15 January, 2020 0 nhận xét Nhận xét
Theo đó, tại chương trình này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm , nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia và PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Nhi Trung ương đã cung cấp những kiến thức mới mẻ về vai trò của dinh dưỡng với hệ tiêu hoá, tại sao trẻ lại bị loạn khuẩn đường ruột... Từ đó, giúp mẹ có kiến thức và chăm sóc trẻ tốt hơn.
Dinh dưỡng và tiêu hoá có mối liên quan thế nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Nhi Trung ương cho biết, chế độ dinh dưỡng của bé ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện hệ tiêu hoá của trẻ. Đường tiêu hóa của trẻ có nhiều biến động trong 3 năm đầu đời. Do đó, nếu dinh dưỡng không đủ thì tế bào của đường tiêu hoá, tế bào miễn dịch trên đường tiêu hoá cũng không đầy đủ được và như vậy trẻ không thể có đường tiêu hoá khoẻ mạnh được. Một đường tiêu hoá không khoẻ mạnh rất khó có thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp cho xương, não và cơ quan khác. Bởi, khi đường tiêu hoá bị ảnh hưởng thì ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng cho trẻ. PGS. Hà ví dụ, một ngày bé ăn vào một lượng thức ăn rất lớn nhưng muốn hấp thu các chất dinh dưỡng để cung cấp cho các cơ quan như xương răng, tim, gan, não thận thì chất dinh dưỡng đó phải được chuyển hoá phù hợp. Tuy nhiên, nếu đường tiêu hoá bị tổn thương hoặc bất thường thì lượng dinh dưỡng có thể cấp vào đầy đủ nhưng lại không đạt nhu cầu cơ thể cần, chính vì vậy nó làm cho sự tăng trưởng của cơ thể trẻ không được tốt.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Nhi Trung ương
Cũngquan điểm trên, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng bổ sung, đ ể có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì dinh dưỡng cần phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi. Trẻ cần nuôi sữa mẹ, sữa công thức, ngoài ra cần bổ sung thức ăn bên ngoài khi trẻ đã 6 tháng tuổi.Các lứa tuổi lớn hơn cần chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.
Vì sao trẻ hay bị loạn khuẩn ruột?
PGS Hà cũng cho biết, để có đường tiêu hoá khoẻ mạnh thì cần hệ vi sinh khỏe mạnh, cần nuôi dưỡng đúng cách, dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn, vệ sinh ăn uống sạch sẽ... Hệ vi sinh khỏe mạnh sẽ kích thích sự đáp ứng của hệ miễn dịch, và sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ.
Vậyhệ vi sinh đường ruột của trẻ có gì, trong hệvi sinh đường ruộtcó vi khuẩn, virut và nấm. Khi bé nằm trong bụng mẹ đường ruột hoàn toàn là vô khuẩn khi bé sinh ra ngoài tiếp xúc bầu vú mẹ, tiếp xúc vi sinh vật trên da mẹ, đường âm đạo của mẹ trong bầu sữa sẽthiết lập vi sinh vật đầu tiên và sự đa dạng của vi sinh vật ấy nó phụ thuộc vào chế độ bà mẹ nuôi conthế nào, chotrẻ ăn bổ sung sớmhay muộn.Khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột tứclà hệ vi sinh đấy nó mất cân bằng. Vì là hệ vi sinh được thiết lập bởi cách thức bà mẹ nuôi con, chăm con cách thức bà mẹ cho trẻ ăn, nên nhữnghành động ấy nó ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột vàđâylà vấn đề chủ yếu nhất. Nhiều nghiên cứu trên thế giới thấy rằng, những bạn ăn chế độ ăn đầy chất bột đường thì nó sẽ ưu thế các vi sinh vật chuyển hóa chất bột đường, còn nếu mà ăn chế độ ăn giàu chất đạm thì ưu thế vi sinh vật chuyển hóa các chất đạm, tương tự như vậy với chất béo, chính vì thế khẩu phần ăn cân đối chính là một cách để làm các vi khuẩn ôn hòa cộng vào với nhau phù hợp. Khi mà chế độ ăn của chúng ta bị ảnh hưởng có thể ít hơn so với bình thường, nhiều hơn so với bình thường bất cân bằng của tỷ lệ đấy chắc chắn dẫn đến loạn khuẩn đường ruột.
Ngoàira, nhân thứ 2 dẫn đến loạn khuẩn ruộtcòn là các bệnh lý trong đường ruột như tiêu chảy, táo bón, ruột viêm hoặc do thuốc, kháng sinh, thuốc trong bệnh lý dạ dày tá tràng khi loạn khuẩn ruột dẫn đến nôn chớ, tiêu chảy và ảnh hưởng đến sự phát triển của các em bé.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cho trẻ, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các thành phần chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cùng với đó, để hệ vi sinh đường ruột của trẻ khoẻ mạnh thì phải phụ thuộc vào cách thức nuôi con, chăm sóc và dinh dưỡng của người chăm trẻ ngay từ khi trẻ được sinh ra.
H.Nguyên
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Vitamin K giúp xương khỏe mạnh và ngừa bệnh tim mạch
5 mẹo tăng sức đề kháng cho trẻ rất hiệu quả
Mắc bệnh động kinh có nên mang thai?
Đồng tính “giả” - cần can thiệp kịp thời
Đánh giá