27 July, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Hệ nội tiết là mạng lưới các tuyến sản sinh và tiết hormone giúp kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm khả năng chuyển đổi calo thành năng lượng cho các tế bào và cơ quan. Hệ nội tiết ảnh hưởng đến nhịp tim, sự phát triển của xương và các mô, thậm chí là khả năng sinh em bé. Nó đóng vai trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa các bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, rối loạn các chức năng tình dục, và rất nhiều các rối loạn liên quan đến hormone.
Các tuyến nội tiết
Mỗi tuyến của hệ thống nội tiết giúp tiết hormone trong máu. Những hormone này di chuyển trong máu đến các tế bào và giúp kiểm soát hoặc hỗ trợ các quá trình diễn ra trong cơ thể.
Các tuyến nội tiết bao gồm:
- Tuyến thượng thận: 2 tuyến nằm trên cùng của 2 quả thận giải phóng hormone cortisol.
- Hypothalamus (vùng dưới đồi): một phần dưới não giữa báo hiệu cho tuyến yên khi giải phóng tuyến yên.
- Buồng trứng: cơ quan sinh sản của phụ nữ giúp rụng trứng và sản sinh hormone tình dục.
- Tế bào ruột tụy: các tế bào ở tuyến tụy kiểm soát hormone insulin và glucagon.
- Tuyến cận giáp: 4 tuyến nhỏ ở cổ đóng vai trò phát triển xương.
- Tuyến thông: tuyến gần trung tâm não liên quan đến quy định về giấc ngủ.
- Tuyến yên: tuyến nằm ở đáy não phía sau xoang. Nó được gọi là “ tuyến điều hành” bởi nó ảnh hưởng đến rất nhiều các tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Các vấn đề xảy ra với tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương, chu kì kinh nguyệt của phụ nữ, và tiết sữa.
- Tinh hoàn: tuyến sinh sản nam giới sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục.
- Tuyến ức: tuyến nằm phía trên ngực giúp phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể trong những năm đầu đời.
- Tuyến giáp: tuyến hình con bướm phía trước cổ giúp điều khiển quá trình trao đổi chất.
Ngay cả 1 tổn thương nhỏ nhất xảy ra với 1 hoặc 1 số trong những tuyến này cũng có thể làm mất đi sự cân bằng mỏng manh về hormone trong cơ thể bạn dẫn đến rối loạn nội tiết hoặc các bệnh về nội tiết.
Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết
Rối loạn nội tiết được xếp vào 2 loại:
- Các bệnh về nội tiết mà nguyên nhân là do các tuyến sản sinh quá ít hoặc quá nhiều hormone nội tiết, gọi là mất cân bằng hormone.
- Bệnh về nội tiết do sự phát triển của tổn thương (như khối u) trong hệ nội tiết, có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tới mức hormone trong cơ thể.
Rối loạn nội tiết
Hệ thống phản hồi nội tiết giúp điều chỉnh sự cân bằng hormone trong máu. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít một lượng hormone nhất định, hệ thống phản hồi sẽ báo hiệu cho tuyến hoặc các tuyến chức năng để điều chỉnh lại. Mất cân bằng hormone có thể xảy ra nếu hệ thống phản hồi này gặp trục trặc trong việc giữ hormone ở mức độ phù hợp trong máu hoặc cơ thể bạn không thanh lọc nó ra khỏi máu một cách hợp lí.
Tăng hoặc giảm hormone nội tiết có thể gây ra bởi:- Có vấn đề với hệ thống phản hồi nội tiết.
- Bệnh tật
- Một tuyến nào đó không có khả năng hỗ trợ tuyến khác tiết hormone (chẳng hạn như, một vấn đề xảy ra với vùng dưới đồi có thể làm rối loạn hormone ở tuyến yên).
- Rối loạn do di truyền, ví dụ như rối loạn đa thần kinh nội sọ (MEN) hoặc cường giáp bẩm sinh
- Viêm nhiễm
- Một tuyến nội tiết nào đó bị tổn thương
- Khối u ở 1 tuyến nội tiết nào đó
- Phần lớn các khổi u nội tiết không phải là ung thư. Chúng thường không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, một cục u trong tuyến có thể can thiệp đến sự sản sinh hormone.
Các loại rối loạn nội tiết
Có nhiều loại rối loạn nội tiết. Tiểu đường là loại rối loạn nội tiết thường gặp nhất.
Những rối loạn nội tiết khác bao gồm:
Suy tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận tiết quá ít hormone cortisol và đôi khi là aldosterone. Triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau bụng, thiếu nước và thay đổi trên da. Bệnh addision là một biểu hiện của suy thượng thận.
Bệnh cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát)
Tuyến yên sản sinh hormone quá mức dẫn đến tuyến thượng thận hoạt động quá tải. một bệnh tương tự gọi là hội chứng cushing xảy ra ở người, đặc biệt là những trẻ em dùng liều cao corticosteroid.
Phát triển quá mức và các vấn đề về hormone tăng trưởng khác
Nếu tuyến yên tiết quá nhiều hormone, xương của đứa bé và các bộ phận cơ thể có thể phát triển nhanh bất thường. Nếu hormone tăng trưởng quá thấp, đứa bé có thể không phát triển chiều cao.
Cường giáp
Tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone dẫn đến sụt cân, tăng nhịp tim, đổ mồ hôi và bồn chồn lo lắng. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cường giáp là rối loạn tự miễn gọi là bệnh Grave.
Giáp trạng
Tuyến giáp không tiết đủ hormone, dẫn đến mệt mỏi, táo bón, khô da, trầm cảm. Tuyến nội tiêt hoạt động kém có thể khiến trẻ chậm phát triển. Một số loại giáp trạng được biểu hiện khi sinh.
Bệnh lùn tuyến yên
Tuyến yên tiết quá ít hoặc không tiết hormone. Nguyên nhân có thể là do nhiều bệnh khác nhau. Những phụ nữ bị bệnh này có thể không có chu kì.
Đa u tuyến nội tiết I và II (MEN I và MEN II).
Những loại bệnh hiếm gặp mang tính di truyền trong gia đình. Chúng gây hình thành khối u ở tuyến cận giáp, thượng thận, tuyến giáp dẫn đến sản sinh hormone quá mức.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Sản xuất quá mức androgen ảnh hưởng tới sự phát triển của trứng và sự rụng trứng. Buồng trứng đa nang là nguyên nhân hang đầu dẫn đến vô sinh.
Dậy thì sớm
Dậy thì sớm bất thường xảy ra khi các tuyến nội tiết gửi tín hiệu cho cơ thể tiết ra hormone tình dục quá sớm.
Kiểm tra rối loạn nội tiết
Nếu bạn bị rối loạn nội tiết, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến 1 chuyên gia nội tiết. Chuyên gia này được đào tạo đặc biệt chuyên sâu về hệ thống nội tiết.
Triệu chứng của rối loạn nội tiết biến đổi rất đa dạng và tùy thuộc vào những tuyến nào có liên quan. Tuy nhiên, phần lớn những người bị bệnh nội tiết thường mệt mỏi và yếu ớt.
Kiểm tra máu và nước tiểu để kiểm tra mức hormone có thể giúp các bác sĩ xác định bạn có bị rối loạn nội tiết hay không. Kiểm tra bằng hình ảnh có thể giúp xác định vị trí khối u.
Điều trị rối loạn nội tiết thường phức tạp, bởi sự thay đổi mức hormone sẽ làm giảm lượng hormone khác. Bác sĩ hoặc chuyên gia của bạn có thể yêu cầu kiểm tra máu thường xuyên để kiểm tra các vấn đề hoặc xác định liệu bạn có cần chuẩn bị kế hoạch điều trị nào không.
Theo webmd.com
Medshop.vn dịch.
Các bài gần đây
Bị buồng trứng đa nang nên ăn và tránh thực phẩm nào?
Vitex siêu thảo dược hỗ trợ thụ thai?
Cây trinh nữ Chaste Tree Berry - thảo dược thần kỳ của phái nữ
Tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày
Làm thế nào để tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày?
6 cách tăng khả năng sinh sản tự nhiên ở nam giới
6 thảo dược tăng khả năng thụ thai tự nhiên
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Các câu hỏi thường gặp về VÔ SINH- HIẾM MUỘN ở nữ
Đánh giá