để dọn cơm – mà thực tế là trẻ thường kêu ca lúc đó. Nhưng chỉ cần bạn kiên trì và kiên định, trẻ sẽ dần học được rằng kháng cự không phải là cách để làm điều chúng muốn
Medshop.Vn dịch
Theo Babycentre
Đánh giá