06 January, 2017 2 nhận xét Nhận xét
Tác giả
Robert L Barbieri, MD
David A Ehrmann, MD
Biên tập
Peter J Snyder, MD
William F Crowley, Jr, MD
Kathryn A Martin, MD - Deputy Editor
Tổng quan về buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang ( PCOS) gây rối loạn chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ do việc rụng trứng hàng tháng không diễn ra và mức androgen (hormone nam) tăng cao. Hội chứng này xảy ra với 5 -10 % phụ nữ. Mức androgen tăng cao đôi khi sẽ gây nên tình trạng lông trên mặt phát triển, mụn trứng cá, và/ hoặc tóc mỏng. Phần lớn phụ nữ, không phải là tất cả, bị buồng trứng đa nang thường bị tăng cân hoặc béo phì, họ có nguy cơ bị tiểu đường và hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ cao hơn. Với những phụ nữ bị PCOS muốn có con, thuốc hoặc tiêm hỗ trợ thụ thai là việc cần thiết để giúp họ rụng trứng.
Mặc dù buồng trứng đa nang không hoàn toàn chữa khỏi, vẫn có một số các chữa trị giúp làm giảm hoặc giảm thiểu các triệu chứng khó chịu. Hầu hết phụ nữ bị đa nang đều có cuộc sống bình thường mà không có biến chứng gì nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây nên buồng trứng đa nang
Nguyên nhân của buồng trứng đa nang chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh. Người ta cho rằng nồng độ bất thường của hormone tuyến yên luteinizing (LH) và mức hormone nam (androgen) cao gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của buồng trứng. Để giải thích cơ chế các hormone này gây nên triệu chứng buồng trứng đa nang, bạn cần hiểu rõ chu kì bình thường là như thế nào.
Chu kì kinh nguyệt bình thường
Não bộ (bao gồm tuyến yên), buồng trứng và tử cung thường theo một chuỗi các hoạt động mỗi lần 1 tháng, chuỗi này giúp cơ thể chuẩn bị cho tiến trình mang thai. Hai loại hormone, hormone kích thích nang trứng FSH và LH được tạo ra từ tuyến yên. 2 loại hormone khác là progesterone và estrogen được tạo ra bởi buồng trứng.
Trong nửa đầu chu kì, sẽ có sự gia tăng nhẹ lượng FSH để kích thích buồng trứng phát triển các nang có chứa trứng. Nang trứng sản xuất nhiều hơn lượng estrogen, khiến cho niêm mạc tử cung dày lên và tuyến yên sẽ sản xuất ra lượng lớn hormone LH. Sự tăng cao LH giữa chu kì này khiến trứng rụng ra từ buồng trứng (gọi là sự rụng trứng). Nếu trứng được thụ thai với tinh trùng nó sẽ phát triển thành phôi và nó sẽ đi qua ống dẫn trứng để vào tử cung. Sau khi rụng trứng, buồng trứng sẽ sản xuất cả progesterone và estrogen, chuẩn bị cho tử cung cấy phôi và mang thai.
Chu kì kinh nguyệt ở người bị buồng trứng đa nang
Với phụ nữ bị PCOS, có nhiều nang nhỏ (đường kính 4-9 mm) tích tụ trong buồng trứng, do đó gây nên buồng trứng đa nang. Tất cả những nang trứng này đều không thể lớn để đạt đến kích thước để xảy ra sự rụng trứng. Kết quả là, mức estrogen, progesterone, LH và FSH trở nên mất cân bằng.
Androgen thường được sản xuất ra bởi buồng trứng và tuyến thượng thận. Androgen bao gồm testosterone, androstenedione, dehydroepiandrosterone (DHEA), and DHEA sulfate (DHEA-S). Androgen có thể tăng ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang bởi vì mức LH cao, tuy nhiên cũng bởi vì nồng độ cao insulin thường thấy ở những người bị buồng trứng đa nang.
Triệu chứng buồng trứng đa nang
Sự thay đổi nồng độ hormone miêu tả trên đây gây nên những triệu chứng của buồng trứng đa nang PCOS, bao gồm không có hoặc rối loạn chu kì kinh nguyệt, phát triển nhiều lông trên cơ thể hay rụng tóc, mụn trứng cá, và khó có khả năng mang thai.
Các dấu hiệu và triệu chứng của buồng trứng đa nang thường bắt đầu vào khoảng những năm bạn dậy thì, tuy nhiên một số phụ nữ không có biểu hiện cho đến cuối thời kì dậy thì hoặc thậm chí là những năm đầu trưởng thành. Do sự thay đổi hormone khác nhau giữa những phụ nữ khác nhau, những bệnh nhân bị PCOS có thể bị mụn trứng cá nhẹ hoặc nặng, mọc lông trên mặt hay rụng tóc.
Rối loạn chu kì kinh nguyệt
Nếu quá trình rụng trứng không diễn ra, niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc tử cung) sẽ không bị bong ra và phát triển lại như trong chu kì bình thường. Thay vào đó, nội mạc tử cung trở nên dày hơn và bong ra bất thường, có thể dẫn đến chảy máu nhiều và/ hoặc kéo dài. Chu kì bất thường hoặc không có kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ phát triển quá mức nội mạc tử cung (hay còn gọi là tăng sản nội mạc tử cung) hoặc thậm chí là ung thư nội mạc tử cung.
Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường sẽ có ít hơn 6-8 chu kì một năm. Một số phụ nữ có chu kì bình thường trong thời kì dậy thì, và có thể bị rối loạn chu kì nếu họ bị thừa cân.
Fertilaid for women là thuốc điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Tăng cân và béo phì
Buồng trứng đa nang liên quan đến tăng cân từ từ và béo phì với ½ số phụ nữ mắc hội chứng này. Đối với 1 số phụ nữ bị PCOS, béo phì sẽ xảy ra vào thời kì dậy thì.
Rậm lông và mụn trứng cá
Lông phát triển (rậm lông) có thể thấy ở vùng môi trên, cằm, cổ, tóc mai, ngực, bụng trên và dưới, phần trên cánh tay và bên trong đùi. Mụn trứng cá là một vấn đề của da gây nên tình trạng da bị dầu và bị tắc trong các nang lông.
Bất thường về insulin
Buồng trứng đa nang liên quan đến sự gia tăng nồng độ insulin trong máu. Insulin là hormone được sản xuất bởi các tế bào chuyên biệt trong tuyến tụy, nó giúp điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi lượng đường glucose trong máu tăng (sau khi ăn chẳng hạn), những tế bào này sản sinh insulin giúp cơ thể dùng glucose để tạo ra năng lượng.
- Nếu nồng độ glucose không phản ứng với mức insulin bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất nhiều insulin hơn. Sự sản sinh quá mức insulin được gọi là hyperinsulinemia (tăng insulin).
- Khi tăng mức insulin là việc cần thiết để duy trì nồng độ glucose ở mức bình thường, cơ thể lúc đó gọi là kháng insulin.
- Khi mức glucose trong máu không được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí cả khi tăng lượng insulin, cơ thể đó gọi là không dung nạp glucose (đôi khi còn được coi là tiền tiểu đường).
- Nếu mức glucose trong máu liên tục tăng mặc dù nồng độ insulin tăng, người đó được cho là bị tiểu đường loại 2.
Những vấn đề trên có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra máu.
Kháng insulin và tăng insulin có thể xảy ra với cả những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có cân nặng bình thường hoặc thừa cân. Trong số những phụ nữ bị PCOS, có tới 35% người bị béo phì không dung nạp glucose (tiền tiểu đường) trước 40 tuổi, 10 % số phụ nữ béo phì bị tiểu đường loại 2. Nguy cơ bị những bệnh này cao hơn ở những phụ nữ bị buồng trứng đa nang so với những phụ nữ bình thường. Với những phụ nữ bị PCOS thuộc các gia đình có tiền sử bị tiểu đường, thừa cân hay béo phì cũng như tùy thuộc vào chủng tộc (đặc biệt là những người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha) có thể có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn.
Vô sinh hiếm muộn
Nhiều phụ nữ bị buồng trứng đa nang không rụng trứng bình thường, và họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để mang thai. Nếu sau 6- 12 tháng cố gắng mang thai mà không được, bạn cần đi khám kiểm tra tình trạng sinh sản.
Ovaboost giúp hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang và thụ thai thành công.
Bệnh tim
Những phụ nữ béo phì và những người kháng insulin hay bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị bệnh động mạch vành, là sự thu nhỏ động mạch - cung cấp máu đến tim. Người ta chưa chắc chắn là những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có nguy cơ cao bị những bệnh này hay không. Cả việc giảm cân và điều trị tình trạng bất thường insulin có thể giúp làm giảm nguy cơ này. Những phương pháp điều trị khác (như hạ thấp cholesterol, điều trị cao huyết áp) cũng được khuyến cáo.
Chẩn đoán buồng trứng đa nang
Không có kiểm tra riêng biệt nào để chẩn đoán tình trang buồng trứng đa nang. Bạn có thể chẩn đoán PCOS qua những triệu chứng, kiểm tra máu, hay kiểm tra thể lực. Nhóm các chuyên gia đã xác định rằng 1 phụ nữ có từ 2/3 những triệu chứng sau sẽ bị buồng trứng đa nang:
- Chu kì kinh nguyệt không đều gây nên bởi tình trạng không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên.
- Các dấu hiệu về gia tăng lượng androgen. Những dấu hiệu này dựa trên những biểu hiện nêu trên (rậm lông, mụn trứng cá, rụng tóc) hay kiểm tra máu (cho kết quả hormone androgen cao).
- Buồng trứng đa nang siêu âm trên vùng xương chậu.
Thêm vào đó, còn có những nguyên nhân khác của việc tăng cao androgen và rối loạn kinh nguyệt (như tăng sản thượng thận bẩm sinh, các khối u tiết ra androgen, hay nồng độ prolactin trong máu cao).
Kiểm tra máu để xác định có phải những bệnh nào khác gây nên các triệu chứng kia hay không. Kiểm tra máu về khả năng mang thai, mức prolactin, hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) là cần thiết. Nồng độ insulin không dùng để chẩn đoán buồng trứng đa nang một phần bởi vì mức insulin thường cao ở những người thừa cân và còn bởi vì không có nồng độ insulin nào được dùng để chẩn đoán PCOS.
Nếu đã xác nhận bị buồng trứng đa nang, lượng glucose và cholesterol trong máu sẽ thể hiện điều đó. Cuộc xét nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng là cách tốt nhất để chẩn đoán tiền tiểu đường hoặc tiểu đường. Nồng độ glucose lúc đói thường bình thường kể cả khi bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường. Nhiều bác sĩ phòng khám điều trị cho bệnh nhân bị buồng trứng đa nang cũng khuyên kiểm tra tình trạng ngưng thở khi ngủ với những câu hỏi hoặc nghiên cứu giấc ngủ trong phòng thí nghiệm. Ở những phụ nữ với mức độ rậm lông vừa phải hoặc quá nhiều, kiểm tra máu về nồng độ testosterone và dehydroepiandrosterone sulfate (DHEA-S cần được thực hiện.
Tất cả những phụ nữ được chẩn đoán là bị buồng trứng đa nang cần được kiểm tra bởi chuyên gia tư vấn sức khỏe thường xuyên. Các triệu chứng của PCOS có vẻ như nhỏ nhặt và phiền phức và việc điều trị có vẻ như không cần thiết. Tuy nhiên, không điều trị PCOS có thể tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tổng thể theo thời gian.
Theo Theo uptodate.com
Medshop.vn dịch
Các bài liên quan
Các câu hỏi thường gặp về VÔ SINH- HIẾM MUỘN ở nữ
Các câu hỏi về VÔ SINH - HIẾM MUỘN ở NAM giới.
Fertilaid điều trị Vô sinh - hiếm muộn như thế nào?
Tổng quan về Vô sinh - Hiếm muộn
Chào bạn Phượng,
Mã vạch thông thường của các nước là mã vạch 13 chữ số EAN-13. Trên các sp Fertilaid cũng như hầu hết các sp của medshop nhập từ Mỹ đều là mã vạch UPC-A hay EAN.UCC-12 #mã_vạch_12_số nhé.
Cảm ơn bạn đã liên hệ với shop!
minhg mua muốn myo-ínitol và ovaboost nhưng ko biết mã vạch sp của nước nào. Lh mình theo số 0971936827 nhé