23 May, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Nguyễn Thị Huế (Lào Cai)
Sau sinh, cơ thể có nhiều thay đổi kể cả về nội tiết, cân nặng kèm theo các thay đổi về xã hội khi có thêm thành viên mới, gia tăng trách nhiệm... Do đó, phụ nữ sau sinh ít nhiều nguy cơ bị trầm cảm, suy nhược. Chóng mặt có thể xảy ra như một bệnh nhưng cũng có thể là hậu quả của các tình trạng trên, đặc biệt do ăn kém, mất ngủ, lo âu. Ngoài ra, tình trạng hoa mắt, chóng mặt cũng thường gặp trong thời gian cho con bú có thể do nhiều nguyên nhân như: thay đổi huyết áp (tụt huyết áp hay tăng huyết áp), thiếu máu, thiếu canxi... Trước mắt, em cần đo huyết áp, nghỉ ngơi, bồi dưỡng cơ thể, bổ sung sắt, canxi, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, sản phụ cần tự điều chỉnh sinh hoạt bằng cách tập thể dục, tăng cường dinh dưỡng, nhờ người hỗ trợ trong việc chăm sóc con để có thể nghỉ ngơi và ngủ đủ thì triệu chứng có thể giảm mà không cần dùng thuốc.
Nếu sau 1 tuần không thấy cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, bạn cần đi khám để bác sĩ đánh giá toàn diện và nếu cần sẽ dùng thuốc phù hợp.
ThS.BS. Bùi Hồng Thu
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Người bị chóng mặt nên bổ sung vitamin gì ?
Bà bầu uống paracetamol, con dễ bị các rối loạn hành vi
Đừng để bị chóng mặt vì thiếu nước
Đánh giá