24 July, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Hiện cháu đang uống thuốc kích trứng nhưng mấy tháng rồi cũng chưa có thai. Xin hỏi bệnh của cháu có điều trị được không? Cháu nghe nói có thể gặp các biến chứng khi kích trứng? Vì sao như vậy?
Đào Thị Thịnh (daothinh@gmail.com)
Đa số các trường hợp rối loạn phóng noãn việc điều trị là phục hồi chức năng phóng noãn của buồng trứng, trong đó phải sử dụng các loại thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng. Thông thường, tỷ lệ có thai đạt được sau mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng khoảng 30%.
Ảnh minh họa
Kích trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm tạo các nang noãn trưởng thành, tăng khả năng phóng noãn (rụng trứng) để thụ thai hoặc sử dụng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp gặp những tác dụng không mong muốn, nhất là hội chứng quá kích buồng trứng. Các biến chứng có thể xảy ra khi kích trứng: chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo và có thể gây nhiễm khuẩn nếu dụng cụ không được khử trùng cẩn thận. Có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc làm teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó nó còn làm tăng nguy cơ đa thai và có thể gây vô sinh do hết nang nguyên thủy. Dù đã có những bước tiến mới trong điều trị hiếm muộn, liệu pháp kích thích buồng trứng vẫn là một hành trình đòi hỏi không ít sự kiên nhẫn, quyết tâm của người bệnh. Vì vậy, cháu cần chuẩn bị tốt về sức khỏe và ổn định tâm lý, phải tìm hiểu thông tin, sắp xếp thời gian phù hợp với việc điều trị, bởi phương pháp này cần một quá trình dài và tốn kém. Trong quá trình điều trị, cháu rất cần phải có sự theo dõi cẩn thận để tránh các biến chứng không mong muốn. Chúc cháu sớm có tin vui.
Ovaboost điều hòa chức năng buồng trứng hỗ trợ thụ thai.
BS. Kim Oanh
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Hệ tiêu hóa cân bằng tự nhiên có vai trò gì trong chữa biếng ăn ở trẻ?
Trầm cảm có thể làm thay đổi cấu trúc não
Chế độ ăn giúp tránh xa mụn trứng cá
Trọng lượng khi sinh cao tăng nguy cơ béo phì?
Thường xuyên chảy máu chân răng, bệnh gì?
Mắc nấm Candida sinh dục, có chữa khỏi?
Làm sao tránh căn bệnh giết nhiều phụ nữ nhất ?
Sùi mào gà, căn bệnh chủ yếu lây qua tình dục, đã truyền sang trẻ em thế nào?
Thai phụ thiếu hụt vitamin D gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ
Đánh giá